Trong bối cảnh giao thông hiện đại, việc tuân thủ các quy định về giấy tờ là điều cần thiết. Một trong những tình huống phổ biến mà người lái xe có thể gặp phải là việc bị tạm giữ giấy đăng ký xe. Điều này đặt ra câu hỏi: “Liệu người lái có thể tiếp tục lái xe không?”
Phí tham quan di tích lịch sử trên địa bàn thành phố Hà Nội
09:09 13/10/2017
Luật Toàn Quốc chia sẻ thông tin về phí tham quan di tích lịch sử trên địa bàn thành phố Hà Nội cập nhật hiện nay để người dân nắm được và chủ động khi đi thăm quan, trải nghiệm
- Phí tham quan di tích lịch sử trên địa bàn thành phố Hà Nội
- Phí tham quan di tích lịch sử
- Hỏi đáp luật hành chính
- 19006500
- Tác giả:
- Đánh giá bài viết
PHÍ THAM QUAN DI TÍCH LỊCH SỬ TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HÀ NỘI
Câu hỏi của bạn:Phí tham quan di tích lịch sử trên địa bàn thành phố Hà Nội
Câu trả lời của Luật sư:
Chào bạn!
Trước tiên, xin trân trọng cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi đề nghị tư vấn đến phòng tư vấn pháp luật qua email – Luật Toàn Quốc. Chúng tôi xin đưa ra quan điểm tư vấn như sau:
Cơ sở pháp lý:
- Nghị quyết 06/2020/NĐ-HĐND sửa đổi bởi Nghị quyết 16/2023/NĐ-HĐND của Hội đồng nhân dân Thành phố Hà Nội
1. Đối tượng nộp phí tham quan di tích lịch sử trên địa bàn thành phố Hà Nội
Thứ nhất, đối tượng nộp phí
Các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước thăm quan danh lam thắng cảnh, di tích lịch sử, công trình văn hóa phải nộp phí thăm quan.
Thứ hai, đối tượng miễn thu phí
- Người khuyết tật đặc biệt nặng theo quy định tại khoản 1, Điều 11 Nghị định số 28/2012/NĐ-CP ngày 10/4/2012 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của luật người khuyết tật.
- Trẻ em: Người dưới 16 tuổi.
- Trường hợp khó xác định là người dưới 16 tuổi thì chỉ cần có bất kỳ giấy tờ nào chứng minh được là người dưới 16 tuổi như: giấy khai sinh, thẻ học sinh;
- Trường hợp không có giấy tờ để xác định dưới 16 tuổi thì áp dụng chiều cao dưới 1,3m.
Thứ ba, đối tượng giảm 50% mức phí
Áp dụng tại tất cả các di tích:
- Người khuyết tật nặng theo quy định tại khoản 2 Điều 11 Nghị định số 28/2012/NĐ-CP ngày 10/4/2012 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của luật người khuyết tật.
- Người cao tuổi theo quy định tại Điều 2 Luật Người cao tuổi là công dân Việt Nam từ đủ 60 tuổi trở lên có thẻ người cao tuổi (hoặc thẻ căn cước công dân/ các loại giấy tờ khác chứng minh).
- Học sinh, học viên, sinh viên từ 16 tuổi trở lên có thẻ học sinh, học viên, sinh viên do các trường thuộc hệ thống giáo dục quốc dân ở Việt Nam cấp.
-
Các đối tượng được hưởng chính sách ưu đãi hưởng thụ văn hóa (Trường hợp khó xác định thì chỉ cần có giấy xác nhận của UBND xã, phường, thị trấn nơi người đó cư trú), cụ thể:
- Nhân dân ở các xã đặc biệt khó khăn miền núi và vùng sâu, vùng xa.
- Người có công với cách mạng.
- Người thuộc diện chính sách xã hội: Người tàn tật, người già cô đơn; các đối tượng được chăm sóc tại cơ sở bảo trợ xã hội; Học sinh các trường phổ thông dân tộc nội trú.
- Đối với người đồng thời thuộc 2 loại đối tượng giảm phí trở lên thì chỉ giảm 50% mức phí.
2. Mức thu phí tham quan di tích lịch sử trên địa bàn thành phố Hà Nội.
Nội dung |
Đơn vị tính |
Mức thu phí |
1. Văn Miếu - Quốc Tử Giám |
đ/lượt/khách |
70.000 |
2. Đền Ngọc Sơn |
đ/lượt/khách |
50.000 |
3. Nhà tù Hỏa Lò |
đ/lượt/khách |
50.000 |
4. Khu di tích Cổ loa |
đ/lượt/khách |
30.000 |
5. Khu trung tâm Hoàng Thành Thăng Long |
đ/lượt/khách |
70.000 100.000 (từ 01/01/2025) |
6. Đền Quán Thánh |
đ/lượt/khách |
10.000 |
7. Làng cổ Đường Lâm |
đ/lượt/khách |
20.000 |
8. Chùa Thầy |
đ/lượt/khách |
10.000 |
9. Chùa Tây Phương |
đ/lượt/khách |
10.000 |
10. Chùa Hương* |
đ/lượt/khách |
118.000 |
|
Bài viết tham khảo: