• Đoàn luật sư Thành phố Hà Nội
  • Công ty Luật TNHH Toàn Quốc
  • MST: 0108718004

Luật sư tư vấn gọi: 1900 6500

Dịch vụ tư vấn trực tiếp: 0918243004

Sự khác nhau giữa chi nhánh và địa điểm kinh doanh ... Ngoài ra về thủ tục thành lập chi nhánh và địa điểm kinh doanh có sự khác nhau ...

  • Sự khác nhau giữa chi nhánh và địa điểm kinh doanh
  • khác nhau giữa chi nhánh và địa điểm kinh doanh
  • Pháp luật doanh nghiệp
  • 19006500
  • Tác giả:
  • Đánh giá bài viết

 SỰ KHÁC NHAU GIỮA CHI NHÁNH VÀ ĐỊA ĐIỂM KINH DOANH

Kiến thức của bạn:

     Sự khác nhau giữa chi nhánh và địa điểm kinh doanh

Kiến thức của luật sư:

Cơ sở pháp lý

 Nội dung tư vấn      Khoản 16 Điều 4 Luật Doanh nghiệp quy định:

Điều 4. Giải thích từ ngữ

Trong Luật này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:

...16. Kinh doanh là việc thực hiện liên tục một, một số hoặc tất cả các công đoạn của quá trình, đầu tư, từ sản xuất đến tiêu thụ sản phẩm hoặc cung ứng dịch vụ trên thị trường nhằm mục đích sinh lợi.

  1. Chi nhánh công ty

     Khoản 1, Điều 45, Luật doanh nghiệp 2015 định nghĩa:

     “Chi nhánh là đơn vị phụ thuộc của doanh nghiệp, có nhiệm vụ thực hiện toàn bộ hoặc một phần chức năng của doanh nghiệp kể cả chức năng đại diện theo ủy quyền. Ngành, nghề kinhdoanh của chi nhánh phải đúng với ngành, nghề kinh doanh của doanh nghiệp.”

   Theo đó, Chi nhánh là đơn vị phụ thuộc của công ty, thực hiện toàn bộ hoặc một phần chức năng của doanh nghiệp. Theo đó chi nhánh thực hiện cả chức năng kinh doanh và chức năng đại diện theo ủy quyền.

     2. Địa điểm kinh doanh

     Khoản 3, Điều 45, Luật doanh nghiệp 2015 định nghĩa:

     "Địa điểm kinh doanh là nơi mà doanh nghiệp tiến hành hoạt động kinh doanh cụ thể".

     Do đó, Địa điểm kinh doanh: là nơi thực hiện hoạt động kinh doanh cụ thể của doanh nghiệp có thể là trụ sở chính hoặc không [caption id="attachment_26789" align="aligncenter" width="310"]Khác nhau giữa chi nhánh và địa điểm kinh doanh Khác nhau giữa chi nhánh và địa điểm kinh doanh[/caption]

     3. Sự khác nhau giữa chi nhánh và địa điểm kinh doanh

     Thứ nhất, về tổ chức hạch toán, kế toán và kê khai thuế

     + Chi nhánh có thể hoạch toán phụ thuộc hoặc độc lập. Như vậy chi nhánh có thể đăng ký mã số thuế riêng, hóa đơn riêng.

     + Địa điểm kinh doanh hoàn toàn phụ thuộc vào trụ sở chính. Hình thức kê khai thuế tập trung. Sử dụng hóa đơn của công ty. Hoạt động theo sự chỉ đạo của công ty.

     Thứ hai, về con dấu

     + Chi nhánh được phép đăng ký và sử dụng con dấu cho hoạt động của chi nhánh.

     + Địa điểm kinh doanh không được đăng ký và sử dụng con dấu.

     Thứ ba, phạm vi thành lập

     + Chi nhánh công ty có thể đặt tại tỉnh thành phố trực thuộc trung ương khác không phải tỉnh thành phố đặt trụ sở chính của doanh nghiệp.

     + Địa điểm kinh doanh chỉ được phép mở ở cùng tỉnh thành phố trực thuộc trung ương nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính hoặc đặt chi nhánh.

     Ngoài ra về thủ tục thành lập chi nhánh và địa điểm kinh doanh có sự khác nhau.

     Luật Toàn Quốc mong là những gì chúng tôi tư vấn nêu trên sẽ giúp cho quý khách có thêm những kiến thức tốt nhất về lĩnh lực vực pháp luật. Còn bất cứ vướng mắc gì quý khách vui lòng liên hệ Tổng đài tư vấn luật doanh nghiệp miễn phí 24/7: 19006500 để gặp luật sư tư vấn trực tiếp và yêu cầu cung cấp dịch vụ hoặc gửi qua Email: lienhe@luattoanquoc.com

     Chúng tôi xin chân thành cảm ơn sự đồng hành của quý khách. 

     Trân trọng!.                                                                                                       

     Liên kết tham khảo:

Tư vấn miễn phí gọi: 1900 6178