Trong bối cảnh giao thông hiện đại, việc tuân thủ các quy định về giấy tờ là điều cần thiết. Một trong những tình huống phổ biến mà người lái xe có thể gặp phải là việc bị tạm giữ giấy đăng ký xe. Điều này đặt ra câu hỏi: “Liệu người lái có thể tiếp tục lái xe không?”
Quyết định xử phạt vi phạm hành chính được quy định như thế nào?
10:20 27/08/2019
Quyết định xử phạt vi phạm hành chính được quy định như thế nào: Nghị định 81/2013/NĐ-CP Hướng dẫn một số nội dung được quy định trong luật xử....
- Quyết định xử phạt vi phạm hành chính được quy định như thế nào?
- quyết định xử phạt vi phạm hành chính
- Hỏi đáp luật hành chính
- 19006500
- Tác giả:
- Đánh giá bài viết
QUYẾT ĐỊNH XỬ PHẠT VI PHẠM HÀNH CHÍNH
Kiến thức của bạn:
Quyết định xử phạt vi phạm hành chính được quy định như thế nào trong xử lý vi phạm hành chính?
Câu trả lời của luật sư:
Căn cứ pháp lý:
- Luật xử lý vi phạm hành chính 2012
- Nghị định 81/2013/NĐ-CP Hướng dẫn một số nội dung được quy định trong luật xử lý vi phạm hành chính.
Nội dung tư vấn : Khoản 2 Điều 2 Luật Xử lý vi phạm hành chính quy định:
Điều 2. Giải thích từ ngữ
Trong Luật này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
...2. Xử phạt vi phạm hành chính là việc người có thẩm quyền xử phạt áp dụng hình thức xử phạt, biện pháp khắc phục hậu quả đối với cá nhân, tổ chức thực hiện hành vi vi phạm hành chính theo quy định của pháp luật về xử phạt vi phạm hành chính.
1. Ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính
Được quy định cụ thể tại điều 67 Luật xử lý vi phạm hành chính 2012:
Điều 67. Ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính
"1. Trường hợp một cá nhân, tổ chức thực hiện nhiều hành vi vi phạm hành chính mà bị xử phạt trong cùng một lần thì chỉ ra 01 quyết định xử phạt, trong đó quyết định hình thức, mức xử phạt đối với từng hành vi vi phạm hành chính.
2. Trường hợp nhiều cá nhân, tổ chức cùng thực hiện một hành vi vi phạm hành chính thì có thể ra 01 hoặc nhiều quyết định xử phạt để quyết định hình thức, mức xử phạt đối với từng cá nhân, tổ chức.
3. Trường hợp nhiều cá nhân, tổ chức thực hiện nhiều hành vi vi phạm hành chính khác nhau trong cùng một vụ vi phạm thì có thể ra 01 hoặc nhiều quyết định xử phạt để quyết định hình thức, mức xử phạt đối với từng hành vi vi phạm của từng cá nhân, tổ chức.
4. Quyết định xử phạt có hiệu lực kể từ ngày ký, trừ trường hợp trong quyết định quy định ngày có hiệu lực khác."
Vậy với trường hợp một cá nhân hoặc tổ chức thực hiện nhiều hành vi vi phạm hành chính trong cùng một lần thì chỉ được ra 1 quyết định xử phạt, còn với cá nhân tổ chức thực hiện một hành vi thì có thể ra 1 hoặc nhiều quyết định xử phạt. Với trường hợp thực hiện nhiều hành vi cùng một vụ việc thì có thể ra 1 hoặc nhiều quyết định xử phạt. [caption id="attachment_27624" align="aligncenter" width="400"] Quyết định xử phạt vi phạm hành chính[/caption]
2. Thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính.
Được căn cứ tại điều 73 Luật xử lý vi phạm hành chính 2012 quy định:
Điều 73. Thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính
1. Cá nhân, tổ chức bị xử phạt vi phạm hành chính phải chấp hành quyết định xử phạt trong thời hạn 10 ngày, kể từ ngày nhận quyết định xử phạt vi phạm hành chính; trường hợp quyết định xử phạt vi phạm hành chính có ghi thời hạn thi hành nhiều hơn 10 ngày thì thực hiện theo thời hạn đó.
Trường hợp cá nhân, tổ chức bị xử phạt khiếu nại, khởi kiện đối với quyết định xử phạt vi phạm hành chính thì vẫn phải chấp hành quyết định xử phạt, trừ trường hợp quy định tại khoản 3 Điều 15 của Luật này. Việc khiếu nại, khởi kiện được giải quyết theo quy định của pháp luật.
2. Người có thẩm quyền xử phạt đã ra quyết định xử phạt có trách nhiệm theo dõi, kiểm tra việc chấp hành quyết định xử phạt của cá nhân, tổ chức bị xử phạt và thông báo kết quả thi hành xong quyết định cho cơ quan quản lý cơ sở dữ liệu về xử lý vi phạm hành chính của Bộ Tư pháp, cơ quan tư pháp địa phương.
Khi ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính xong, thì cá nhân tổ chức bị xử phạt vi phạm hành chính phải chấp hành quyết định xử phạt trong vòng 10 ngày từ ngày nhận quyết định ( trừ trường hợp quyết định xử phạt vi phạm hành chính có quy định khác).
Trường hợp không đồng ý với quyết định xử phạt vi phạm hành chính đó thì cá nhân, tổ chức có thể khiếu nại, khiếu kiện quyết định đó.
3. Thời hiệu thi hành quyết định xử phạt vi phạt vi phạm hành chính
Được quy định tại điều 74 Luật này, cụ thể:
Điều 74. Thời hiệu thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính
"1. Thời hiệu thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính là 01 năm, kể từ ngày ra quyết định, quá thời hạn này thì không thi hành quyết định đó nữa, trừ trường hợp quyết định xử phạt có hình thức xử phạt tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính, áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả thì vẫn phải tịch thu tang vật, phương tiện thuộc loại cấm lưu hành, áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả trong trường hợp cần thiết để bảo vệ môi trường, bảo đảm giao thông, xây dựng và an ninh trật tự, an toàn xã hội.
2. Trong trường hợp cá nhân, tổ chức bị xử phạt cố tình trốn tránh, trì hoãn thì thời hiệu nói trên được tính kể từ thời điểm chấm dứt hành vi trốn tránh, trì hoãn."
Vậy thời hiệu để thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính là 1 năm, kể từ ngày ra quyết định. Với trường hợp cá nhân tổ chức bị xử phạt cố tình trốn tránh thì thời hiệu để thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính trên được tính từ thời điểm chấm dứt hành vi trốn tránh.
Bạn có thể tham khảo một số bài viết:
Tải mẫu quyết định xử phạt trong vi phạm hành chính
Tải mẫu quyết định xử phạt vi phạm trong hành chính theo thủ tục xử phạt không lập biên bản
Nếu còn bất cứ vướng mắc nào, bạn vui lòng liên hệ tới Tổng đài tư vấn luật hành chính miễn phí 24/7 :19006500 để gặp trực tiếp luật sư tư vấn và để yêu cầu cung cấp dịch vụ. Hoặc Gửi nội dung tư vấn qua Email: [email protected].Chúng tôi luôn mong nhận được ý kiến đóng góp để chúng tôi ngày càng trở lên chuyên nghiệp hơn!
Xin chân thành cảm ơn sự đồng hành của quý khách hàng!
Trân trọng ./.
Liên kết tham khảo:
- Tư vấn pháp luật đất đai miễn phí 24/7: 1900.6178;
- Tư vấn pháp luật hôn nhân gia đình miễn phí 24/7: 1900.6178;
- Tư vấn pháp luật hình sự miễn phí 24/7: 1900.6178;
- Tư vấn pháp luật lao động miễn phí 24/7: 1900.6178;
- Tư vấn pháp luật dân sự miễn phí 24/7: 1900.6178;
- Tư vấn pháp luật doanh nghiệp miễn phí 24/7: 19006500