• Đoàn luật sư Thành phố Hà Nội
  • Công ty Luật TNHH Toàn Quốc
  • MST: 0108718004

Luật sư tư vấn gọi: 1900 6500

Dịch vụ tư vấn trực tiếp: 0918243004

Sử dụng trái phép tài sản được hiểu là việc người có hành vi vi phạm khai thác công dụng, hưởng hoa lợi, lợi tức từ tài sản

  • Sử dụng trái phép tài sản bị xử lý thế nào theo pháp luật
  • Sử dụng trái phép tài sản bị xử lý thế nào
  • Tin tức tổng hợp
  • 19006500
  • Tác giả:
  • Đánh giá bài viết

Sử dụng trái phép tài sản bị xử lý thế nào

Câu hỏi về sử dụng trái phép tài sản bị xử lý thế nào

     Chào luật sư. Lời đầu tiên cho tôi được chúc luật sư và gia đình, cùng toàn thể cộng sự của luật sư sức khỏe, may mắn, hạnh phúc và thành công.

     Xin phép luật sư cho tôi hỏi: sử dụng trái phép tài sản bị xử lý thế nào theo pháp luật hiện hành?

Câu trả lời về sử dụng trái phép tài sản bị xử lý thế nào

     Chào bạn, Luật Toàn Quốc xin cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi về sử dụng trái phép tài sản bị xử lý thế nào, chúng tôi xin đưa ra quan điểm tư vấn về sử dụng trái phép tài sản bị xử lý thế nào như sau:

1. Cơ sở pháp lý về sử dụng trái phép tài sản bị xử lý thế nào

2. Nội dung tư vấn về sử dụng trái phép tài sản bị xử lý thế nào

     Trong câu hỏi của bạn, chúng tôi hiểu rằng hiện nay bạn đang thắc mắc là: “sử dụng trái phép tài sản bị xử lý thế nào". Với nội dung câu hỏi trên, căn cứ vào các quy định của Bộ luật hình sự năm 2015, Nghị định 167/2013 và các văn bản pháp lý liên quan, chúng tôi xin đưa ra quan điểm tư vấn như sau:

2.1. Hành vi sử dụng trái phép tài sản bị xử lý thế nào có thể bị xử phạt vi phạm hành chính

Tại điều 15 Nghị định 167/2013/NĐ-CP quy định về việc xử phạt vi phạm hành chính hành vi vi phạm quy định về gây thiệt hại đến tài sản của người khác như sau:

Điều 15. Vi phạm quy định về gây thiệt hại đến tài sản của người khác

1. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:

a) Trộm cắp tài sản;

b) Công nhiên chiếm đoạt tài sản của người khác;

c) Dùng thủ đoạn gian dối hoặc bỏ trốn để chiếm đoạt tài sản của người khác;

d) Sử dụng trái phép tài sản của người khác.

........................

3. Hình thức xử phạt bổ sung: Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính đối với hành vi quy định tại Điểm a, b, c Khoản 1; Điểm c, đ, e Khoản 2 Điều này.

4. Người nước ngoài có hành vi vi phạm hành chính quy định tại Khoản 1 và Khoản 2 Điều này, thì tùy theo mức độ vi phạm có thể bị áp dụng hình thức xử phạt trục xuất khỏi nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

[caption id="attachment_152790" align="aligncenter" width="425"]Sử dụng trái phép tài sản bị xử lý thế nào Sử dụng trái phép tài sản bị xử lý thế nào[/caption]

     Theo quy định của pháp luật hiện nay, ta có thể hiểu sử dụng trái phép tài sản được hiểu là việc người có hành vi vi phạm khai thác công dụng, hưởng hoa lợi, lợi tức từ tài sản khi chưa được chủ sở hữu tài sản đồng ý. 

     Hiện nay, hành vi sử dụng trái phép tài sản thì sẽ bị phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng

2.2. Hành vi sử dụng trái phép tài sản bị xử lý thế nào có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự

Tại điều quy định về tội sử dụng trái phép tài sản như sau:

Điều 177. Tội sử dụng trái phép tài sản

1. Người nào vì vụ lợi mà sử dụng trái phép tài sản của người khác trị giá từ 100.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng, đã bị xử lý kỷ luật, xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này hoặc đã bị kết án về tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm hoặc dưới 500.000.000 đồng nhưng tài sản là di vật, cổ vật nếu không thuộc trường hợp quy định tại Điều 219 và Điều 220 của Bộ luật này, thì bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 02 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm.

..........................

4. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm.

     Theo quy định trên, nếu một người sử dụng trái phép tài sản của người khác trị giá từ 100.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng, đã bị xử lý kỷ luật, xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này hoặc đã bị kết án về tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm hoặc dưới 500.000.000 đồng nhưng tài sản là di vật, cổ vật nếu không thuộc trường hợp quy định tại Điều 219 và Điều 220 của BLHS thì bị truy cứu trách nhiệm hình sự

     Tóm lại, hành vi sử dụng trái phép tài sản là hành vi trái pháp luật. Hành vi này tùy từng trường hợp mà có thể bị xử phạt vi phạm hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự

     Bài viết tham khảo:

     Để được tư vấn chi tiết về Sử dụng trái phép tài sản bị xử lý thế nào, quý khách vui lòng liên hệ tới tổng đài tư vấn pháp luật hình sự 24/7: 19006500 để được tư vấn chi tiết hoặc gửi câu hỏi về Email:[email protected]. Chúng tôi sẽ giải đáp toàn bộ câu hỏi của quý khách một cách tốt nhất.

     Luật Toàn Quốc xin chân thành cảm ơn./.

     Chuyên viên: An Dương

Tư vấn miễn phí gọi: 1900 6178