Hiện nay vẫn có nhiều doanh nghiệp không tuân thủ quy định về việc thành lập Ban kiểm soát. Bài viết này sẽ phân tích những quy định liên quan đến việc thành lập Ban kiểm soát và những hình phạt mà doanh nghiệp có thể phải đối mặt khi bỏ qua bước quan trọng này.
Thời điểm chuyển rủi ro trong hợp đồng mua bán hàng hóa và một số lưu ý
15:12 14/01/2021
Quy định của Luật thương mại hiện hành về vấn đề thời điểm chuyển rủi ro trong hợp đồng mua bán hàng hóa có sự thay đổi quan trọng.....
- Thời điểm chuyển rủi ro trong hợp đồng mua bán hàng hóa và một số lưu ý
- Thời điểm chuyển rủi ro trong hợp đồng mua bán hàng hóa
- Hỏi đáp luật doanh nghiệp
- 19006500
- Tác giả:
- Đánh giá bài viết
THỜI ĐIỂM CHUYỂN RỦI RO TRONG HỢP ĐỒNG MUA BÁN HÀNG HÓA
Câu hỏi của bạn:
Thưa Luật sư, sắp tới công ty tôi dự định sẽ tham gia vào một hợp đồng mua bán hàng hóa với đối tác ở nước ngoài. Vì vị trí địa lý ở xa cũng như số lượng hàng hóa lớn nên chúng tôi cũng sợ là sẽ gặp phải những rủi ro nhất định. Tôi muốn được tư vấn rõ hơn về thời điểm chuyển rủi ro trong hợp đồng mua bán hàng hóa. Luật sư có thể giúp tôi trong vấn đề này được không ạ ?
Tôi xin chân thành cảm ơn ./.
Câu trả lời của luật sư:
Luật Toàn Quốc cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi yêu cầu tư vấn thời điểm chuyển rủi ro trong hợp đồng mua bán hàng hóa, chúng tôi xin đưa ra quan điểm tư vấn về thời điểm chuyển rủi ro trong hợp đồng mua bán hàng hóa như sau:
Cơ sở pháp lý:
1. Tại sao cần xác định thời điểm chuyển rủi ro trong hợp đồng mua bán hàng hóa ?
Rủi ro trong hợp đồng mua bán là những mất mát, hư hỏng xảy ra đối với hàng hóa. Rủi ro đó có thể do lỗi chủ quan của con người hoặc do các hiện tượng khách quan gây nên (do thời tiết, do tai nạn bất ngờ, do tính chất của hàng hóa,…). Rủi ro là điều mà không bên nào trong hợp đồng mong muốn vì nếu rủi ro xảy đến thì đồng nghĩa với việc bên gánh chịu rủi ro bị thiệt hại. Do vậy, một vấn đề quan trọng trong quá trình thực hiện hợp đồng chính là việc phân định rủi ro. Nghĩa là xác định trong thời điểm nào bên bán phải chịu những mất mát, hư hỏng của hàng hóa, từ thời điểm nào những hư hỏng, mất mát đó được chuyển cho bên mua. Vấn đề này có ý nghĩa quan trọng, về cả mặt pháp lý và cả mặt thực tiễn bởi đôi khi ranh giới giữa việc hàng hóa nguyên vẹn hay hư hỏng chỉ cách nhau trong gang tấc, nhưng lại ảnh hưởng tới trách nhiệm của bên bán hay bên mua trong hợp đồng, thậm chí là kết quả của cả giao dịch mua bán.
Như vậy, xác định được thời điểm chuyển giao rủi ro trong hợp đồng mua bán hàng hóa là xác định được quyền và nghĩa vụ của các bên, trách nhiệm đối với những hư hỏng, mất mát hàng hóa trong quá trình thực hiện hợp đồng.
2. Thời điểm chuyển rủi ro trong hợp đồng mua bán hàng hóa
Trong hợp đồng mua bán hàng hóa, tùy thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau trong mỗi trường hợp, mà thời điểm chuyển rủi ro là không giống nhau. Các trường hợp chuyển rủi ro cụ thể như sau:
2.1. Thời điểm chuyển rủi ro đối với tài sản theo quy định của Bộ luật dân sự
Điều 441 BLDS 2015 quy định chung về thời điểm chịu rủi ro đối với tài sản như sau:
Điều 441. Thời điểm chịu rủi ro
1. Bên bán chịu rủi ro đối với tài sản trước khi tài sản được giao cho bên mua, bên mua chịu rủi ro đối với tài sản kể từ thời điểm nhận tài sản, trừ trường hợp có thỏa thuận khác hoặc luật có quy định khác.
2. Đối với hợp đồng mua bán tài sản mà pháp luật quy định tài sản đó phải đăng ký quyền sở hữu thì bên bán chịu rủi ro cho đến khi hoàn thành thủ tục đăng ký, bên mua chịu rủi ro kể từ thời điểm hoàn thành thủ tục đăng ký, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.
Như vậy, pháp luật ưu tiên sự tự do thỏa thuận của các bên, trong trường hợp các bên không thỏa thuận hoặc pháp luật chuyên ngành không quy định, thì áp dụng theo quy định chung tại Bộ luật dân sự.
2.2. Chuyển rủi ro trong trường hợp có địa điểm giao hàng xác định
Điều 58 Luật thương mại 2005 quy định như sau:
Điều 58. Chuyển rủi ro trong trường hợp không có địa điểm giao hàng xác định
Trừ trường hợp có thoả thuận khác, nếu hợp đồng có quy định về việc vận chuyển hàng hoá và bên bán không có nghĩa vụ giao hàng tại một địa điểm nhất định thì rủi ro về mất mát hoặc hư hỏng hàng hoá được chuyển cho bên mua khi hàng hoá đã được giao cho người vận chuyển đầu tiên.
Khi trong hợp đồng có quy định về việc vận chuyển hàng hóa, thì từ Hợp đồng mua bán hàng hóa, sẽ phát sinh thêm một hợp đồng khác đó là Hợp đồng vận chuyển. Tùy vào sự thỏa thuận của các bên trong hợp đồng, mà hợp đồng vận chuyển này có thể do bên bán hoặc bên mua kí kết. Dù cho bên nào thực hiện kí hợp đồng vận chuyển hàng hóa, và qua bao nhiều người vận chuyển, thì rủi ro về mất mát và hư hỏng hàng hóa cũng sẽ được chuyển cho bên mua khi hàng hóa đã được giao cho người vận chuyển đầu tiên.
2.3. Chuyển rủi ro trong trường hợp có địa điểm giao hàng xác định
Trong trường hợp này, Điều 57 Luật thương mại 2005 quy định như sau:
Điều 57. Chuyển rủi ro trong trường hợp có địa điểm giao hàng xác định
Trừ trường hợp có thoả thuận khác, nếu bên bán có nghĩa vụ giao hàng cho bên mua tại một địa điểm nhất định thì rủi ro về mất mát hoặc hư hỏng hàng hoá được chuyển cho bên mua khi hàng hoá đã được giao cho bên mua hoặc người được bên mua uỷ quyền đã nhận hàng tại địa điểm đó, kể cả trong trường hợp bên bán được uỷ quyền giữ lại các chứng từ xác lập quyền sở hữu đối với hàng hoá.
Như vậy, trong trường hợp này, thời điểm chuyển rủi ro trùng với thời điểm bên bán giao hàng cho bên mua, và bên mua hoặc người đại diện của bên mua nhận hàng. Tuy nhiên, không phải mọi trường hợp thời điểm bên bán giao hàng và thời điểm bên mua nhận hàng là trùng nhau. Do vậy, cần căn cứ vào các thỏa thuận cụ thể của các bên trong hợp đồng về thời gian giao nhận hàng, để xác định rủi ro đã được chuyển giao hay chưa, chuyển giao vào thời điểm nào.
- ???̛?̛̀?? ??̛̣? ?: A và B thỏa thuận giao hàng vào ngày 20/9/2017. A, B đến giao và nhận hàng đúng hẹn ==> Ngày trong hợp đồng trùng với ngày giao cho bên mua. Như vậy, những rủi ro phát sinh từ trước ngày 20/9/2017 sẽ thuộc về bên A và từ sau ngày 20/9/2017 sẽ thuộc về bên B.
- ???̛?̛̀?? ??̛̣? ?: : A và B thỏa thuận giao hàng vào ngày 20/9/2017. A giao hàng đúng hẹn, B không đến nhận. Đến ngày 25/9/2017, B mới nhận hàng. Lúc này những rủi ro phát sinh từ trước ngày 20/9/2017 vẫn sẽ do bên A chịu và từ sau ngày 20/9/2017 B sẽ chịu. Tuy nhiên, trong khoảng thời gian từ ngày 20/9/2017 đến ngày 25/9/2017, A vẫn phải có nghĩa vụ bảo quản, trường hợp A không bảo quản dẫn đến hàng hóa bị hư hỏng thì A phải chịu.
- ???̛?̛̀?? ??̛̣? ?: A và B thỏa thuận giao hàng vào ngày 20/9/2017. B đến nhận hàng nhưng A không giao hàng. Đến ngày 25/9/2017, A giao hàng và B nhận hàng. Trong trường hợp này, những rủi ro phát sinh từ trước ngày 25/9/2017 A sẽ chịu và sau ngày 25/9/2017 này B sẽ chịu.
2.4. Chuyển rủi ro trong trường hợp giao hàng cho người nhận hàng để giao mà không phải là người vận chuyển
Điều 59 Luật thương mại 2005 quy định như sau:
Điều 59. Chuyển rủi ro trong trường hợp giao hàng cho người nhận hàng để giao mà không phải là người vận chuyển
Trừ trường hợp có thoả thuận khác, nếu hàng hoá đang được người nhận hàng để giao nắm giữ mà không phải là người vận chuyển thì rủi ro về mất mát hoặc hư hỏng hàng hoá được chuyển cho bên mua thuộc một trong các trường hợp sau đây:
1. Khi bên mua nhận được chứng từ sở hữu hàng hoá;
2. Khi người nhận hàng để giao xác nhận quyền chiếm hữu hàng hoá của bên mua.
Như vậy, đối với trường hợp này, thời điểm chuyển rủi ro trong hợp đồng mua bán hàng hóa nó hoàn toàn phụ thuộc vào việc người nhận hàng để giao đã có quyền như thế nào đối với hàng hóa đó hay nói cách khác là mối quan hệ giữa người này với hàng hóa được giao đó là như thế nào. Việc người nhận hàng hóa để giao đã sở hữu chứng từ hàng hóa hoặc đã xác nhận quyền chiếm hữu đối với hàng hóa sẽ là 2 căn cứ để xác định thời điểm chuyển rủi ro trong hợp đồng mua bán hàng hóa cho bên mua.
2.5. Chuyển rủi ro trong trường hợp mua bán hàng hóa đang trên đường vận chuyển
Điều 60 Luật thương mại 2005 quy định về trường hợp này như sau:
Điều 60. Chuyển rủi ro trong trường hợp mua bán hàng hoá đang trên đường vận chuyển
Trừ trường hợp có thỏa thuận khác, nếu đối tượng của hợp đồng là hàng hoá đang trên đường vận chuyển thì rủi ro về mất mát hoặc hư hỏng hàng hoá được chuyển cho bên mua kể từ thời điểm giao kết hợp đồng.
Đây là trường hợp có thể xảy ra nhầm lẫn trong cách hiểu và áp dụng. “Hàng hóa đang trên đường vận chuyển” theo quy định của này là đối tượng của hợp đồng mà hai bên kí kết, thay vì có vị trí cố định, thì hàng hóa đó đang trên đường vận chuyển khi các bên tiến hành giao kết hợp đồng. Chứ không phải là trường hợp hàng hóa đã trở thành đối tượng trong hợp đồng giao kết và đang trong thời gian vận chuyển từ bên bán qua cho bên mua. Rủi ro được chuyển qua cho bên mua trong trường hợp này là ngay khi các bên tiến hành giao kết hợp đồng.
2.6. Chuyển rủi ro trong các trường hợp khác
Điều 61. Chuyển rủi ro trong các trường hợp khác
Trừ trường hợp có thoả thuận khác, việc chuyển rủi ro trong các trường hợp khác được quy định như sau:
1. Trong trường hợp không được quy định tại các điều 57, 58, 59 và 60 của Luật này thì rủi ro về mất mát hoặc hư hỏng hàng hoá được chuyển cho bên mua, kể từ thời điểm hàng hóa thuộc quyền định đoạt của bên mua và bên mua vi phạm hợp đồng do không nhận hàng;
2. Rủi ro về mất mát hoặc hư hỏng hàng hoá không được chuyển cho bên mua, nếu hàng hoá không được xác định rõ ràng bằng ký mã hiệu, chứng từ vận tải, không được thông báo cho bên mua hoặc không được xác định bằng bất kỳ cách thức nào khác.
Như vậy, rủi ro của hàng hóa phải được chuyển giao dựa trên hành vi nhận hàng là hành vi pháp lý, chứ không phải hành vi thực tế. Hành vi nhận hàng pháp lý là nhận hàng theo đúng thời gian và địa điểm đã thỏa thuận trong hợp đồng. Hành vi nhận hàng thực tế là hành vi nhận hàng trên thực tế. Rõ ràng nếu bên mua vi phạm nghĩa vụ nhận hàng thì thời điểm của hai hành vi này là không trùng nhau. Và theo quy định của pháp Luật thương mại, thì rủi ro về mất mát và hư hỏng của hàng hóa của hàng hóa không thể đợi bên mua nhận hàng thực tế mới được chuyển giao. Do có sự vi phạm hợp đồng vì không nhận hàng hoặc nhận hàng chậm thì bên mua phải tự chịu trách nhiệm về sự vi phạm đó.
3. Tình huống tham khảo
Thưa Luật sư, tôi có một thắc mắc muốn được Luật sư giải đáp như sau: Công ty tôi (có trụ sở tại Việt Nam) thỏa thuận bán cho đối tác B nước ngoài (có trụ sở tại Lào) một số lượng gia cầm và bên tôi chịu trách nhiệm giao hàng đến trụ sở của họ. Khi xe chuyên chở gia cầm đang trên đường giao hàng cho B, tới cửa khẩu Cha Lo của Việt Nam chuẩn bị làm thủ tục xuất khẩu thì chúng tôi nhận được thông báo của bên B rằng tại Lào đang xuất hiện vùng dịch và hàng hóa là gia cầm bị cấm nhận khẩu, vì vậy chúng tôi không thể giao hàng tới và bên B cũng không thể nhận hàng. Lúc này bên C (trụ sở tại Việt Nam) biết tin có lượng gia cầm đó và có nhu cầu mua lại, chúng tôi đồng ý và hai bên tiến hành giao kết hợp đồng. Vậy lúc này, thời điểm chuyển rủi ro trong hợp đồng mua bán hàng hóa của chúng tôi với C là lúc nào ạ ?
Tôi xin cảm ơn ./.
Trả lời:
Theo như tình huống kể trên của bạn, chúng tôi xác định hàng hóa là số gia cầm kia là hàng hóa đang trên đường vận chuyển. Như vậy, căn cứ vào Điều 60 Luật thương mại 2005 quy định về thời điểm chuyển rủi ro trong trường hợp mua bán hàng hóa đang trên đường vân chuyển thì: kể từ thời điểm bên các bạn và bên C giao kết hợp đồng, rủi ro về mất mát hoặc hư hỏng đối với số gia cầm trên được chuyển giao cho bên mua tức là C.
Nếu như có bất kì thắc mắc nào liên quan đến vấn đề thời điểm chuyển rủi ro trong hợp đồng mua bán hàng hóa, bạn có thể liên hệ với chúng tôi - Công ty Luật TNHH Toàn Quốc để được giải đáp.
Kết luận: So với quy định của pháp luật Thương mại trước đây, quy định của Luật thương mại hiện hành về vấn đề chuyển rủi ro có sự thay đổi quan trọng. Trong tất cả các điều khoản về chuyển rủi ro của Luật thương mại 2005 đều có lời mở đầu “trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác”, sau đó mới quy định cụ thể. Điều đó có nghĩa Luật thương mại hiện nay trước hết để cho các bên tự thỏa thuận, pháp luật chỉ can thiệp khi các bên không có sự thỏa thuận – đây là điều vô cùng quan trọng trong hợp đồng mua bán, trong nền kinh tế thị trường, khi mà việc mua bán ảnh hưởng rất lớn đến lợi ích kinh doanh của chính các bên trong hợp đồng. Dựa vào các quy định về chuyển rủi ro tại Luật thương mại 2005, các bên sẽ dễ dàng hơn trong việc xác định thời điểm chuyển rủi ro, và phân định trách nhiệm của mỗi bên trong hợp đồng.
Dịch vụ hỗ trợ khách hàng về thời điểm chuyển rủi ro trong hợp đồng mua bán hàng hóa:
Tư vấn qua Tổng đài 1900 6500: Đây là hình thức tư vấn được nhiều khách hàng sử dụng nhất, vì bạn có thể đặt thêm câu hỏi về thời điểm chuyển rủi ro trong hợp đồng mua bán hàng hóa. Chỉ sau một vài câu hỏi của Luật Sư, vấn đề của bạn sẽ được giải quyết; bạn có thể gọi cho Luật Toàn Quốc vào bất cứ thời gian nào chúng tôi luôn sẵn sàng tư vấn cho bạn.
Tư vấn qua Email: Bạn có thể gửi Email câu hỏi về địa chỉ: [email protected] chúng tôi sẽ biên tập và trả lời qua Email cho bạn. Tuy nhiên việc trả lời qua Email sẽ mất nhiều thời gian và không thể diễn tả được hết ý của câu hỏi vì vậy bạn nên gọi cho Luật Toàn Quốc để được tư vấn tốt nhất.
Tư vấn trực tiếp: Nếu bạn sắp xếp được công việc và thời gian bạn có thể đến trực tiếp Công ty Luật Toàn Quốc để được tư vấn về các vấn đề liên quan đến hợp đồng vay tài sản. Lưu ý trước khi đến bạn nên gửi câu hỏi, tài liệu kèm theo và gọi điện đặt lịch hẹn tư vấn trước để Luật Toàn Quốc sắp xếp Luật Sư tư vấn cho bạn, khi đi bạn nhớ mang theo hồ sơ.
Dịch vụ thực tế: Luật Toàn Quốc cung cấp dịch vụ pháp lý liên quan đến việc thời điểm chuyển rủi ro trong hợp đồng mua bán hàng hóa như: soạn thảo hợp đồng vay; tham gia giải quyết tranh chấp trong quá trình thực hiện hợp đồng,... và đặc biệt là tư vấn, xác định, xử lý triệt để các vấn đề, tranh chấp phát sinh có liên quan đến thời điểm chuyển rủi ro trong hợp đồng mua bán hàng hóa.
Luật Toàn Quốc xin chân thành cảm ơn./.
Chuyên viên: Lan Anh