• Đoàn luật sư Thành phố Hà Nội
  • Công ty Luật TNHH Toàn Quốc
  • MST: 0108718004

Luật sư tư vấn gọi: 1900 6500

Dịch vụ tư vấn trực tiếp: 0918243004

Quyền của người quản lý di sản: Đại diện cho những người thừa kế trong quan hệ với người thứ ba liên quan đến di sản thừa kế; Được hưởng thù lao...

  • Quyền của người quản lý di sản
  • quyền của người quản lý di sản
  • Tin tức tổng hợp
  • 19006500
  • Tác giả:
  • Đánh giá bài viết

QUYỀN CỦA NGƯỜI QUẢN LÝ DI SẢN

Kiến thức của bạn:

      Quyền của người quản lý di sản theo quy định tại Điều 618 BLDS 2015.

Kiến thức của Luật sư:

Cơ sở pháp lý:

  • Bộ Luật Dân sự 2015

Nội dung câu trả lời:

     Điều 618, Bộ Luật dân sự 2015 quy định  về quyền của người quản lý di sản như sau:

   

1. Người quản lý di sản quy định tại khoản 1 và khoản 3 Điều 616 của Bộ luật này có quyền sau đây: a) Đại diện cho những người thừa kế trong quan hệ với người thứ ba liên quan đến di sản thừa kế; b) Được hưởng thù lao theo thỏa thuận với những người thừa kế; c) Được thanh toán chi phí bảo quản di sản. 2. Người đang chiếm hữu, sử dụng, quản lý di sản quy định tại khoản 2 Điều 616 của Bộ luật này có quyền sau đây: a) Được tiếp tục sử dụng di sản theo thỏa thuận trong hợp đồng với người để lại di sản hoặc được sự đồng ý của những người thừa kế; b) Được hưởng thù lao theo thỏa thuận với những người thừa kế; c) Được thanh toán chi phí bảo quản di sản. 3. Trường hợp không đạt được thỏa thuận với những người thừa kế về mức thù lao thì người quản lý di sản được hưởng một khoản thù lao hợp lý.

     Như vậy người quản lý di sản trong trường hợp là người được chỉ định trong di chúc hoặc do những người thừa kế thỏa thuận cử ra và trường hợp chưa xác định được người thừa kế và di sản chưa có người quản lý thì di sản do cơ quan nhà nước có thẩm quyền quản lý thì được quyền quản lý toàn bộ tài sản là di sản thừa kế; được quyền yêu cầu người thuê, mượn, thuê khoán tài sản là di sản thừa kế phải giao lại tài sản đó khi hợp đồng hết hạn; được quyền yêu cầu người đang chiếm hữu thực tế tài sản là di sản phải giao lại tài sản đó; được quyền đại diện cho những người thừa kế trong quan hệ với người thứ ba liên quan đến di sản thừa kế.

     Người quản lý di sản trong những trường hợp này được hưởng thù lao nếu có thỏa thuận với những người thừa kế. Việc người quản lý di sản có được hưởng thù lao đối với việc quản lý di sản hay không cần xét theo các trường hợp sau:

     Thứ nhất, nếu họ là người được xác định trong di chúc:

     Người quản lý di sản trong trường hợp này chỉ được hưởng thù lao nếu người để lại di sản đã xác định trong di chúc. Nếu di chúc không xác định việc họ được hưởng thù lao thì người này sẽ không được hưởng thù lao. Tuy nhiên, họ có thể từ chối việc quản lý tài sản.

     Thứ hai, nếu họ là người được người để lại di sản khi còn sống ủy quyền quản lý tài sản:

     Là một bên trong hợp đồng ủy quyền nên quyền và nghĩa vụ của người quản lý di sản trong trường hợp này hoàn toàn được xác định theo nội dung của hợp đồng ủy quyền. Vì vậy, nếu hợp đồng ủy quyền có thỏa thuận về việc hưởng thù lao thì họ mới được quyền hưởng thù lao trong việc quản lý di sản.

     Thứ ba, nếu họ là người được những người thừa kế thỏa thuận cử ra:

     Người quản lý tài sản trong trường hợp này có được hưởng thù lao hay không hoàn toàn tùy thuộc vào sự thỏa thuận giữa họ với người thừa kế.

     Thứ tư, nếu họ là người thuê, mượn tài sản:

     Theo quy định về hợp đồng thuê, mượn tài sản thì người thuê, mượn tài sản có quyền khai thác công dụng của tài sản trong thời hạn thuê, mượn và có nghĩa vụ bảo quản, giữ gìn tài sản. Vì vậy, họ không có quyền được hưởng thù lao trong việc quản lý di sản.

     Thứ năm, nếu họ là người cùng quản lý, sử dụng khối di sản đó với người để lại di sản khi còn sống:

     Là người được sử dụng di sản trong thời gian chưa chia nên người quản lý di sản trong trường hợp này cũng không được hưởng thù lao trong việc quản lý di sản.

     Thứ sáu, nếu là cơ quan nhà nước có thẩm quyền:

     Việc quản lý di sản trong trường hợp này là theo quy định của pháp luật mà hoàn toàn không phải từ ý chí của các chủ thể nên không thể có thỏa thuận về việc được hưởng thù lao hay không.

     Về chi phí đã bỏ ra trong việc quản lý di sản: dù không quy định ở điều luật nhưng chi phí quản lý di sản là một trong các khoản chi phí liên quan đến thừa kế phải được thanh toán trước khi di sản thừa kế được chia cho người thừa kế theo quy định của BLDS. Vì vậy, nếu trong quá trình quản lý di sản mà người quản lý di sản đã thực tế  bỏ ra những chi phí hợp lý trong việc bảo quản di sản thì phần chi phí đó phải được thanh toán cho họ.

     Trên đây là những quy định của pháp luật về quyền của người quản lý di sản . Còn bất cứ vướng mắc gì quý khách vui lòng liên hệ tới Tổng đài tư vấn luật dân sự miễn phí 24/7: 1900 6178 để gặp Luật sư tư vấn trực tiếp và yêu cầu cung cấp dịch vụ hoặc gửi thư về Email: [email protected].

     Xin chân thành cảm ơn sự đồng hành của quý khách. 

     Trân trọng /./.               

Liên kết tham khảo:

Tư vấn miễn phí gọi: 1900 6178