Quyền và nghĩa vụ của bên nhận cầm cố theo quy định của pháp luật mới nhất
09:20 22/06/2019
Quyền và nghĩa vụ của bên nhận cầm cố theo quy định của pháp luật: yêu cầu người chiếm hữu, sử dụng trái pháp luật tài sản cầm cố trả lại tài sản đó
- Quyền và nghĩa vụ của bên nhận cầm cố theo quy định của pháp luật mới nhất
- Quyền và nghĩa vụ của bên nhận cầm cố
- Tin tức tổng hợp
- 19006500
- Tác giả:
- Đánh giá bài viết
QUYỀN VÀ NGHĨA VỤ CỦA BÊN NHẬN CẦM CỐ
Kiến thức của bạn:
Quyền và nghĩa vụ của bên nhận cầm cố theo quy định của pháp luật mới nhất
Kiến thức của Luật sư:
Cơ sở pháp lý
Nội dung tư vấn Bộ luật dân sự năm 2015 quy định như sau:
Điều 292. Biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ
Các biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ bao gồm:
1. Cầm cố tài sản.
2. Thế chấp tài sản
3. Đặt cọc.
4. Ký cược.
5. Ký quỹ.
6. Bảo lưu quyền sở hữu.
7. Bảo lãnh.
8. Tín chấp.
9. Cầm giữ tài sản.
- Quyền của bên nhận cầm cố
Thứ nhất, yêu cầu người chiếm hữu, sử dụng trái pháp luật tài sản cầm cố trả lại tài sản đó. Với tư cách là chủ thể chiếm hữu hợp pháp đối với tài sản cầm cố nên người nhận cầm cố có quyền truy đòi lại tài sản nếu bị người khác chiếm hữu, sử dụng trái pháp luật tài sản đó.
Thứ hai, xử lý tài sản cầm cố theo phương thức đã thỏa thuận hoặc theo quy định của pháp luật để khấu trừ nghĩa vụ của bên có nghĩa vụ. Bên nhận cầm cố tài sản được xử lý tài sản cầm cố nếu đến thời hạn mà bên có nghĩa vụ trong quan hệ nghĩa vụ được bảo đảm bằng cầm cố không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ.
Thứ ba, được khai thác công dụng của tài sản cầm cố và được hưởng hoa lợi, lợi tức từ tài sản cầm cố nếu được bên cầm cố cho phép.
Thứ tư, được thanh toán chi phí hợp lý bảo quản tài sản cầm cố khi trả lại tài sản cho bên cầm cố. Nếu bên nhận cầm cố đã thực tế bỏ ra các chi phí cần thiết cho việc bảo quản, giữ gìn tài sản cầm cố thanh toán chi phí đó dù tài sản cầm cố được trả lại hay đã bị xử lý. [caption id="attachment_10884" align="aligncenter" width="300"] quyền và nghĩa vụ của bên nhận cầm cố[/caption]
- Nghĩa vụ của bên nhận cầm cố.
Thứ nhất, bảo quản, giữ gìn tài sản cầm cố. Nghĩa vụ này được coi là cơ sở để xác định trách nhiệm bồi thường thiệt hại đối với tài sản cầm cố. Bên nhận cầm cố phải bồi thường thiệt hại nếu có lỗi trong việc bảo quản dẫn đến tài sản cầm cố bị thiệt hại bất luận tài sản đó là do bên nhận cầm cố hay do người thứ ba giữ.
Thứ hai, không được phép sử dụng, định đoạt tài sản cầm cố nếu không được bên cầm cố đồng ý. Bên nhận cầm cố chỉ có quyền chiếm hữu tài sản cầm cố, vì vậy, nếu không có sự đồng ý của bên cầm cố, mọi hành vi nhằm sử dụng hoặc định đoạt tài sản cầm cố đều bị coi là hành vi xâm phạm quyền sở hữu tài sản của bên cầm cố.
Thứ ba, phải trả lại tài sản cầm cố khi nghĩa vụ được bảo đảm bằng cầm cố chấm dứt hoặc được thay thế bằng biện pháp bảo đảm khác.
Luật Toàn Quốc hy vọng những gì chúng tôi cung cấp nêu trên sẽ giúp cho quý khách hiểu được phần nào quy định của pháp luật về quyền và nghĩa vụ của bên nhận cầm cố. Còn bất cứ vướng mắc gì quý khách vui lòng liên hệ tới Tổng đài tư vấn luật dân sự miễn phí 24/7: 1900 6178 để gặp Luật sư tư vấn trực tiếp và yêu cầu cung cấp dịch vụ hoặc gửi thư về Email: [email protected].
Xin chân thành cảm ơn sự đồng hành của quý khách.
Trân trọng /./.
Liên kết tham khảo:
- Tổng đài tư vấn pháp luật miễn phí 24/7: 1900.6178
- Tư vấn pháp luật lao động miễn phí 24/7: 1900.6178
- Tư vấn pháp luật đất đai miễn phí 24/7: 1900.6178;
- Tư vấn pháp luật hình sự miễn phí 24/7: 1900.6178;
- Tư vấn pháp luật hôn nhân miễn phí 24/7: 1900.6178;
- Tư vấn pháp luật doanh nghiệp miễn phí 24/7: 1900.6178;