Quy định của pháp luật về tạm hoãn thực hiện hợp đồng lao động
14:10 14/06/2019
Tạm hoãn thực hiện hợp đồng lao động : điều kiện tạm hoãn thực hiện hợp đồng lao động....người lao động được quay lại làm việc khi hết thời gian tạm hoãn..
- Quy định của pháp luật về tạm hoãn thực hiện hợp đồng lao động
- tạm hoãn thực hiện hợp đồng lao động
- Tin tức tổng hợp
- 19006500
- Tác giả:
- Đánh giá bài viết
TẠM HOÃN THỰC HIỆN HỢP ĐỒNG LAO ĐỘNG Kiến thức của bạn:
Vấn đề tạm hoãn thực hiện hợp đồng lao động được pháp luật quy định như thế nào ? Câu trả lời: Căn cứ pháp lý:
- Bộ luật lao động năm 2012.
- Nghị định 05/2015 Hướng dẫn chi tiết về một số nội dung của bộ luật lao động
Trong quá trình thực hiện hợp đồng lao động, người lao động có thể có việc riêng mà không thể tiếp tục thực hiện hợp đồng trong một khoảng thời gian. Theo đó, hợp đồng lao động theo điều 15 Bộ luật lao động 2012 được hiểu là:
Tạm hoãn thực hiện hợp đồng lao động để giải quyết vấn đề này, thay vì hủy bỏ, chấm dứt hợp đồng lao động thì hai bên có thể tạm hoãn thực hiện hợp đồng lao động trong một thời gian nhất định. Tạm hoãn thực hiện hợp đồng lao động là việc người lao động tạm thời không thực hiện nghĩa vụ và quyền đã thỏa thuận trong hợp đồng, sau thời gian quy định thì các quyền và nghĩa vụ đó có thể tiếp tục được thực hiện.
Các trường hợp tạm hoãn thực hiện hợp đồng lao động
Các trường hợp tạm hoãn thực hiện hợp đồng lao động được quy định tại Điều 32, Bộ luật lao động 2012 bao gồm:
- Người lao động đi làm nghĩa vụ quân sự.
- Người lao động bị tạm giữ, tạm giam theo quy định của pháp luật tố tụng hình sự.
- Người lao động phải chấp hành quyết định áp dụng biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng, đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc, cơ sở giáo dục bắt buộc.
- Lao động nữ mang thai theo quy định tại Điều 156, Bộ luật lao động 2012.
- Các trường hợp khác do hai bên thỏa thuận.
Trường hợp người lao động không đồng ý tạm hoãn thực hiện hợp đồng lao động thì các bên thỏa thuận chấm dứt hợp đồng và thanh toán đầy đủ các chế độ, các khoản có liên quan đến quyền lợi của mỗi bên theo quy định của pháp luật.
Trách nhiệm của người lao động và người sử dụng lao động khi hết thời hạn tạm hoãn hợp đồng lao động
Hết thời hạn tạm hoãn thực hiện hợp đồng lao động, người sử dụng lao động phải nhận lại người lao động.
Căn cứ Điều 10, Nghị định 05/2015/NĐ – CP, việc nhận lại người lao động khi hết thời hạn tạm hoãn thực hiện hợp đồng được quy định như sau:
“1. Trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày hết thời hạn tạm hoãn hợp đồng lao động, người lao động phải có mặt tại nơi làm việc và người sử dụng lao động phải nhận người lao động trở lại làm việc. Trường hợp người lao động không thể có mặt tại nơi làm việc theo đúng thời hạn quy định thì người lao động phải thỏa thuận với người sử dụng lao động về thời điểm có mặt.
2. Người sử dụng lao động có trách nhiệm bố trí người lao động làm công việc trong hợp đồng lao động đã giao kết; trường hợp không bố trí được công việc trong hợp đồng lao động đã giao kết thì hai bên thỏa thuận công việc mới và thực hiện sửa đổi, bổ sung hợp đồng lao động đã giao kết hoặc giao kết hợp đồng lao động mới”.
Pháp luật không quy định cụ thể về việc trả lương và chế độ bảo hiểm xã hội trong thời gian tạm hoãn thực hiện hợp đồng. Vì thế các bên có thỏa thuận về vấn đề này.
Luật Toàn Quốc hy vọng những gì chúng tôi tư vấn nêu trên sẽ giúp quý khách hàng lựa chọn được phương án tốt nhất để giải quyết vấn đề của mình, còn bất cứ vướng mắc gì quý khách vui lòng liên hệ tới Tổng đài tư vấn pháp luật Lao Động miễn phí 24/7: 19006500 để gặp Luật sư tư vấn trực tiếp và yêu cầu cung cấp dịch vụ hoặc gửi email: [email protected]. Chúng tôi mong rằng sẽ nhận được sự ủng hộ và ý kiến đóng góp của mọi người dân trên cả nước để chúng tôi ngày càng trở lên chuyên nghiệp hơn.
Xin chân thành cảm ơn sự đồng hành của quý khách!
Trân trọng./.
Liên kết tham khảo:
- Tư vấn pháp luật đất đai miễn phí 24/7: 1900.6178;
- Tư vấn pháp luật hình sự miễn phí 24/7: 1900.6178;
- Tư vấn pháp luật dân sự miễn phí 24/7: 1900.6178;
- Tư vấn pháp luật doanh nghiệp miễn phí 24/7: 1900.6178;
- Văn phòng luật sư tư vấn giải quyết tranh chấp lao động