Quy định về chế độ thai sản năm 2020
14:50 20/10/2020
Hiện nay người lao động nếu đã tham gia bảo hiểm xã hội và có đủ điều kiện theo quy định của pháp luật thì có thể được hưởng chế độ thai sản năm 2020.
- Quy định về chế độ thai sản năm 2020
- chế độ thai sản năm 2020
- Tư vấn luật chung
- 19006500
- Tác giả:
- Đánh giá bài viết
CHẾ ĐỘ THAI SẢN NĂM 2020
Thưa Luật sư, tôi có câu hỏi muốn nhờ Luật sư tư vấn giúp: Hiện nay vợ tôi đang mang thai tháng thứ 7 nên tôi muốn hỏi Luật sư về chế độ thai sản năm 2020. Vợ tôi sẽ được hưởng những quyền lợi gì khi sinh con và mang thai. Tôi xin cảm ơn Luật sư.
Câu trả lời của Luật sư:
Chào bạn, Luật Toàn Quốc cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi về chế độ thai sản năm 2020, chúng tôi xin đưa ra quan điểm tư vấn về chế độ thai sản năm 2020 như sau:
Căn cứ pháp lý:
1. Chế độ thai sản là gì
Chế độ thai sản là một trong các chế độ của bảo hiểm xã hội bắt buộc nhằm bù đắp một phần thu nhập của người lao động khi họ bị giảm hoặc mất thu nhập do nghỉ thai sản trên cơ sở đã đóng vào quỹ bảo hiểm xã hội.
Chế độ thai sản hiện nay được quy định tại Mục 2 Chương II: Bảo hiểm xã hội bắt buộc của Luật Bảo hiểm 2014, ngoài ra thì chế độ này còn được hướng dẫn chi tiết tại Thông tư 59/2015/TT-BLĐTBXH hướng dẫn thi hành một số điều của Luật BHXH. Chế độ thai sản chỉ được áp dụng đối với trường hợp người lao động tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc. Tùy thuộc vào từng trường hợp mà người lao động có thể sẽ được hưởng chế độ thai sản áp dụng cho lao động nữ hoặc chế độ thai sản áp dụng cho lao động nam.
2. Điều kiện hưởng chế độ thai sản năm 2020
Để được xem xét giải quyết quyền lợi thì người lao động phải thuộc đối tượng được hưởng và đáp ứng đủ các điều kiện mà pháp luật quy định.
2.1. Đối tượng được hưởng chế độ thai sản năm 2020
Theo quy định tại Điều 30 Luật BHXH thì hiện nay đối tượng được hưởng chế độ thai sản năm 2020 là người lao động quy định tại các điểm a, b, c, d, đ và h khoản 1 Điều 2 của Luật này.
Đối chiếu với quy định tại khoản 1 Điều 2 ta xác định được những đối tượng được hưởng bao gồm:
- Người làm việc theo hợp đồng lao động không xác định thời hạn, hợp đồng lao động xác định thời hạn, hợp đồng lao động theo mùa vụ...
- Người làm việc theo hợp đồng lao động có thời hạn từ đủ 01 tháng đến dưới 03 tháng;
- Cán bộ, công chức, viên chức;
- Công nhân quốc phòng, công nhân công an, người làm công tác khác trong tổ chức cơ yếu;
- Sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp quân đội nhân dân; sĩ quan, hạ sĩ quan nghiệp vụ, sĩ quan, hạ sĩ quan chuyên môn kỹ thuật công an nhân dân; người làm công tác cơ yếu hưởng lương như đối với quân nhân;
2.2. Điều kiện để hưởng chế độ thai sản năm 2020
Ngoài việc phải thuộc đối tượng được hưởng thì người lao động còn phải đáp ứng các điều kiện sau đây:
Điều 31. Điều kiện hưởng chế độ thai sản
1. Người lao động được hưởng chế độ thai sản khi thuộc một trong các trường hợp sau đây:
a) Lao động nữ mang thai;
b) Lao động nữ sinh con;
c) Lao động nữ mang thai hộ và người mẹ nhờ mang thai hộ;
d) Người lao động nhận nuôi con nuôi dưới 06 tháng tuổi;
đ) Lao động nữ đặt vòng tránh thai, người lao động thực hiện biện pháp triệt sản;
e) Lao động nam đang đóng bảo hiểm xã hội có vợ sinh con.
2. Người lao động quy định tại các điểm b, c và d khoản 1 Điều này phải đóng bảo hiểm xã hội từ đủ 06 tháng trở lên trong thời gian 12 tháng trước khi sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi.
3. Người lao động quy định tại điểm b khoản 1 Điều này đã đóng bảo hiểm xã hội từ đủ 12 tháng trở lên mà khi mang thai phải nghỉ việc để dưỡng thai theo chỉ định của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền thì phải đóng bảo hiểm xã hội từ đủ 03 tháng trở lên trong thời gian 12 tháng trước khi sinh con.
4. Người lao động đủ điều kiện quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều này mà chấm dứt hợp đồng lao động, hợp đồng làm việc hoặc thôi việc trước thời điểm sinh con hoặc nhận con nuôi dưới 06 tháng tuổi thì vẫn được hưởng chế độ thai sản theo quy định tại các điều 34, 36, 38 và khoản 1 Điều 39 của Luật này.
Như vậy người lao động phải đáp ứng các điều kiện sau:
Thứ nhất, thuộc một trong các trường hợp sau:
- Lao động nữ mang thai;
- Lao động nữ sinh con;
- Lao động nữ mang thai hộ và người mẹ nhờ mang thai hộ;
- Người lao động nhận nuôi con nuôi dưới 06 tháng tuổi;
- Lao động nữ đặt vòng tránh thai, người lao động thực hiện biện pháp triệt sản;
- Lao động nam đang đóng bảo hiểm xã hội có vợ sinh con.
Thứ hai, người lao động phải có đáp ứng đủ thời gian đóng bảo hiểm xã hội, cụ thể như sau:
- Đối với lao động nữ sinh con; lao động nữ mang thai hộ và người mẹ nhờ mang thai hộ; người lao động nhận nuôi con nuôi dưới 06 tháng tuổi phải có thời gian đóng bảo hiểm xã hội từ đủ 06 tháng trở lên trong thời gian 12 tháng trước khi sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi.
- Đối với lao động nữ sinh con đã đóng bảo hiểm xã hội từ đủ 12 tháng trở lên mà trong quá trình mang thai phải nghỉ việc để dưỡng thai theo chỉ định của cơ sở khám chữa bệnh có thẩm quyền thì phải đóng bảo hiểm xã hội từ đủ 03 tháng trở lên trong thời gian 12 tháng trước khi sinh con.
Ngoài ra thì hiện nay rất nhiều người lao động thắc mắc việc thời gian 12 tháng trước khi sinh con là như thế nào, tính từ thời điểm bắt đầu sinh con hay thời điểm nào? Điều này hiện nay được hướng dẫn cụ thể tại khoản 1 Điều 9 Thông tư 59/2015/TT-BLĐTBXH như sau:
Điều 9. Điều kiện hưởng chế độ thai sản
Điều kiện hưởng chế độ thai sản của lao động nữ sinh con, lao động nữ mang thai hộ, người mẹ nhờ mang thai hộ và người lao động nhận nuôi con nuôi dưới 6 tháng tuổi được quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều 31 của Luật bảo hiểm xã hội; khoản 3 Điều 3 và khoản 1 Điều 4 của Nghị định số 115/2015/NĐ-CP và được hướng dẫn cụ thể như sau:
1. Thời gian 12 tháng trước khi sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi được xác định như sau:
a) Trường hợp sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi trước ngày 15 của tháng, thì tháng sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi không tính vào thời gian 12 tháng trước khi sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi.
b) Trường hợp sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi từ ngày 15 trở đi của tháng và tháng đó có đóng bảo hiểm xã hội, thì tháng sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi được tính vào thời gian 12 tháng trước khi sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi. Trường hợp tháng đó không đóng bảo hiểm xã hội thì thực hiện theo quy định tại điểm a khoản này.
Như vậy pháp luật sẽ lấy mốc ngày 15 của tháng sinh con làm căn cứ để xác định thời điểm:
- Nếu người lao động sinh con hoặc nhận nuôi con trong khoảng thời gian từ ngày 01 đến ngày 14 của tháng thì tháng đó sẽ không tính vào thời gian 12 tháng trước khi sinh con hoặc nhận nuôi con, mà chỉ tính đến tháng liền trước.
- Nếu người lao động sinh con hoặc nhận nuôi con trong khoảng thời gian còn lại và đã đóng bảo hiểm xã hội cho tháng đó thì thời gian 12 tháng trước khi sinh con hoặc nhận nuôi con được tính từ tháng đó.
3. Các quyền lợi của người lao động khi hưởng chế độ thai sản năm 2020
3.1. Thời gian hưởng chế độ thai sản năm 2020
Với mỗi đối tượng khác nhau thì thời gian hưởng chế độ thai sản lại khác nhau. Ngoài thời điểm sinh con thì trong quá trình mang thai hay khi có những sự cố ngoài ý muốn người lao động cũng được chế độ thai sản năm 2020. Các trường hợp này được quy định tại Điều 32 và Điều 33 Luật Bảo hiểm xã hội. Theo đó:
- Trong quá trình mang thai, lao động nữ được nghỉ việc để đi khám thai;
- Nếu người lao động bị sẩy thai, nạo, hút thai, thai chết lưu hoặc phá thai bệnh lý thì lao động nữ được nghỉ hưởng chế độ thai sản;
Đối với người lao động nói chung, chế độ thai sản được quan tâm nhiều nhất hiện nay là khi người lao động sinh con. Điều này hiện được quy định tại Điều 34 Luật Bảo hiểm xã hội, theo đó không chỉ lao động nữ được hưởng chế độ này mà lao động nam có vợ đang sinh con cũng sẽ được hưởng.
Như vậy, đối với mỗi đối tượng khác nhau thì người lao động sẽ có thời gian hưởng không giống nhau. Để hiểu rõ hơn về vấn đề này, bạn có thể tìm hiểu cụ thể hơn ở bài viết dưới đây của chúng tôi.
=>>> Thời gian hưởng chế độ thai sản được pháp luật quy định như thế nào?
3.2. Mức hưởng chế độ thai sản năm 2020
Hiện nay mức hưởng chế độ thai sản năm 2020 được quy định tại khoản 1 Điều 39 Luậ Bảo hiểm xã hội.
Điều 39. Mức hưởng chế độ thai sản
1. Người lao động hưởng chế độ thai sản theo quy định tại các điều 32, 33, 34, 35, 36 và 37 của Luật này thì mức hưởng chế độ thai sản được tính như sau:
a) Mức hưởng một tháng bằng 100% mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội của 06 tháng trước khi nghỉ việc hưởng chế độ thai sản. Trường hợp người lao động đóng bảo hiểm xã hội chưa đủ 06 tháng thì mức hưởng chế độ thai sản theo quy định tại Điều 32, Điều 33, các khoản 2, 4, 5 và 6 Điều 34, Điều 37 của Luật này là mức bình quân tiền lương tháng của các tháng đã đóng bảo hiểm xã hội;
b) Mức hưởng một ngày đối với trường hợp quy định tại Điều 32 và khoản 2 Điều 34 của Luật này được tính bằng mức hưởng chế độ thai sản theo tháng chia cho 24 ngày;
c) Mức hưởng chế độ khi sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi được tính theo mức trợ cấp tháng quy định tại điểm a khoản 1 Điều này, trường hợp có ngày lẻ hoặc trường hợp quy định tại Điều 33 và Điều 37 của Luật này thì mức hưởng một ngày được tính bằng mức trợ cấp theo tháng chia cho 30 ngày.
Như vậy căn cứ để tính mức hưởng trợ cấp chế độ thai sản là mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội của người lao động. Người lao động hưởng chế độ thai sản thì được nhận mức trợ cấp mỗi tháng bằng 100% bình quân của mức lương 06 tháng liền kề trước khi nghỉ việc hưởng chế độ thai sản, với điều kiện trong 06 tháng đó người lao động phải đóng bảo hiểm.
Để hiểu rõ hơn về mức hưởng trợ cấp chế độ thai sản năm 2020, bạn có thể tìm hiểu ở bài viết dưới đây của chúng tôi:
=>>> Mức hưởng chế độ thai sản theo quy định pháp luật
3.3. Dưỡng sức, phục hồi sức khỏe sau sinh
Không chỉ được hưởng chế độ thai sản trong quá trình mang thai và sinh con, lao động nữ còn được hưởng chế độ dưỡng sức, phục hồi sức khỏe sau sinh. Điều này hiện nay được quy định tại Điều 41 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 cụ thể như sau:
- Lao động nữ ngay sau thời gian hưởng chế độ thai sản quy định tại Điều 33, khoản 1 hoặc khoản 3 Điều 34 của Luật Bảo hiểm Xã hội năm 2014 trong khoảng thời gian 30 ngày đầu làm việc mà sức khỏe chưa phục hồi thì được nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khoẻ từ 05 ngày đến 10 ngày.
- Thời gian nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khỏe được quy định như sau:
- Tối đa 10 ngày đối với lao động nữ sinh một lần từ hai con trở lên;
- Tối đa 07 ngày đối với lao động nữ sinh con phải phẫu thuật;
- Tối đa 05 ngày đối với các trường hợp khác.
- Mức hưởng chế độ dưỡng sức, phục hồi sức khỏe sau thai sản một ngày bằng 30% mức lương cơ sở.
Như vậy có thể thấy hiện nay pháp luật đã rất chú trọng đến việc bảo đảm quyền lợi cho người lao động đối với chế độ thai sản. Điều này không chỉ thể hiện được sự tiến bộ của pháp luật mà còn tạo ra sự yên tâm cho người lao động khi tham gia bảo hiểm xã hội nói riêng và các quan hệ pháp luật nói chung.
Dịch vụ hỗ trợ khách hàng về chế độ thai sản năm 2020:
Tư vấn qua điện thoại: Đây là hình thức tư vấn được nhiều khách hàng sử dụng nhất, vì bạn có thể đặt thêm các câu hỏi về đối tượng, mức hưởng, thời gian cũng như là thủ tục để hưởng chế độ thai sản năm 2020. Chỉ sau một vài câu hỏi của Luật Sư, vấn đề của bạn sẽ được giải quyết; bạn có thể gọi cho Luật Toàn Quốc vào bất cứ thời gian nào, chúng tôi luôn sẵn sàng tư vấn cho bạn.
Tư vấn qua Email: Bạn có thể gửi Email câu hỏi về địa chỉ: [email protected] chúng tôi sẽ biên tập và trả lời qua Email cho bạn. Tuy nhiên việc trả lời qua Email sẽ mất nhiều thời gian và không thể diễn tả được hết ý của câu hỏi vì vậy bạn nên gọi cho Luật Toàn Quốc để được tư vấn tốt nhất.
Tư vấn trực tiếp: Nếu bạn sắp xếp được công việc và thời gian bạn có thể đến trực tiếp Công ty Luật Toàn Quốc để được tư vấn. Lưu ý trước khi đến bạn nên gửi câu hỏi, tài liệu kèm theo và gọi điện đặt lịch hẹn tư vấn trước để Luật Toàn Quốc sắp xếp Luật Sư tư vấn cho bạn, khi đi bạn nhớ mang theo hồ sơ.
Bài viết tham khảo:
- Chế độ thai sản đối với lao động nữ sinh con theo quy định pháp luật
- Quy định về điều kiện hưởng chế độ thai sản khi sinh con
- Thủ tục hưởng trợ cấp thai sản cho người lao động nghỉ sinh con
Luật Toàn Quốc xin chân thành cảm ơn./.
Chuyên viên: Hải Quỳnh