• Đoàn luật sư Thành phố Hà Nội
  • Công ty Luật TNHH Toàn Quốc
  • MST: 0108718004

Luật sư tư vấn gọi: 1900 6500

Dịch vụ tư vấn trực tiếp: 0918243004

Thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính về hóa đơn có gì thay đổi trong nghị định mới? Hãy cùng Luật Toàn Quốc tìm hiểu trong bài viết dưới đây.

  • Quy định về thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính về hóa đơn
  • Thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính về hóa đơn
  • Tư vấn luật hành chính
  • 19006500
  • Tác giả:
  • Đánh giá bài viết

Câu hỏi của bạn:

Xin chào luật sư! Luật sư cho tôi hỏi thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính về hóa đơn được pháp luật quy định như thế nào?

Câu trả lời của Luật sư:

     Chào bạn, Luật Toàn Quốc xin cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi về thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính về hóa đơn, chúng tôi xin đưa ra quan điểm tư vấn như sau:

Cơ sở pháp lý:

      1.Thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính về hóa đơn là gì?

     Theo khoản 1 Điều 3 Thông tư 39/2014/TT-BTC của Bộ tài chính có quy định: 

Hóa đơn là chứng từ do người bán lập, ghi nhận thông tin bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ theo quy định của pháp luật...

     Theo Khoản 2 Điều 2 Nghị định 125/2020/NĐ-CP: 

2.Vi phạm hành chính về hóa đơn là hành vi có lỗi do tổ chức, cá nhân thực hiện vi phạm quy định của pháp luật về hóa đơn mà không phải là tội phạm và theo quy định của pháp luật phải bị xử phạt vi phạm hành chính.

     Theo Khoản 2 Điều 2 Luật Xử lí vi phạm hành chính 2012 quy định: 

2. Xử phạt vi phạm hành chính là việc người có thẩm quyền xử phạt áp dụng hình thức xử phạt, biện pháp khắc phục hậu quả đối với cá nhân, tổ chức thực hiện hành vi vi phạm hành chính theo quy định của pháp luật về xử phạt vi phạm hành chính.

     Thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính về hóa đơn là thời hạn (khoảng thời gian) mà theo đó các cơ quan, cá nhân có thẩm quyền có thể thực hiện xử phạt vi phạm hành chính với cá nhân, tổ chức có hành vi có lỗi vi phạm quy định của pháp luật về hóa đơn mà không phải là tội phạm.

     2. Quy định hành vi vi phạm về hóa đơn

     Quy định mới nhất về vi phạm hành chính hóa đơn được thể hiện rất rõ trong Nghị định 125/2020/NĐ-CP được sửa đổi bổ sung trong Nghị định 102/2021/NĐ-CP.

     Tại Điều 4 Nghị định 125/2020/NĐ-CP quy định các hành vi vi phạm về hóa đơn và phân loại thành 02 trường hợp cụ thể:

     Trường hợp 1: Vi phạm hóa đơn do lỗi sử dụng hóa đơn, chứng từ

  • Hóa đơn và chứng từ giả;
  • Hóa đơn, chứng từ chưa có giá trị sử dụng, hết giá trị sử dụng;
  • Hóa đơn, chứng từ bị ngừng sử dụng trong thời gian bị cưỡng chế bởi các biện pháp ngừng sử dụng hóa đơn. Ngoại trừ trường hợp được phép sử dụng theo thông báo của cơ quan thuế;
  • Hóa đơn điện tử không đăng ký sử dụng với cơ quan thuế;
  • Hóa đơn điện tử chưa có mã của cơ quan thuế đối với trường hợp sử dụng hóa đơn điện tử có mã của cơ quan thuế;
  • Hóa đơn mua hàng hóa, dịch vụ lập kể từ ngày đơn vị kinh doanh được cơ quan thuế các định không còn hoạt động tại địa chỉ đã đăng ký kinh doanh với cơ quan nhà nước có thẩm quyền;
  • Hóa đơn, chứng từ mua hàng hóa, dịch vụ có ngày lập từ trước ngày xác nhận bên lập hóa đơn, chứng từ không hoạt động tại địa chỉ kinh doanh đã đăng ký với cơ quan nhà nước có thẩm quyền hoặc chưa có thông báo xác nhận về việc bên lập hóa đơn, chứng từ không hoạt động tại địa chỉ kinh doanh đã đăng ký với cơ quan có thẩm quyền nhưng cơ quan thuế hoặc cơ quan công an hoặc các cơ quan chức năng khác đã có kết luận đó là hóa đơn, chứng từ không hợp pháp.

     Trường hợp 2: Vi phạm do sử dụng hóa đơn, chứng từ bị lỗi

  • Hóa đơn, chứng từ không ghi đầy đủ các nội dung bắt buộc theo quy định; hóa đơn tẩy xóa hay sửa chữa không đúng quy định;
  • Hóa đơn, chứng từ khống; hóa đơn, chứng từ phản ánh không đúng với giá trị thực tế phát sinh hoặc lập hóa đơn khống, lập hóa đơn giả;
  • Hóa đơn có sự chênh lệch về giá trị hàng hóa, dịch vụ hay sai lệch các tiêu thức bắt buộc giữa các liên của hóa đơn;
  • Hóa đơn để quay vòng khi vận chuyển hàng hóa trong khâu lưu thông hoặc dùng hóa đơn của hàng hóa, dịch vụ này để chứng minh cho hàng hóa và dịch vụ khác;
  • Hóa đơn, chứng từ của tổ chức, cá nhân khác để hợp thức hóa hàng hóa, dịch vụ mua vào hoặc hàng hóa, dịch vụ bán ra (ngoại trừ những trường hợp hóa đơn của cơ quan thuế hay hóa đơn được ủy nhiệm lập hóa đơn);
  • Hóa đơn, chứng từ mà cơ quan thuế hoặc cơ quan công an hoặc các cơ quan chức năng khác đã kết luận là sử dụng không hợp pháp hóa đơn, chứng từ.

     3. Thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính về hóa đơn

     Căn cứ theo Khoản 1 Điều 6 Luật Xử lý vi phạm hành chính 2012 sửa đổi số 67/2020/QH14 và  Điểm a Khoản 1 Điều 8 Nghị định 125/2020/NĐ-CP được sửa đổi, bổ sung bởi Khoản 1 Điều 1 Nghị định 102/2021/NĐ-CP. Cụ thể như sau: 

1.Thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính được quy định như sau:

a) Thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính là 01 năm, trừ các trường hợp sau đây: Vi phạm hành chính về kế toán; hóa đơn; phí, lệ phí; kinh doanh bảo hiểm; quản lý giá; chứng khoán; sở hữu trí tuệ; xây dựng; thủy sản; lâm nghiệp; điều tra, quy hoạch, thăm dò, khai thác, sử dụng nguồn tài nguyên nước; hoạt động dầu khí và hoạt động khoáng sản khác; bảo vệ môi trường; năng lượng nguyên tử; quản lý, phát triển nhà và công sở; đất đai; đê điều; báo chí; xuất bản; sản xuất, xuất khẩu, nhập khẩu, kinh doanh hàng hóa; sản xuất, buôn bán hàng cấm, hàng giả; quản lý lao động ngoài nước thì thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính là 02 năm. Vi phạm hành chính về thuế thì thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính theo quy định của pháp luật về quản lý thuế

     Như vậy Theo quy định của pháp luật, thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính về hóa đơn là 02 năm. 

4. Câu hỏi thường gặp về thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính về hóa đơn  

Câu hỏi 1: Hình thức xử phạt vi phạt hành chính về hóa đơn

Quy định tại Điều 7 Nghị định 125/2020/NĐ-CP, Hình thức xử phạt vi phạm hành chức về hóa đơn gồm:

  • Phạt cảnh cáo

     Áp dụng đối với hành vi vi phạm thủ tục thuế, hóa đơn không nghiêm trọng, có tình tiết giảm nhẹ và thuộc trường hợp áp dụng hình thức xử phạt cảnh cáo theo quy định tại Nghị định này.

  • Phạt tiền

     Phạt tiền tối đa không quá 100.000.000 đồng đối với tổ chức thực hiện hành vi vi phạm hành chính về hóa đơn. Phạt tiền tối đa không quá 50.000.000 đồng đối với cá nhân thực hiện hành vi vi phạm hành chính về hóa đơn.

  • Hình thức xử phạt bổ sung: Đình chỉ hoạt động in hóa đơn có thời hạn.

Câu hỏi 2: Khi nào thì cá nhân, tổ chức được coi là chưa bị xử phạt?

     Căn cứ khoản 5 Điều 8 Nghị định số 125/2020/NĐ-CP, tổ chức, cá nhân bị xử phạt vi phạm hành chính hóa đơn được coi là chưa bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi đó nếu trong thời hạn 06 tháng, kể từ ngày chấp hành xong quyết định xử phạt cảnh cáo hoặc 01 năm kể từ ngày chấp hành xong quyết định xử phạt hành chính khác hoặc kể từ ngày hết thời hiệu thi hành quyết định xử phạt mà không tái phạm.

Dịch vụ hỗ trợ khách hàng về thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính về hóa đơn:

Tư vấn qua Tổng đài 19006500: Đây là hình thức tư vấn được nhiều khách hàng sử dụng nhất, vì bạn có thể đặt thêm các câu hỏi liên quan về thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính về hóa đơn như: thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính về hóa đươn, thời hạn xử phạt vi phạm hành chính về hóa đơn... hoặc các vấn đề khác mà bạn còn chưa rõ. Chỉ sau một vài câu hỏi của Luật Sư, vấn đề của bạn sẽ được giải quyết; bạn có thể gọi cho Luật Toàn Quốc vào bất cứ thời gian nào chúng tôi luôn sẵn sàng tư vấn cho bạn.

Tư vấn qua Email: Bạn có thể gửi Email câu hỏi về thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính về hóa đơn tới địa chỉ: lienhe@luattoanquoc.com chúng tôi sẽ biên tập và trả lời qua Email cho bạn. Tuy nhiên việc trả lời qua Email sẽ mất nhiều thời gian và không thể diễn tả được hết ý của câu hỏi vì vậy bạn nên gọi cho Luật Toàn Quốc để được tư vấn tốt nhất.

Luật Toàn Quốc xin chân thành cảm ơn./.
Tư vấn miễn phí gọi: 1900 6178