• Đoàn luật sư Thành phố Hà Nội
  • Công ty Luật TNHH Toàn Quốc
  • MST: 0108718004

Luật sư tư vấn gọi: 1900 6500

Dịch vụ tư vấn trực tiếp: 0918243004

vốn pháp định của các tổ chức tín dụng là số vốn điều lệ thực góp hoặc được cấp tối thiểu để bảo đảm cho các Tổ chức tín dụng được cấp giấy phép

  • Quy định về vốn pháp định của các tổ chức tín dụng
  • Vốn pháp định của các tổ chức tín dụng
  • Tư vấn luật chung
  • 19006500
  • Tác giả:
  • Đánh giá bài viết

VỐN PHÁP ĐỊNH CỦA CÁC TỔ CHỨC TÍN DỤNG

Câu hỏi về vốn pháp định của các tổ chức tín dụng

Thưa Luật sư, tôi đang có câu hỏi thắc mắc mong được giải đáp như sau: Hiện nay, quy định về vốn pháp định của các tổ chức tín dụng là như thế nào? cần bao nhiêu vốn pháp định khi một tổ chức tín dụng được thành lập. Xin chân thành cảm ơn.

Câu trả lời về vốn pháp định của các tổ chức tín dụng

     Chào bạn, Luật Toàn Quốc cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi về vốn pháp định của các tổ chức tín dụng, chúng tôi xin đưa ra quan điểm tư vấn về vốn pháp định của các tổ chức tín dụng như sau:

1. Căn cứ pháp lý về vốn pháp định của các tổ chức tín dụng

2. Nội dung tư vấn về vốn pháp định của các tổ chức tín dụng

Vốn pháp định của một tổ chức tín dụng là một trong số những điều kiện để tổ chức tín dụng đó được xem xét cấp giấy phép hoạt động. Vốn pháp định có thể nói là nguồn vốn không thể bị lưu động trong quá trình hoạt động của một tổ chức tín dụng. Với câu hỏi của bạn, theo quy định pháp luật, chúng tôi xin đưa ra quan điểm tư vấn như sau:

2.1. Vốn pháp định là gì?

     - Vốn pháp định là số vốn điều lệ thực góp hoặc được cấp tối thiểu để bảo đảm cho các Tổ chức tín dụng được cấp giấy phép thành lập và hoạt động. Mức vốn pháp định do Chính phủ quy định đối với từng loại hình tổ chức tín dụng. Cụ thể, theo danh mục mức vốn pháp định của tổ chức tín dụng ban hành kèm theo nghị định 10/2011/NĐ-CP sửa đổi nghị định 141/2006/NĐ-CP về ban hành danh mục mức vốn pháp định của các tổ chức tín dụng quy định mức vốn pháp định của các tổ chức tín dụng như sau:

  • Đối với ngân hàng: đa số vốn pháp định là 3000 tỷ đồng riêng Ngân hàng chính sách và ngân hàng phát triển là 5000 tỷ đồng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài là 15 triệu USD.
  • Đối với tổ chức tín dụng phi ngân hàng: Công ty tài chính là 500 tỷ đồng, công ty cho thuê tài chính là 150 tỷ đồng.    

     - Khoản 1 điều 29 thông tư 40/2011/TT-NHNN quy định vốn điều lệ của ngân hàng thương mại là vốn đã được chủ sở hữu thực cấp hoặc vốn đã được các cổ đông, các thành viên góp vốn thực góp và được ghi trong Điều lệ ngân hàng. Vốn điều lệ của ngân hàng có thể được tăng từ các nguồn sau:

  • Quỹ dự trữ bổ sung vốn điều lệ; Quỹ thặng dư vốn cổ phần; lợi nhuận để lại và các quỹ khác theo quy định của pháp luật;
  • Phát hành cổ phiếu ra công chúng, phát hành cổ phiếu riêng lẻ;
  • Chuyển đổi từ trái phiếu chuyển đổi thành cổ phiếu phổ thông;
  • Vốn do chủ sở hữu, thành viên góp vốn cấp thêm;
  • Các nguồn khác theo quy định của pháp luật.

     - Khoản 2 điều 29 thông tư 40/2011/TT-NHNN quy định vốn được cấp của chi nhánh ngân hàng nước ngoài là vốn đã được ngân hàng mẹ thực cấp cho chi nhánh ngân hàng nước ngoài và được ghi trong Giấy phép. Vốn được cấp của chi nhánh ngân hàng nước ngoài có thể được tăng từ các nguồn sau:

  • Lợi nhuận để lại;
  • Vốn do ngân hàng mẹ cấp thêm;
  • Các nguồn vốn khác theo quy định của pháp luật.
[caption id="attachment_127904" align="aligncenter" width="600"] Vốn pháp định của các tổ chức tín dụng[/caption]

2.2. Duy trì giá trị thực của vốn điều lệ, vốn được cấp

     Khoản 2 điều 19 Luật các tổ chức tín dụng quy định:

    

 

"2. Tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài phải duy trì giá trị thực của vốn điều lệ hoặc vốn được cấp tối thiểu bằng mức vốn pháp định."

    Theo quy định tại điều 6 của thông tư 36/2014/TT-NHNN, giá trị thực của vốn điều lệ, vốn được cấp của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài là giá trị còn lại của vốn điều lệ, vốn được cấp. Tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài tính giá trị còn lại của vốn điều lệ, vốn được cấp khi:

  • Trích lập đầy đủ dự phòng rủi ro theo quy định của pháp luật;
  • Tính đầy đủ các khoản thu nhập và chi phí theo quy định của pháp luật để xác định kết quả kinh doanh.

     Giá trị thực của vốn điều lệ, vốn được cấp được xác định bằng vốn điều lệ thực góp, vốn được cấp, cộng (trừ) lợi nhuận lũy kế chưa phân phối (lỗ lũy kế chưa xử lý), các quỹ trích từ lợi nhuận sau thuế (không bao gồm qu khen thưởng, phúc lợi, quỹ thưởng ban điều hành).      Kết luận: theo quy định trên, tùy thuộc từng loại hình hoạt động của tổ chức tín dụng mà vốn pháp định cũng có sự khác biệt. 

     Một số bài viết có nội dung tham khảo:

     Để được tư vấn chi tiết về vốn pháp định của các tổ chức tín dụng, quý khách vui lòng liên hệ tới Tổng đài tư vấn pháp luật ngân hàng: 19006500 để được tư vấn chi tiết hoặc gửi câu hỏi về Email:[email protected]. Chúng tôi sẽ giải đáp toàn bộ câu hỏi của quý khách một cách tốt nhất.

     Luật Toàn Quốc xin chân thành cảm ơn./. Chuyên viên: Quỳnh Dinh

Tư vấn miễn phí gọi: 1900 6178