• Đoàn luật sư Thành phố Hà Nội
  • Công ty Luật TNHH Toàn Quốc
  • MST: 0108718004

Luật sư tư vấn gọi: 1900 6500

Dịch vụ tư vấn trực tiếp: 0918243004

NLĐ có thể thanh toán trực tiếp tiền khám chữa bệnh bằng thẻ BHYT sau khi được cơ quan BHXH gia hạn thẻ do NSDLĐ đã đóng bổ sung đầy đủ tiền bảo hiểm

  • Thanh toán trực tiếp tiền khám chữa bệnh hiện hành
  • Thanh toán trực tiếp tiền khám chữa bệnh
  • Tư vấn luật chung
  • 19006500
  • Tác giả:
  • Đánh giá bài viết

Thanh toán trực tiếp tiền khám chữa bệnh

Câu hỏi về thanh toán trực tiếp tiền khám chữa bệnh

     Gửi Luật sư,

     Tôi có một số vấn đề cần luật sư tư vấn như sau:

     1. Thẻ BHYT của tôi như hình đính kèm, tháng trước tôi đi khám thì bác sĩ thông báo “Thẻ của anh đã hết hạn, cần đổi thẻ mới thì mới tiếp tục khám và lấy thuốc được”. Tuy nhiên tôi nghe nói, thẻ như hình có giá trị 5 năm. Vậy nếu nhìn vào thẻ, luật sư có thể biết thẻ của tôi chỉ có giá trị 12 năm hay 5 năm?

     2. Nếu thẻ chỉ có giá trị 1 năm, trong thời gian chờ cấp thẻ mới, tôi có thể đi khám, lấy thuốc rồi trả tiền và lấy hóa đơn đỏ. Số tiền này BHYT có thanh toán lại cho tôi không?

     Rất mong nhận được tư vấn của luật sư sớm.

Câu trả lời về thanh toán trực tiếp tiền khám chữa bệnh

     Chào bạn, Luật Toàn Quốc xin cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi về thanh toán trực tiếp tiền khám chữa bệnh, chúng tôi xin đưa ra quan điểm tư vấn về thanh toán trực tiếp tiền khám chữa bệnh như sau:

1. Cơ sở pháp lý về thanh toán trực tiếp tiền khám chữa bệnh

2. Nội dung tư vấn về thanh toán trực tiếp tiền khám chữa bệnh

     Theo yêu cầu tư vấn của bạn, bạn muốn chúng tôi hỗ trợ về vấn đề thẻ BHYT. Cụ thể ở đây, bạn muốn biết về việc thẻ BHYT của bạn còn giá trị sử dụng nữa hay không, cũng như việc nếu như bạn đi khám chữa bệnh mà khi chưa có thẻ thì sẽ được thanh toán tiền viện phí như thế nào. Với câu hỏi của bạn, chúng tôi xin đưa ra quan điểm tư vấn như sau:

2.1. Giá trị sử dụng của thẻ BHYT

     Điểm c khoản 1 điều 22 Luật Bảo hiểm y tế 2014 có quy định như sau:

"c) 100% chi phí khám bệnh, chữa bệnh khi người bệnh có thời gian tham gia bảo hiểm y tế 5 năm liên tục trở lên và có số tiền cùng chi trả chi phí khám bệnh, chữa bệnh trong năm lớn hơn 6 tháng lương cơ sở, trừ trường hợp tự đi khám bệnh, chữa bệnh không đúng tuyến;"

     Như vậy, dòng chữ "Thời điểm đủ 5 năm liên tục..." ghi trên thẻ không đồng nghĩa với việc thẻ BHYT có giá trị sử dụng trong thời hạn 5 năm như nhiều người đã lầm tưởng. Thời điểm đủ 5 năm liên tục chỉ liên quan đến mức thanh toán khám chữa bệnh của người bệnh khi đáp ứng đủ các điều kiện do luật quy định.

     Hiện nay, theo chủ trương mới liên quan đến giảm tải thủ tục hành chính của Bộ Y tế, thẻ BHYT thay vì được cấp mới hàng năm và ghi thời điểm thẻ hết hạn, nay sẽ chỉ được cấp 1 lần. Người lao động sau khi được cấp thẻ sẽ bắt đầu sử dụng thẻ BHYT. Hàng tháng, tương ứng với số tiền trích đóng BHYT, người lao động sẽ được gia hạn thẻ để khám chữa bệnh. Trong trường hợp của bạn, bác sĩ nói thẻ đã hết hạn có thể do tháng đó, công ty chưa tiến hành nộp tiền bảo hiểm đầy đủ, dẫn đến việc thẻ không được gia hạn. Khi công ty tiến hành đóng đầy đủ tiền BHYT cho cơ quan BHXH, bạn có thể tiếp tục sử dụng thẻ để khám chữa bệnh bình thường mà không cần đổi thẻ mới. [caption id="attachment_145350" align="aligncenter" width="351"]Thanh toán trực tiếp tiền khám chữa bệnh Thanh toán trực tiếp tiền khám chữa bệnh[/caption]

2.2. Thanh toán trực tiếp tiền khám chữa bệnh

     Khoản 2 điều 31 Luật Bảo hiểm y tế 2014 có quy định về trường hợp thanh toán trực tiếp như sau:

"2. Tổ chức bảo hiểm y tế thanh toán chi phí khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế trực tiếp cho người có thẻ bảo hiểm y tế đi khám bệnh, chữa bệnh trong các trường hợp sau đây:

a) Tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh không có hợp đồng khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế;

b) Khám bệnh, chữa bệnh không đúng quy định tại Điều 28 của Luật này;

c) Trường hợp đặc biệt khác do Bộ trưởng Bộ Y tế quy định."

     Trường hợp của bạn sẽ rơi việc khám chữa bệnh không đúng quy định tại điều 28 Luật này, cụ thể là:

"Người tham gia bảo hiểm y tế khi đến khám bệnh, chữa bệnh phải xuất trình thẻ bảo hiểm y tế có ảnh; trường hợp thẻ bảo hiểm y tế chưa có ảnh thì phải xuất trình thẻ bảo hiểm y tế cùng với giấy tờ chứng minh về nhân thân của người đó; đối với trẻ em dưới 6 tuổi chỉ phải xuất trình thẻ bảo hiểm y tế."

     Mặc dù bạn có thẻ BHYT, tuy nhiên nếu thẻ BHYT chưa được gia hạn thì có thể được coi đây là trường hợp không xuất trình được thẻ BHYT. Sau khi khám chữa bệnh, bạn cần giữ lại giấy ra viện, phiếu khám bệnh hoặc sổ khám bệnh của lần khám bệnh, chữa bệnh đề nghị thanh toán cũng như hóa đơn chứng từ thanh toán tiền viện phí để tiến hành thanh toán trực tiếp sau này

     Sau khi đã xác định công ty hoàn thành đầy đủ nghĩa vụ đóng BHXH vào tháng bạn đi khám chữa bệnh, đồng nghĩa với việc thẻ BHYT của bạn có giá trị sử dụng vào tháng đó, bạn có thể cầm đầy đủ thẻ BHYT, chứng minh thư nhân dân cũng như những chứng từ thanh toán như đã liệt kê ở trên để thực hiện thanh toán trực tiếp theo khoản 1 điều 29 nghị định 146/2018/NĐ-CP:

"1. Người bệnh hoặc thân nhân hoặc người đại diện hợp pháp theo quy định của pháp luật của người bệnh trực tiếp nộp hồ sơ quy định tại Điều 28 Nghị định này cho cơ quan bảo hiểm xã hội cấp huyện nơi cư trú."

     Mức thanh toán trực tiếp theo khoản 4 điều 30 nghị định trên sẽ là:

"4. Trường hợp người bệnh đi khám bệnh, chữa bệnh tại nơi đăng ký khám bệnh, chữa bệnh ban đầu không đúng quy định tại khoản 1 Điều 28 của Luật bảo hiểm y tế được quỹ bảo hiểm y tế thanh toán theo chi phí thực tế trong phạm vi được hưởng và mức hưởng bảo hiểm y tế nhưng tối đa không quá 0,15 lần mức lương cơ sở tại thời điểm khám bệnh, chữa bệnh đối với trường hợp khám bệnh, chữa bệnh ngoại trú và tối đa không quá 0,5 lần mức lương cơ sở tại thời điểm ra viện đối với trường hợp khám bệnh, chữa bệnh nội trú."

     Như vậy, đối với trường hợp thanh toán trực tiếp, bạn sẽ được thanh toán tiền khám chữa bệnh theo chi phí thực tế trong phạm vi được hưởng và mức hưởng bảo hiểm y tế (80% đối với khám chữa bệnh đúng tuyến),  nhưng tối đa không quá 0,15 lần mức lương cơ sở với khám chữa bệnh ngoại trú.

     Kết luận: Thẻ BHYT của bạn hiện nay vẫn đang sử dụng được và không cần đổi thẻ mới. Để thẻ có giá trị sử dụng, yêu cầu phía công ty bạn phải thực hiện đầy đủ nghĩa vụ bảo hiểm với cơ quan bảo hiểm xã hội. Sau khi nộp đầy đủ tiền bảo hiểm, thẻ BHYT của bạn sẽ tiếp tục được gia hạn và được sử dụng. Trong quá trình này, nếu như bạn đi khám chữa bệnh mà thẻ vẫn chưa được gia hạn, bạn cần giữ lại những hóa đơn biên lai nộp tiền viện phí, cũng như giấy tờ chứng minh việc khám chữa bệnh để tiến hành thủ tục thanh toán trực tiếp sau này.

     Tham khảo thêm bài viết:

     Để được tư vấn chi tiết về Thanh toán trực tiếp tiền khám chữa bệnh, quý khách vui lòng liên hệ tới Tổng đài tư vấn pháp luật bảo hiểm 24/7: 19006500 để được tư vấn chi tiết hoặc gửi câu hỏi về Email: lienhe@luattoanquoc.com. Chúng tôi sẽ giải đáp toàn bộ câu hỏi của quý khách một cách tốt nhất.

     Luật Toàn Quốc xin chân thành cảm ơn./.

Chuyên viên: Ngọc Linh  

Tư vấn miễn phí gọi: 1900 6178