Thông tư số 192/2016/TT-BQP Thông tư Quy định việc áp dụng các hình thức kỷ luật, trình tự, thủ tục, thời hiệu, thời hạn và thẩm quyền xử lý kỷ luật trong Bộ Quốc phòng
09:55 29/10/2018
Thông tư số 192/2016/TT-BQP Thông tư Quy định việc áp dụng các hình thức kỷ luật, trình tự, thủ tục, thời hiệu, thời hạn và thẩm quyền xử lý kỷ luật trong..
- Thông tư số 192/2016/TT-BQP Thông tư Quy định việc áp dụng các hình thức kỷ luật, trình tự, thủ tục, thời hiệu, thời hạn và thẩm quyền xử lý kỷ luật trong Bộ Quốc phòng
- Thông tư số 192/2016/TT-BQP
- Hỏi đáp luật dân sự
- 19006500
- Tác giả:
- Đánh giá bài viết
Thông tư số 192/2016/TT-BQP
BỘ QUỐC PHÒNG |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 192/2016/TT-BQP |
Hà Nội, ngày 26 tháng 11 năm 2016 |
THÔNG TƯ
QUY ĐỊNH VIỆC ÁP DỤNG CÁC HÌNH THỨC KỶ LUẬT, TRÌNH TỰ, THỦ TỤC, THỜI HIỆU, THỜI HẠN VÀ THẨM QUYỀN XỬ LÝ KỶ LUẬT TRONG BỘ QUỐC PHÒNG
Căn cứ Luật sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam ngày 21 tháng 12 năm 1999; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam ngày 03 tháng 6 năm 2008 và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam ngày 27 tháng 11 năm 2014;
Căn cứ Luật nghĩa vụ quân sự ngày 19 tháng 6 năm 2015;
Căn cứ Luật quân nhân chuyên nghiệp, công nhân và viên chức quốc phòng ngày 26 tháng 11 năm 2015;
Căn cứ Nghị định số 35/2013/NĐ-CP ngày 22 tháng 4 năm 2013 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Quốc phòng;
Theo đề nghị của Tổng Tham mưu trưởng;
Bộ trưởng Bộ Quốc phòng ban hành Thông tư Quy định việc áp dụng các hình thức kỷ luật, trình tự, thủ tục, thời hiệu, thời hạn và thẩm quyền xử lý kỷ luật trong Bộ Quốc phòng.
Chương I
NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG
Điều 1. Phạm vi điều chỉnh
Thông tư này quy định việc áp dụng các hình thức kỷ luật, trình tự, thủ tục, thời hiệu, thời hạn và thẩm quyền xử lý kỷ luật trong Bộ Quốc phòng.
Điều 2. Đối tượng áp dụng
1. Thông tư này áp dụng đối với sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, hạ sĩ quan, binh sĩ (sau đây gọi chung là quân nhân), công nhân quốc phòng, viên chức quốc phòng và các cơ quan, đơn vị, cá nhân có liên quan.
2. Các đối tượng sau đây vi phạm pháp luật của nhà nước, điều lệnh, điều lệ của quân đội thì cũng áp dụng Thông tư này để xem xét, xử lý kỷ luật:
a) Người làm việc trong cơ quan, tổ chức thuộc Ban Cơ yếu Chính phủ;
b) Người lao động hợp đồng đang phục vụ trong các cơ quan, đơn vị thuộc Bộ Quốc phòng;
c) Quân nhân dự bị trong thời gian tập trung huấn luyện, diễn tập, kiểm tra sẵn sàng động viên, sẵn sàng chiến đấu;
d) Dân quân, tự vệ phối thuộc với Quân đội trong chiến đấu, phục vụ chiến đấu và trong thời gian tập trung huấn luyện hoặc làm nhiệm vụ khác theo quy định của pháp luật.
đ) Công dân được trưng tập vào phục vụ trong Quân đội.
Điều 3. Nguyên tắc xử lý kỷ luật
1. Mọi vi phạm kỷ luật phải được phát hiện, ngăn chặn kịp thời và phải bị xử lý nghiêm minh; hậu quả do vi phạm kỷ luật gây ra phải được khắc phục theo đúng quy định của pháp luật.
2. Việc xử lý vi phạm kỷ luật được tiến hành nhanh chóng, chính xác, công khai, khách quan, đúng thẩm quyền, bảo đảm công bằng, đúng quy định của pháp luật.
3. Việc xử phạt vi phạm kỷ luật phải căn cứ vào tính chất, mức độ, hậu quả vi phạm, đối tượng vi phạm và tình tiết giảm nhẹ, tình tiết tăng nặng.
4. Nghiêm cấm mọi hành vi xâm phạm thân thể, danh dự, nhân phẩm của quân nhân, công nhân và viên chức quốc phòng trong quá trình xem xét xử lý kỷ luật; không áp dụng các hình thức kỷ luật khác thay cho hình thức kỷ luật được pháp luật quy định.
5. Không áp dụng hình thức kỷ luật tước danh hiệu quân nhân và buộc thôi việc đối với nữ quân nhân, công nhân và viên chức quốc phòng khi mang thai, nghỉ thai sản, nuôi con dưới 12 tháng tuổi.
6. Không áp dụng hình thức kỷ luật giáng cấp bậc quân hàm đối với quân nhân chuyên nghiệp đang giữ cấp bậc quân hàm thiếu úy; không áp dụng hình thức kỷ luật hạ bậc lương đối với quân nhân chuyên nghiệp, công nhân và viên chức quốc phòng đang hưởng lương bậc 1.
7. Khi xử lý kỷ luật, ngoài hình thức kỷ luật đối với từng hành vi vi phạm nếu vi phạm gây thiệt hại về vật chất, người vi phạm còn phải bồi thường. Tài sản, tiền, vật chất do hành vi vi phạm mà có, phải được xử lý theo đúng quy định của pháp luật.
8. Mỗi hành vi vi phạm pháp luật chỉ xử lý một hình thức kỷ luật. Nếu cùng một lần vi phạm kỷ luật, người vi phạm có nhiều hành vi vi phạm khác nhau thì phải xem xét, kết luận, làm rõ mức độ vi phạm và hình thức kỷ luật đối với từng hành vi vi phạm, nhưng chỉ áp dụng hình thức kỷ luật chung cho các hành vi vi phạm và không vượt quá hình thức kỷ luật của hành vi có mức xử phạt cao nhất.
9. Người chỉ huy, chính ủy, chính trị viên (sau đây gọi chung là người chỉ huy) các cấp phải chịu trách nhiệm về tình hình vi phạm kỷ luật, vi phạm pháp luật của quân nhân thuộc quyền; tùy tính chất, mức độ vi phạm, hậu quả gây ra của vụ việc và mức độ liên quan đến trách nhiệm của người chỉ huy trực tiếp và trên một cấp để xác định hình thức kỷ luật theo quy định tại Thông tư này.
>>> Tải Thông tư số 192/2016/TT-BQP
Bài viết tham khảo:
- Nơi khám chữa bệnh ban đầu của thân nhân quân nhân chuyên nghiệp
- Quân nhân đào ngũ thì có phải ngồi tù không?
Để được tư vấn chi tiết về thông tư số 192/2016/TT-BQP, quý khách vui lòng liên hệ tới tổng đài tư vấn dân sự 24/7 19006500 để được tư vấn chi tiết hoặc gửi câu hỏi về Email: [email protected]. Chúng tôi sẽ giải đáp toàn bộ câu hỏi của quý khách một cách tốt nhất.
Luật Toàn Quốc xin chân thành cảm ơn./