• Đoàn luật sư Thành phố Hà Nội
  • Công ty Luật TNHH Toàn Quốc
  • MST: 0108718004

Luật sư tư vấn gọi: 1900 6500

Dịch vụ tư vấn trực tiếp: 0918243004

Sửa lỗi kỹ thuật vi bằng được quy định như thế nào? vui lòng tham khảo bài viết dưới đây để hiểu rõ hơn quy định của pháp luật về vấn đề này:

  • Sửa lỗi kỹ thuật vi bằng được quy định như thế nào?
  • sửa lỗi kỹ thuật vi bằng
  • Tư vấn luật chung
  • 19006500
  • Tác giả:
  • Đánh giá bài viết

SỬA LỖI KỸ THUẬT VI BẰNG

Kiến thức của bạn:

     Quy định của pháp luật về sửa lỗi kỹ thuật vi bằng

Kiến thức của Luật sư:

Cơ sở pháp lý:

  • Thông tư liên tịch 09/2014/TTLT-BTP-TANDTC-VKSNDTC-BTC hướng dẫn thực hiện thí điểm chế định thừa phát lại

Nội dung kiến thức về sửa lỗi kỹ thuật vi bằng:

1. Vi bằng là gì?

     Vi bằng là văn bản do Thừa phát lại lập, ghi nhận sự kiện, hành vi được dùng làm chứng cứ trong xét xử và trong các quan hệ pháp lý khác.

2. Giá trị pháp lý của vi bằng

Theo quy định của pháp luật, vi bằng có giá trị pháp lý như sau:

  • Vi bằng do Thừa phát lại lập là nguồn chứng cứ để Tòa án xem xét khi giải quyết vụ án và là căn cứ để thực hiện các giao dịch hợp pháp theo quy định của pháp luật
  • Trong quá trình đánh giá, xem xét giá trị chứng cứ của vi bằng, nếu xét thấy cần thiết, Tòa án, Viện Kiểm sát nhân dân có thể triệu tập Thừa phát lại để làm rõ tính xác thực của vi bằng.

3. Sửa lỗi kỹ thuật vi bằng

Theo quy định tại điều 7 thông tư liên tịch 09/2014/TTLT-TANDTC-VKSNDTC-BTC:

Điều 8. Sửa chữa lỗi kỹ thuật vi bằng

1. Trong trường hợp có sai sót về kỹ thuật trong khi ghi chép, đánh máy, in ấn vi bằng mà việc sửa chữa không làm ảnh hưởng đến tính xác thực của vi bàng thì Thừa phát lại có trách nhiệm sửa lỗi đó. Việc sửa chữa lỗi kỹ thuật của vi bằng phải được thực hiện bằng văn bản, do Thừa phát lại lập, ký và đóng dấu của Văn phòng Thừa phát lại.

Trong trường hợp vi bằng đã được giao cho người yêu cầu và đăng ký tại Sở Tư pháp thì Thừa phát lại phải thông báo bằng văn bản việc sửa chữa lỗi kỹ thuật cho người yêu cầu và Sở Tư pháp biết. Sở Tư pháp phải có văn bản thông báo việc chấp nhận hoặc không chấp nhận việc sửa đổi, bổ sung cho Thừa phát lại và người yêu cầu biết.

2. Vi bằng có từ hai trang trở lên thì từng trang phải được đánh số thứ tự và đóng dấu giáp lai.

     Trong quá trình lập vi bằng, khó có thể tránh khỏi những sai sót về kỹ thuật khi ghi chép, đánh máy... Việc sửa chữa vi bằng trong những trường hợp này được quy định tại Điều 8 Thông tư liên tịch 09/2014/TTLT- BTP-TANDTC-VKSNDTC-BTC,  cụ thể như sau:

  • Trường hợp có sai sót về kỹ thuật trong khi ghi chép, đánh máy, in ấn vi bằng mà việc sửa chữa không làm ảnh hưởng đến tính xác thực của vi bằng thì Thừa phát lại có trách nhiệm sửa lỗi đó. Việc sửa chữa lỗi kỹ thuật của vi bằng phải được thực hiện bằng văn bản, do Thừa phát lại lập, ký và đóng dấu của văn phòng Thừa phát lại.

     Trường hợp vi bằng đã giao cho người yêu cầu và đăng ký tại Sở Tư pháp thì Thừa phát lại phải thông báo bằng văn bản cho việc sửa chữa lỗi kỹ thuật cho người yêu cầu và Sở Tư pháp biết. Sở Tư pháp phải có văn bản thông báo việc chấp nhận hoặc không chấp nhận việc sửa đổi, bổ sung cho Thừa phát lại và người yêu cầu biết.

  • Vi bằng có từ hai trang trở lên thì từng trang phải được đánh số thứ tự và đóng dấu.
Ngoài ra, có thể tham khảo thêm các bài viết:

     Trên đây là quy định của pháp luật về sửa chữa vi bằng. Nếu còn bất cứ vướng mắc nào, bạn vui lòng liên hệ tới Tổng đài tư vấn luật dân sự miễn phí 24/7: 19006500 để gặp trực tiếp luật sư tư vấn và  để  yêu cầu  cung cấp dịch vụ. Hoặc gửi nội dung tư vấn qua email: [email protected]. Chúng tôi luôn mong nhận được ý kiến đóng góp của quý khách hàng để chúng tôi ngày càng trở lên chuyên nghiệp hơn.

     Xin chân thành cảm ơn sự đồng hành của quý khách hàng!

     Trân trọng ./.

     Liên kết ngoài tham khảo:

Tư vấn miễn phí gọi: 1900 6178