Tài sản chung của vợ chồng có phải chia cho con riêng của chồng không?
10:09 20/06/2019
Tài sản chung của vợ chồng có phải chia cho con riêng của chồng phụ thuộc vào thỏa thuận giữa vợ và chồng có đem tài sản chung để thực hiện nghĩa vụ riêng.
- Tài sản chung của vợ chồng có phải chia cho con riêng của chồng không?
- tài sản chung
- Tin tức tổng hợp
- 19006500
- Tác giả:
- Đánh giá bài viết
Tài sản chung của vợ chồng có phải chia cho con riêng của chồng không ?
Câu hỏi của bạn:
Chào Luật sư,
Cho em hỏi chồng em đã ly hôn và có 2 đứa con, hiện nay do vợ cũ nuôi 2 đứa trẻ. Vậy sau này tài sản em và chồng cùng làm ra thì có phải chia cho hai đứa con riêng không vậy?
Xin cảm ơn,
Câu trả lời của Luật sư:
Chào bạn!
Trước tiên, xin trân trọng cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi đề nghị tư vấn đến phòng tư vấn pháp luật qua email – Luật Toàn Quốc. Chúng tôi xin đưa ra quan điểm tư vấn như sau:
Cơ sở pháp lý:
Nội dung tư vấn:
+ Thứ nhất, theo quy định tại Điều 33 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 thì:
Tài sản chung của vợ chồng gồm tài sản do vợ, chồng tạo ra, thu nhập do lao động, hoạt động sản xuất, kinh doanh, hoa lợi, lợi tức phát sinh từ tài sản riêng và thu nhập hợp pháp khác trong thời kỳ hôn nhân, trừ trường hợp được quy định tại khoản 1 Điều 40 của Luật này; tài sản mà vợ chồng được thừa kế chung hoặc được tặng cho chung và tài sản khác mà vợ chồng thỏa thuận là tài sản chung.” Vì vậy, tài sản do hai vợ chồng bạn làm ra trong thời kỳ hôn nhân là tài sản chung của vợ chồng. Việc chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản chung do vợ chồng thỏa thuận.
+ Thứ hai, nghĩa vụ, quyền của cha mẹ không trực tiếp nuôi con sau ly hôn đó là:
“1. Cha, mẹ không trực tiếp nuôi con có nghĩa vụ tôn trọng quyền của con được sống chung với người trực tiếp nuôi.
2. Cha, mẹ không trực tiếp nuôi con có nghĩa vụ cấp dưỡng cho con.
3. Sau khi ly hôn, người không trực tiếp nuôi con có quyền, nghĩa vụ thăm nom con mà không ai được cản trở.”.
Mặc dù, chồng bạn không trực tiếp nuôi con nhưng chồng bạn vẫn phải có nghĩa vụ và trách nhiệm đối với việc chăm sóc và nuôi dưỡng hai đứa trẻ, ngoài ra nếu mẹ của hai đứa trẻ yêu cầu cấp dưỡng thì chồng bạn vẫn phải có nghĩa vụ cấp dưỡng với đứa trẻ. Các quyền và nghĩa vụ giữa cha và con của chồng bạn và hai đứa trẻ kia không chấm dứt. Nếu các quyền và nghĩa vụ đó liên quan đến tài sản mà chồng bạn phải thực hiện thì tài sản được lấy ra từ tài sản riêng của chồng bạn.
Tài sản riêng của vợ, chồng được hiểu là “1. Tài sản riêng của vợ, chồng gồm tài sản mà mỗi người có trước khi kết hôn; tài sản được thừa kế riêng, được tặng cho riêng trong thời kỳ hôn nhân; tài sản được chia riêng cho vợ, chồng theo quy định tại các điều 38, 39 và 40 của Luật này; tài sản phục vụ nhu cầu thiết yếu của vợ, chồng và tài sản khác mà theo quy định của pháp luật thuộc sở hữu riêng của vợ, chồng.
Tài sản được hình thành từ tài sản riêng của vợ, chồng cũng là tài sản riêng của vợ, chồng. Hoa lợi, lợi tức phát sinh từ tài sản riêng trong thời kỳ hôn nhân được thực hiện theo quy định tại khoản 1 Điều 33 và khoản 1 Điều 40 của Luật này.” (Điều 43 Luật Hôn nhân và gia đình 2014).
Tóm lại, chồng bạn vẫn phải có nghĩa vụ chăm sóc, nuôi dưỡng đối với hai đứa trẻ. Nếu các quyền và nghĩa vụ liên quan đến tài sản thì được lấy từ tài sản riêng của chồng bạn. Nếu chồng bạn không có tài sản riêng, chỉ có tài sản là phần tài sản trong khối tài sản chung thì vợ chồng bạn có thể thỏa thuận lấy một phần tài sản chung để chồng thực hiện nghĩa vụ riêng hoặc có thể chia tài sản chung rồi sau đó chồng bạn thực hiện nghĩa vụ riêng. Tài sản chung của vợ chồng bạn không phải chia cho hai đứa trẻ, tuy nhiên hai đứa trẻ vẫn có quyền thừa kế đối với phần tài sản của người chồng theo quy định của pháp luật.
Để được tư vấn chi tiết về tài sản chung, quý khách vui lòng liên hệ tới tổng đài tư vấn pháp luật hôn nhân gia đình 19006500 để được tư vấn chi tiết hoặc gửi câu hỏi về Email: [email protected]. Chúng tôi sẽ giải đáp toàn bộ câu hỏi của quý khách một cách tốt nhất.
Luật Toàn Quốc xin chân thành cảm ơn.
Liên kết tham khảo:
- Tư vấn pháp luật lao động miễn phí 24/7: 1900.6178
- Tư vấn pháp luật hôn nhân và gia đình miễn phí 24/7: 1900.6178
- Tư vấn pháp luật đất đai miễn phí 24/7: 1900.6178;
- Tư vấn pháp luật hình sự miễn phí 24/7: 1900.6178;
- Tư vấn pháp luật dân sự miễn phí 24/7: 1900.6178;
- Tư vấn pháp luật doanh nghiệp miễn phí 24/7: 1900.6178;