• Đoàn luật sư Thành phố Hà Nội
  • Công ty Luật TNHH Toàn Quốc
  • MST: 0108718004

Luật sư tư vấn gọi: 1900 6500

Dịch vụ tư vấn trực tiếp: 0918243004

Quy định 30-QĐ/TW thi hành chương VII và chương VIII Điều lệ Đảng về công tác kiểm tra, giám sát, kỷ luật của Đảng. Kiểm tra của Đảng là việc các tổ chức...

  • Quy định 30-QĐ/TW thi hành chương VII và chương VIII Điều lệ Đảng về công tác kiểm tra, giám sát, kỷ luật của Đảng
  • Quy định 30-QĐ/TW
  • Pháp luật hành chính
  • 19006500
  • Tác giả:
  • Đánh giá bài viết

1. Giới thiệu Quy định số 30/QĐ-TW

     Quy định 30-QĐ/TW năm 2016 thi hành Chương VII và VIII Điều lệ Đảng về công tác kiểm tra, giám sát, kỷ luật của Đảng do Ban Chấp hành Trung ương ban hành và có hiệu lực kể từ ngày 27/6/2016.

     Tuy nhiên, đến ngày 28/7/2021 văn bản này đã hết hiệu lực và được thay thế bằng Quy định 22-QĐ/TW năm 2021 về công tác kiểm tra, giám sát và kỷ luật của Đảng do Ban Chấp hành Trung ương ban hành.

2. Nội dung Quy định số 30/QĐ-TW

BAN CHẤP HÀNH TRUNG ƯƠNG
-------
ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM
---------------
Số: 30-QĐ/TW Hà Nội, ngày 26 tháng 07 năm 2016

 QUY ĐỊNH

THI HÀNH CHƯƠNG VII VÀ CHƯƠNG VIII ĐIỀU LỆ ĐẢNG VỀ CÔNG TÁC KIỂM TRA, GIÁM SÁT, KỶ LUẬT CỦA ĐẢNG

     - Căn cứ Điều lệ Đảng;

     - Căn cứ Quy chế làm việc của Ban Chấp hành Trung ương, Bộ Chính trị và Ban Bí thư khóa XII;

     - Xét Tờ trình và Báo cáo của Bộ Chính trị tiếp thu, giải trình ý kiến thảo luận của Trung ương tại Hội nghị lần thứ ba Ban Chấp hành Trung ương khóa XII,

BAN CHẤP HÀNH TRUNG ƯƠNG
QUY ĐỊNH THI HÀNH CHƯƠNG VII VÀ CHƯƠNG VIII ĐIỀU LỆ ĐẢNG VỀ CÔNG TÁC KIỂM TRA, GIÁM SÁT, KỶ LUẬT CỦA ĐẢNG

     I- CÔNG TÁC KIỂM TRA, GIÁM SÁT CỦA ĐẢNG VÀ ỦY BAN KIỂM TRA CÁC CẤP

     Điều 30:

     1- Kiểm tra, giám sát là những chức năng lãnh đạo của Đảng. Tổ chức đảng phải tiến hành công tác kiểm tra, giám sát. Tổ chức đảng và đảng viên chịu sự kiểm tra, giám sát của Đảng

     1.1- Kiểm tra, giám sát là những chức năng lãnh đạo của Đảng. Lãnh đạo mà không kiểm tra, giám sát thì coi như không có lãnh đạo

     - Kiểm tra của Đảng là việc các tổ chức đảng xem xét, đánh giá, kết luận về ưu điểm, khuyết điểm hoặc vi phạm của cấp ủy, tổ chức đảng cấp dưới và đảng viên trong việc chấp hành Cương lĩnh chính trị, Điều lệ Đảng, chủ trương, nghị quyết, chỉ thị, quy định của Đảng và chính sách, pháp luật của Nhà nước.

     Tổ chức đảng và đảng viên phải thường xuyên tự kiểm tra. Tổ chức đảng cấp trên kiểm tra tổ chức đảng cấp dưới và đảng viên.

     - Giám sát của Đảng là việc các tổ chức đảng quan sát, theo dõi, xem xét, đánh giá hoạt động nhằm kịp thời tác động để cấp ủy, tổ chức đảng cấp dưới và đảng viên được giám sát chấp hành nghiêm chỉnh Cương lĩnh chính trị, Điều lệ Đảng, chủ trương, nghị quyết, chỉ thị, quy định của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước.

     Tổ chức đảng cấp trên giám sát tổ chức đảng cấp dưới và đảng viên. Tổ chức đảng và đảng viên thực hiện nhiệm vụ giám sát theo sự phân công. Giám sát của Đảng có giám sát thường xuyên và giám sát theo chuyên đề; giám sát trực tiếp, giám sát gián tiếp.

     1.1.1- Chủ thể kiểm tra và giám sát

     Chi bộ, đảng ủy bộ phận, ban thường vụ đảng ủy cơ sở, đảng ủy cơ sở; cấp ủy, ban thường vụ cấp ủy từ cấp trên cơ sở trở lên; ủy ban kiểm tra; các ban đảng, văn phòng cấp ủy (gọi chung là các cơ quan tham mưu, giúp việc của cấp ủy); ban cán sự đảng, đảng đoàn (chỉ là chủ thể kiểm tra).

     1.1.2- Đối tượng kiểm tra và giám sát

     Chi ủy, chi bộ, đảng ủy bộ phận, ban thường vụ đảng ủy cơ sở, đảng ủy cơ sở; cấp ủy, ban thường vụ cấp ủy, thường trực cấp ủy từ cấp trên cơ sở trở lên; ủy ban kiểm tra, các cơ quan tham mưu, giúp việc của cấp ủy; ban cán sự đảng, đảng đoàn; đảng viên.

     1.2- Tổ chức đảng phải tiến hành công tác kiểm tra, giám sát

     1.2.1- Các cơ quan tham mưu, giúp việc của cấp ủy tiến hành công tác kiểm tra, giám sát:

     a) Công tác kiểm tra:

     - Phối hợp với ủy ban kiểm tra cùng cấp tham mưu, giúp cấp ủy xây dựng và tổ chức thực hiện chương trình, kế hoạch kiểm tra hằng năm thuộc lĩnh vực phụ trách; tham gia các cuộc kiểm tra của cấp ủy hoặc chủ trì kiểm tra khi được cấp ủy giao.

     Xây dựng chương trình, kế hoạch và sử dụng bộ máy của cơ quan mình tiến hành kiểm tra tổ chức đảng cấp dưới và đảng viên hoặc phối hợp với ủy ban kiểm tra và các cơ quan tham mưu, giúp việc khác của cấp ủy để tiến hành công tác kiểm tra.

     Giúp cấp ủy, ban thường vụ cấp ủy theo dõi, đôn đốc tổ chức đảng cấp dưới thực hiện nhiệm vụ kiểm tra; tham gia ý kiến và giúp cấp ủy, ban thường vụ cấp ủy kết luận các nội dung kiểm tra thuộc lĩnh vực được giao.

     - Nội dung kiểm tra: Như nội dung kiểm tra của cấp ủy tại Tiết 2.2.1, Điểm 2.2, Khoản 2, Điều 30 có liên quan đến chức năng, nhiệm vụ, lĩnh vực phụ trách và những nội dung do cấp ủy giao.

     - Đối tượng kiểm tra:

     + Chi ủy, chi bộ, cấp ủy, ban thường vụ cấp ủy, thường trực cấp ủy, trước hết là cấp dưới trực tiếp.

     + Đảng viên thuộc lĩnh vực phụ trách và các đối tượng khác do cấp ủy, ban thường vụ cấp ủy cùng cấp giao.

     b) Công tác giám sát:

     - Phối hợp với ủy ban kiểm tra cùng cấp tham mưu, giúp cấp ủy, ban thường vụ cấp ủy xây dựng chương trình, kế hoạch giám sát hằng năm.

     Xây dựng chương trình, kế hoạch và sử dụng bộ máy của cơ quan mình hoặc phối hợp với ủy ban kiểm tra và các cơ quan tham mưu, giúp việc khác của cấp ủy để tiến hành công tác giám sát.

     - Nội dung giám sát:

     + Đối với tổ chức đảng:

     Việc chấp hành Cương lĩnh chính trị, Điều lệ Đảng, chủ trương, nghị quyết, chỉ thị, quy định của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước.

     Việc thực hiện chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn thuộc lĩnh vực phụ trách và những nội dung do cấp ủy giao.

     + Đối với đảng viên: Việc thực hiện nhiệm vụ đảng viên.

     - Đối tượng giám sát:

     + Chi ủy, chi bộ, cấp ủy, ban thường vụ cấp ủy, thường trực cấp ủy, các cơ quan tham mưu, giúp việc của cấp ủy cấp dưới.

     + Đảng viên thuộc lĩnh vực phụ trách. [caption id="attachment_85941" align="aligncenter" width="399"]Quy định 30-QĐ/TW Quy định 30-QĐ/TW[/caption]

     - Thẩm quyền và trách nhiệm:

     + Thành viên các cơ quan tham mưu, giúp việc của cấp ủy và cán bộ, chuyên viên được phân công theo dõi lĩnh vực, địa bàn khi thực hiện giám sát được yêu cầu tổ chức đảng, đảng viên thuộc phạm vi phụ trách báo cáo, cung cấp thông tin, tài liệu liên quan đến việc giám sát và phải giữ bí mật nội dung thông tin, tài liệu đó.

     + Qua giám sát, kịp thời nhắc nhở đối tượng được giám sát phát huy ưu điểm, khắc phục, sửa chữa thiếu sót, khuyết điểm; nếu phát hiện tổ chức đảng hoặc đảng viên có dấu hiệu vi phạm thì báo cáo hoặc đề nghị tổ chức đảng có thẩm quyền kiểm tra khi có dấu hiệu vi phạm.

     + Nếu phát hiện tổ chức đảng cấp dưới hoặc đảng viên không thực hiện, thực hiện không đúng hoặc ban hành các văn bản sai trái thì báo cáo cấp ủy, ban thường vụ cấp ủy cùng cấp xem xét, xử lý.

     c) Chủ trì giải quyết tố cáo theo quy định của Bộ Chính trị hoặc cấp ủy cùng cấp về giải quyết tố cáo đối với đảng viên là cán bộ thuộc diện Bộ Chính trị, Ban Bí thư hoặc cấp ủy cùng cấp quản lý có nội dung liên quan đến lĩnh vực phụ trách.

     1.2.2- Các ban cán sự đảng, đảng đoàn thực hiện lãnh đạo công tác kiểm tra:

     a) Lãnh đạo công tác kiểm tra thuộc phạm vi được phân công phụ trách.

     b) Căn cứ quyết định của Ban Chấp hành Trung ương, Bộ Chính trị, Ban Bí thư hoặc của tỉnh ủy, thành ủy về tổ chức, nhiệm vụ, quyền hạn, quy chế làm việc và tình hình thực tế để xác định nội dung, đối tượng và phương pháp lãnh đạo công tác kiểm tra:

     - Nội dung lãnh đạo:

     + Triển khai quán triệt và chấp hành Cương lĩnh chính trị, Điều lệ Đảng, các nghị quyết, chỉ thị, kết luận, quy định, quy chế, hướng dẫn của Đảng về công tác kiểm tra, giám sát, kỷ luật đảng.

     + Lãnh đạo các thành viên của ban cán sự đảng, đảng đoàn gương mẫu thực hiện công tác kiểm tra và chấp hành nghiêm chỉnh khi được kiểm tra, giám sát.

     + Lãnh đạo việc giải quyết các đề xuất, kiến nghị về công tác kiểm tra có liên quan đến trách nhiệm, thẩm quyền của ban cán sự đảng, đảng đoàn; lãnh đạo khắc phục hậu quả, sửa chữa khuyết điểm sau kiểm tra, giám sát.

     + Kiến nghị, đề xuất cấp có thẩm quyền sửa đổi, bổ sung các quy định của Đảng về công tác kiểm tra, giám sát, kỷ luật đảng.

     - Đối tượng lãnh đạo:

     + Thành viên của ban cán sự đảng, đảng đoàn.

     + Những tổ chức, cá nhân thuộc thẩm quyền kiến nghị, đề xuất của ban cán sự đảng, đảng đoàn.

     - Phương pháp lãnh đạo:

     + Ban hành văn bản chỉ đạo về công tác kiểm tra thuộc chức năng, nhiệm vụ được giao.

     + Phân công các thành viên ban cán sự đảng, đảng đoàn lãnh đạo công tác kiểm tra thuộc phạm vi phụ trách.

     + Trực tiếp làm việc hoặc thông qua văn bản chỉ đạo của ban cán sự đảng, đảng đoàn đối với đối tượng lãnh đạo.

     + Phối hợp với cấp ủy, tổ chức đảng, tổ chức nhà nước, Mặt trận Tổ quốc, các tổ chức chính trị - xã hội có liên quan để lãnh đạo thực hiện nhiệm vụ kiểm tra.

     1.2.3- Ủy ban kiểm tra các cấp thực hiện nhiệm vụ kiểm tra, giám sát:

     - Chủ trì phối hợp với các cơ quan tham mưu, giúp việc của cấp ủy cùng cấp tham mưu, giúp cấp ủy thực hiện các nội dung tại Điểm 2.1, Khoản 2, Điều 30; xem xét, xử lý kỷ luật và giải quyết tố cáo, khiếu nại kỷ luật đảng.

     - Thực hiện nhiệm vụ kiểm tra, giám sát, kỷ luật đảng tại Điều 32, Điều lệ Đảng.

     - Tham gia các cuộc kiểm tra, giám sát do cấp ủy, ban thường vụ cấp ủy, các cơ quan tham mưu, giúp việc của cấp ủy cùng cấp chủ trì. Qua kiểm tra, giám sát, nếu phát hiện có vi phạm đến mức phải xử lý thì đề nghị cấp ủy, ban thường vụ cấp ủy xem xét, quyết định.

     - Cùng các cơ quan tham mưu, giúp việc của cấp ủy cùng cấp tham mưu, giúp cấp ủy, ban thường vụ cấp ủy kết luận các cuộc kiểm tra, đánh giá các cuộc giám sát; sơ kết, tổng kết thực hiện công tác kiểm tra, giám sát; theo dõi, đôn đốc việc thực hiện các kết luận kiểm tra, thông báo kết quả giám sát, quyết định của cấp ủy, ban thường vụ cấp ủy sau các cuộc kiểm tra, giám sát. Phối hợp với văn phòng cấp ủy giúp cấp ủy, ban thường vụ cấp ủy lập và nộp lưu hồ sơ.

     - Hướng dẫn các cơ quan tham mưu, giúp việc của cấp ủy cùng cấp, ban cán sự đảng, đảng đoàn và cấp ủy, tổ chức đảng cấp dưới về công tác kiểm tra, giám sát, kỷ luật đảng; chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra, giám sát ủy ban kiểm tra cấp dưới về nghiệp vụ, kiện toàn ủy ban kiểm tra, tổ chức bộ máy cơ quan ủy ban kiểm tra, xây dựng đội ngũ cán bộ kiểm tra.

     - Thực hiện tuyên truyền, phổ biến công tác kiểm tra, giám sát, kỷ luật đảng.

     1.3- Tổ chức đảng và đảng viên chịu sự kiểm tra, giám sát của Đảng

     - Chấp hành nghiêm chỉnh Điều lệ Đảng, các quy định của Đảng về kiểm tra, giám sát, các quyết định, kết luận, yêu cầu của chủ thể kiểm tra, giám sát; báo cáo, giải trình đầy đủ, trung thực về các nội dung được yêu cầu; không để lộ bí mật nội dung kiểm tra, giám sát cho tổ chức, cá nhân không có trách nhiệm biết.

     - Được sử dụng bằng chứng về các nội dung kiểm tra, giám sát; được bảo lưu ý kiến và đề nghị với tổ chức đảng có thẩm quyền xem xét lại nhận xét, đánh giá, kết luận, quyết định đối với mình hoặc xem xét lại việc thực hiện nguyên tắc, quy trình, thủ tục, nội dung, yêu cầu, trách nhiệm, thẩm quyền của cấp kiểm tra, giám sát.

…………………………………………………………………………

     Bạn có thể xem chi tiết Quy định 30-QĐ/TW thi hành chương VII và chương VIII Điều lệ Đảng về công tác kiểm tra, giám sát, kỷ luật của Đảng tại:

     >>> Tải Quy định số 30-QĐ/TW

     Để được tư vấn chi tiết về Quy định 30-QĐ/TW, quý khách vui lòng liên hệ tới Tổng đài tư vấn pháp luật hành chính 24/7 :19006500 để được luật sư tư vấn hoặc Gửi câu hỏi về địa chỉ Gmail: lienhe@luattoanquoc.com. Chúng tôi sẽ giải đáp toàn bộ câu hỏi của quý khách một cách tốt nhất.

     Luật Toàn Quốc xin chân thành cảm ơn./.

Tư vấn miễn phí gọi: 1900 6178