• Đoàn luật sư Thành phố Hà Nội
  • Công ty Luật TNHH Toàn Quốc
  • MST: 0108718004

Luật sư tư vấn gọi: 1900 6500

Dịch vụ tư vấn trực tiếp: 0918243004

Quy định mới về xử phạt hành chính do vi phạm nồng độ cồn, căn cứ vào Theo Điều 5,6 Nghị định 46/2016/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong

  • Quy định mới về xử phạt do vi phạm nồng độ cồn
  • vi phạm nồng độ cồn
  • Hỏi đáp luật hành chính
  • 19006500
  • Tác giả:
  • Đánh giá bài viết
Kiến thức của bạn: Quy định mới nhất đối với xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ và đường sắt về nhóm vi vi phạm về nồng độ. - Căn cứ pháp lý: + Nghị định 46/2016/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ và đường sắt. - Nội dung tư vấn Theo điều 3 Nghị định 46/2016 thì, lĩnh vực giao thông đường bộ, đường sắt được hiểu như sau:
Điều 3. Giải thích từ ngữ Trong Nghị định này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau: 1. Lĩnh vực giao thông đường bộ: a) Máy kéo là loại xe gồm phần đầu máy tự di chuyển, được lái bằng càng hoặc vô lăng và rơ moóc được kéo theo (có thể tháo rời với phần đầu kéo); b) Các loại xe tương tự xe ô tô là loại phương tiện giao thông đường bộ chạy bằng động cơ có từ hai trục, bốn bánh xe trở lên, có phần động cơ và thùng hàng (nếu có) lắp trên cùng một xát xi (kể cả loại xe 4 bánh chạy bằng năng lượng điện); c) Các loại xe tương tự xe mô tô là phương tiện giao thông đường bộ chạy bằng động cơ, có hai bánh hoặc ba bánh, có dung tích làm việc của động cơ từ 50 cm3 trở lên, có vận tốc thiết kế lớn nhất lớn hơn 50 km/h, có khối lượng bản thân không lớn hơn 400 kg; d) Xe máy điện là xe gắn máy được dẫn động bằng động cơ điện có công suất lớn nhất không lớn hơn 4 kW, có vận tốc thiết kế lớn nhất không lớn hơn 50 km/h; đ) Các loại xe tương tự xe gắn máy là phương tiện giao thông đường bộ chạy bằng động cơ, có hai bánh hoặc ba bánh và vận tốc thiết kế lớn nhất không lớn hơn 50 km/h, trừ các xe quy định tại Điểm e Khoản này; e) Xe đạp máy là xe thô sơ hai bánh có lắp động cơ, vận tốc thiết kế lớn nhất không lớn hom 25 km/h và khi tắt máy thì đạp xe đi được (kể cả xe đạp điện). 2. Lĩnh vực giao thông đường sắt: a) Dốc gù là hệ thống thiết bị phục vụ công tác dồn tàu mà khi đầu máy đẩy đoàn toa xe đến đỉnh dốc, sẽ tiến hành tác nghiệp cắt nối toa xe để các toa xe lợi dụng thế năng của đỉnh dốc tự chạy vào các đường trong bãi dồn; b) Dồn phóng là phương pháp lợi dụng động năng của đoàn dồn để phóng toa xe hoặc cụm toa xe vào các đường trong bãi dồn; c) Thả trôi là phương pháp lợi dụng thế năng của đường dồn tàu để thả cho toa xe hoặc cụm toa xe tự chạy vào các đường trong bãi dồn; d) Cắt hớt là phương pháp cắt cụm toa xe khi đoàn dồn đang dịch chuyển; đ) Chế độ hô đáp là quy định bắt buộc mà người được quy định hô các mệnh lệnh, thực hiện các biểu thị và người chấp hành các mệnh lệnh, biểu thị phải đáp lại đúng nội dung đã nhận được; e) Cấp cảnh báo là thông báo bằng văn bản cho các nhân viên đường sắt trực tiếp phục vụ chạy tàu liên quan về tình trạng bất bình thường của kết cấu hạ tầng đường sắt, phương tiện giao thông đường sắt và các trường hợp cần thiết khác, kèm theo các biện pháp thực hiện nhằm bảo đảm an toàn chạy tàu; g) Khổ giới hạn tiếp giáp kiến trúc đường sắt là khoảng không gian dọc theo đường sắt đủ để tàu chạy qua không bị va quệt; h) Phạm vi đường ngang là đoạn đường bộ đi qua đường sắt nằm giữa hai cần chắn, giàn chắn (bao gồm cả cần chắn, giàn chắn) hoặc nằm giữa hai ray chính ngoài cùng và hai bên đường sắt cách má ray ngoài cùng trở ra 06 m nơi không có chắn; i) Phạm vi cầu chung là phạm vi giữa hai cần chắn, giàn chắn (bao gồm cả cần chắn, giàn chắn) hoặc phạm vi từ mép trong của mố (giáp đầu dầm) hai đầu cầu trở ra mỗi bên 10 m ở nơi không có cần chắn, giàn chắn.
Theo Điều 5,6 Nghị định 46/2016/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ và đường sắt có hiệu lực bắt đầu từ ngày 1/8/2016 đã tăng mức phạt vi phạm đối với nhóm vi phạm về nồng độ cồn. Cụ thể là:
  • Đối với mô tô khi vi phạm về nồng độ cồn sẽ bị xử phạt như sau:
Người điều khiển xe mô tô, xe gắn máy trên đường mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn vượt quá 50 miligam đến 80 miligam/100 mililít máu hoặc vượt quá 0,25 miligam đến 0,4 miligam/1 lít khí thở thì bị phạt từ 1.000.000 – 2.000.000 đồng, mức phạt này đã tăng lên so với trước kia chỉ là 500.000 – 1.000.000 đồng. Tăng mức phạt tiền đối với đối với người điều khiển xe mô tô, xe gắn máy điều khiển xe trên đường mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn vượt quá 80 miligam/100 mililít máu hoặc vượt quá 0,4 miligam/1 lít khí thở từ 2.000.000 – 3.000.000 đồng lên mức 3.000.000 – 4.000.000 đồng và tăng thời hạn tước quyền sử dụng giấy phép lái xe từ 02 tháng lên khung từ 03 tháng đến 05 tháng.
  • Đối với ô tô khi vi phạm về nồng độ cồn sẽ bị xử phạt như sau:
- Người điều khiển xe ô tô trên đường mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn vượt quá 0,4 miligam/1 lít khí thở thì bị phạt từ 16.000.000 – 18.000.000 đồng và bị tước quyền sử dụng giấy phép lái xe từ 04 tháng đến 06 tháng. Trước đây, vi phạm về nồng độ cồn chỉ bị xử phạt từ 10.000.000 – 15.000.000 và chỉ bị tước giấy phép lái xe 02 tháng.      Luật Toàn Quốc hi vọng những gì chúng tôi tư vấn trên sẽ giúp khách hàng lựa chọn được phương án tốt nhất giải quyết vấn đề của mình. Còn bất cứ vướng mắc gì quý khách vui lòng liên hệ tới Tổng đài tư vấn luật lao động miễn phí 24/7: 19006500 để gặp luật sư tư vấn trực tiếp và yêu cầu cung cấp dịch vụ hoặc qua email [email protected] chúng tôi sẽ giải đáp các vướng mắc đó cho bạn. Chúng tôi mong rằng sẽ nhận được ý kiến đóng của mọi người dân để chúng tôi ngày một hoàn thiện mình hơn.      Xin chân thành cám ơn sự đồng hành của quý khách!
Tư vấn miễn phí gọi: 1900 6178