Sự khác nhau giữa chi nhánh và văn phòng đại diện
14:52 26/08/2019
Khác nhau giữa chi nhánh và văn phòng đại diện. Hoạt động của chi nhánh cũng như văn phòng đại diện nhân danh chủ sở hữu doanh nghiệp hoặc người đứng đầu ...
- Sự khác nhau giữa chi nhánh và văn phòng đại diện
- khác nhau giữa chi nhánh và văn phòng đại diện
- Pháp luật doanh nghiệp
- 19006500
- Tác giả:
- Đánh giá bài viết
SỰ KHÁC NHAU GIỮA CHI NHÁNH VÀ VĂN PHÒNG ĐẠI DIỆN
Kiến thức của bạn:
Sự khác nhau giữa chi nhánh và văn phòng đại diện
Kiến thức của luật sư:
Cơ sở pháp lý
Nội dung tư vấn
Khoản 7 Điều 4 Luật doanh nghiệp 2014 quy định:
-
Chi nhánh công ty
Khoản 1, Điều 45, Luật doanh nghiệp 2015 định nghĩa:
"Chi nhánh là đơn vị phụ thuộc của doanh nghiệp, có nhiệm vụ thực hiện toàn bộ hoặc một phần chức năng của doanh nghiệp kể cả chức năng đại diện theo ủy quyền. Ngành, nghề kinhdoanh của chi nhánh phải đúng với ngành, nghề kinh doanh của doanh nghiệp."
Cho nên chi nhánh có quyền ký các hợp đồng kinh tế nhân danh chi nhánh và đóng dấu chi nhánh.
2. Văn phòng đại diện
Khoản 2, Điều 45, Luật doanh nghiệp 2015 quy định:
"Văn phòng đại diện là đơn vị phụ thuộc của doanh nghiệp, có nhiệm vụ đại diện theo ủy quyền cho lợi ích của doanh nghiệp và bảo vệ các lợi ích đó".
Vì vậy văn phòng đại diện không được trực tiếp kinh doanh. Tuy không được ký kết các hợp đồng kinh tế với dấu của Văn phòng đại diện, nhưng vẫn ký kết hợp đồng theo sự ủy quyền của công ty đã mở Văn phòng đại diện đó sẽ đóng dấu doanh nghiệp. [caption id="attachment_26717" align="aligncenter" width="515"] Khác nhau giữa chi nhánh và văn phòng đại diện[/caption]
3. Sự khác nhau giữa chi nhánh và văn phòng đại diện
a. Giống nhau
– Đều là đơn vị phụ thuộc của một công ty (ngân hàng, công ty, tổ chức kinh doanh..)
– Không có tư cách pháp nhân
– Đại diện theo ủy quyền của chủ doanh nghiệp hoặc người đứng đầu tổ chức.
– Hoạt động của chi nhánh cũng như văn phòng đại diện nhân danh chủ sở hữu doanh nghiệp hoặc người đứng đầu tổ chức đó.
b. Khác nhau
Chi nhánh | Văn phòng đại diện | |
Phạm vi | Chi nhánh của một doanh nghiệp được tổ chức và hoạt động trong đơn vị phạm vi ranh giới quốc gia | Văn phòng đại diện hoạt động theo khu vực, có thể ngoài phạm vi lãnh thổ quốc gia, tùy thuộc vào quy mô doanh nghiệp, tổ chức |
Công việc, nghiệp vụ | Được phép thực hiện các công việc, nghiệp vụ như doanh nghiệp mẹ của mình | Không được phép thực hiện các nghiệp vụ liên quan đến doanh nghiệp mẹ |
Hoạt động | Là đơn vị phụ thuộc có thể thuê mướn lao động và có phạm vi quyền hạn cao hơn, có thể thực hiện1 phần/toàn bộ hoạt động sinh lợi nhuận trực tiếp (như ký hợp đồng mua bán hang hóa, dịch vụ của công ty). | Là đơn vị phụ thuộc có thể thuê mướn lao động (hợp đồng lao động), xúc tiến thương mại (hợp đồng quảng cáo xúc tiến sản phẩm), nhưng không được thực hiện hoạt động sinh lợi nhuận trực tiếp. |
Luật Toàn Quốc mong là những gì chúng tôi tư vấn nêu trên sẽ giúp cho quý khách có thêm những kiến thức tốt nhất về lĩnh lực vực pháp luật. Còn bất cứ vướng mắc gì quý khách vui lòng liên hệ Tổng đài tư vấn luật doanh nghiệp miễn phí 24/7: 19006500 để gặp luật sư tư vấn trực tiếp và yêu cầu cung cấp dịch vụ hoặc gửi qua Email: [email protected]
Chúng tôi xin chân thành cảm ơn sự đồng hành của quý khách.
Trân trọng!.
Liên kết tham khảo: