Quy định pháp luật về Hội đồng khám sức khỏe nghĩa vụ quân sự
21:01 05/11/2017
Quy định pháp luật về Hội đồng khám sức khỏe nghĩa vụ quân sự. Hội đồng khám sức khỏe cấp huyện tổ chức khám sức khỏe cho công dân trong diện gọi nhập ngũ..
- Quy định pháp luật về Hội đồng khám sức khỏe nghĩa vụ quân sự
- hội đồng khám sức khỏe nghĩa vụ quân sự
- Tin tức tổng hợp
- 19006500
- Tác giả:
- Đánh giá bài viết
HỘI ĐỒNG KHÁM SỨC KHỎE NGHĨA VỤ QUÂN SỰ
Kiến thức của bạn:
Quy định pháp luật về Hội đồng khám sức khỏe nghĩa vụ quân sự: thành phần, nguyên tắc làm việc, nhiệm vụ, quyền hạn.
Kiến thức của Luật sư:
Chào bạn! Cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi đề nghị tư vấn luật đến Phòng tư vấn luật qua email- Luật Toàn quốc. Chúng tôi xin đưa ra quan điểm tư vấn như sau:
Căn cứ pháp lý:
- Luật Nghĩa vụ quân sự năm 2015
- Thông tư liên tịch 16/2016/TTLT-BYT-BQP quy định việc khám sức khỏe thực hiện nghĩa vụ quân sự
Nội dung tư vấn về Hội đồng khám sức khỏe nghĩa vụ quân sự
Theo quy định tại khoản 3 Điều 40 Luật Nghĩa vụ quân sự thì Hội đồng khám sức khỏe cấp huyện tổ chức khám sức khỏe cho công dân trong diện gọi nhập ngũ và gọi thực hiện nghĩa vụ tham gia Công an nhân dân; trường hợp cần thiết, quyết định việc xét nghiệm cận lâm sàng, bao gồm xét nghiệm phát hiện ma túy, HIV; bảo đảm chính xác và chịu trách nhiệm về kết quả khám sức khỏe nghĩa vụ quân sự.
1. Thành phần Hội đồng khám sức khỏe nghĩa vụ quân sự
Hội đồng khám sức khỏe nghĩa vụ quân sự huyện gồm: bác sỹ, nhân viên y tế thuộc Trung tâm Y tế huyện, cán bộ chuyên môn Phòng Y tế, quân y Ban Chỉ huy quân sự huyện và các đơn vị có liên quan.
Hội đồng khám sức khỏe nghĩa vụ quân sự gồm:
- 01 Chủ tịch: do Giám đốc Trung tâm Y tế huyện đảm nhiệm;
- 01 Phó Chủ tịch: Phó giám đốc phụ trách chuyên môn;
- 01 Ủy viên Thường trực kiêm Thư ký Hội đồng do cán bộ chuyên môn Phòng Y tế đảm nhiệm;
- Các ủy viên khác.
Số lượng ủy viên Hội đồng, tùy thuộc vào điều kiện cụ thể của từng địa phương, nhưng phải bảo đảm đủ số lượng và trình độ thực hiện khám sức khỏe, đủ bộ phận theo quy định, trong đó phải có tối thiểu từ 3 - 5 bác sỹ. Khám về nội khoa, ngoại khoa phải do các bác sỹ nội khoa và ngoại khoa đảm nhiệm; các chuyên khoa khác, có thể bố trí bác sỹ hoặc y sỹ, kỹ thuật viên thuộc chuyên khoa đó đảm nhiệm. [caption id="attachment_59613" align="aligncenter" width="352"] Hội đồng khám sức khỏe nghĩa vụ quân sự[/caption]
2. Nguyên tắc làm việc của Hội đồng khám sức khỏe nghĩa vụ quân sự
Hội đồng làm việc theo nguyên tắc tập thể, quyết định các vấn đề theo đa số.
Trường hợp các thành viên của Hội đồng không thống nhất về phân loại và kết luận sức khỏe thì Chủ tịch Hội đồng ghi vào phiếu sức khỏe kết luận theo ý kiến của đa số. Trường hợp biểu quyết ngang nhau thì quyết định theo bên có biểu quyết của Chủ tịch Hội đồng. Những ý kiến không thống nhất phải được ghi đầy đủ vào biên bản, có chữ ký của từng thành viên trong Hội đồng, gửi Hội đồng Nghĩa vụ quân sự huyện.
3. Nhiệm vụ của Hội đồng khám sức khỏe nghĩa vụ quân sự và các thành viên trong Hội đồng khám sức khỏe
a. Nhiệm vụ của Hội đồng khám sức khỏe nghĩa vụ quân sự
- Chịu trách nhiệm trước Hội đồng Nghĩa vụ quân sự huyện về việc triển khai khám sức khỏe, phân loại và kết luận sức khỏe cho từng công dân được gọi nhập ngũ;
- Tổng hợp báo cáo kết quả khám sức khỏe gửi Hội đồng Nghĩa vụ quân sự huyện và Sở Y tế tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương theo quy định; bàn giao toàn bộ hồ sơ sức khỏe cho Hội đồng Nghĩa vụ quân sự huyện (qua Phòng Y tế huyện).
b. Nhiệm vụ của các thành viên trong Hội đồng khám sức khỏe nghĩa vụ quân sự
- Chủ tịch Hội đồng khám sức khỏe nghĩa vụ quân sự:
* Điều hành toàn bộ hoạt động của Hội đồng; chịu trách nhiệm trước Hội đồng Nghĩa vụ quân sự huyện về chất lượng khám sức khỏe công dân thuộc diện được gọi làm nghĩa vụ quân sự;
* Quán triệt, phổ biến kế hoạch khám sức khỏe nghĩa vụ quân sự; hướng dẫn các quy định về tiêu chuẩn sức khỏe, chức trách, nhiệm vụ, nguyên tắc làm việc và phân công nhiệm vụ cụ thể cho các thành viên trong Hội đồng khám sức khỏe;
* Triệu tập và chủ trì họp Hội đồng để kết luận đối với những trường hợp có ý kiến không thống nhất về kết luận sức khỏe;
* Tổ chức hội chẩn và ký giấy giới thiệu cho công dân khám sức khỏe nghĩa vụ quân sự đi kiểm tra ở các cơ sở y tế khi cần thiết;
* Trực tiếp kết luận phân loại sức khỏe và ký vào phiếu sức khỏe nghĩa vụ quân sự;
* Tổ chức họp rút kinh nghiệm công tác khám sức khỏe nghĩa vụ quân sự và báo cáo với Hội đồng Nghĩa vụ quân sự huyện.
- Phó Chủ tịch Hội đồng khám sức khỏe nghĩa vụ quân sự:
* Thay mặt Chủ tịch Hội đồng khi vắng mặt;
* Trực tiếp khám sức khỏe, tham gia hội chẩn khi cần thiết;
* Tham gia họp Hội đồng khám sức khỏe nghĩa vụ quân sự.
- Ủy viên Thường trực, kiêm Thư ký Hội đồng khám sức khỏe nghĩa vụ quân sự:
* Lập dự trù, tổng hợp và quyết toán kinh phí, thuốc, vật tư tiêu hao phục vụ cho công tác khám sức khỏe nghĩa vụ quân sự;
* Chuẩn bị phương tiện, cơ sở vật chất, hồ sơ sức khỏe và các tài liệu cần thiết khác để Hội đồng khám sức khỏe nghĩa vụ quân sự làm việc; tham gia họp Hội đồng khám sức khỏe nghĩa vụ quân sự;
* Tham gia khám sức khỏe, hội chẩn khi cần thiết;
* Thực hiện đăng ký, thống kê và giúp Chủ tịch Hội đồng làm báo cáo lên Hội đồng Nghĩa vụ quân sự huyện và Sở Y tế theo Mẫu 3a và Mẫu 5c Phụ lục 5 ban hành kèm theo Thông tư liên tịch 16/2016/TTLT-BYT-BQP.
- Các ủy viên Hội đồng khám sức khỏe nghĩa vụ quân sự:
* Trực tiếp khám sức khỏe và tham gia hội chẩn khi cần thiết;
* Chịu trách nhiệm về chất lượng khám và kết luận sức khỏe trong phạm vi được phân công;
* Tham gia họp Hội đồng khám sức khỏe nghĩa vụ quân sự khi được triệu tập.
Ngoài ra, bạn có thể tham khảo thêm bài viết:
- Các trường hợp đối tượng được tạm hoãn nghĩa vụ quân sự
- Đã ký kết hợp đồng lao động thì có phải đi nghĩa vụ quân sự nữa không?
Trên đây là ý kiến tư vấn pháp luật của chúng tôi. Nếu còn bất cứ vướng mắc nào, bạn vui lòng liên hệ tới Tổng đài tư vấn luật dân sự miễn phí 24/7: 19006500 để gặp trực tiếp luật sư tư vấn và để yêu cầu cung cấp dịch vụ. Hoặc Gửi nội dung tư vấn qua email: [email protected]. Chúng tôi rất mong nhận được các ý kiến đóng góp của bạn. Chúng tôi luôn mong nhận được ý kiến đóng góp của mọi người để chúng tôi ngày càng trở lên chuyên nghiệp hơn.
Xin chân thành cảm ơn sự đồng hành của mọi người.
Trân trọng ./.
Liên kết ngoài tham khảo:
- Tư vấn pháp luật đất đai miễn phí 24/7: 1900.6178;
- Tư vấn pháp luật hôn nhân gia đình miễn phí 24/7: 1900.6178;
- Tư vấn pháp luật hình sự miễn phí 24/7: 1900.6178;
- Tư vấn pháp luật lao động miễn phí 24/7: 1900.6178;
- Tư vấn pháp luật dân sự miễn phí 24/7: 1900.6178;
- Tư vấn pháp luật doanh nghiệp miễn phí 24/7: 1900.6178;