• Đoàn luật sư Thành phố Hà Nội
  • Công ty Luật TNHH Toàn Quốc
  • MST: 0108718004

Luật sư tư vấn gọi: 1900 6500

Dịch vụ tư vấn trực tiếp: 0918243004

  • PHẠT NGƯỜI RA ĐƯỜNG, THU TIỀN CÁCH LY DO PHÒNG CHỐNG DỊCH COVID -19, KHÔNG ĐÚNG
  • Tin tức tổng hợp
  • 19006500
  • Tác giả:
  • Đánh giá bài viết
PHẠT NGƯỜI RA ĐƯỜNG, THU TIỀN CÁCH LY DO PHÒNG CHỐNG DỊCH COVID -19, KHÔNG ĐÚNG. Công tác phòng chống dịch bệnh Covid-19 của cả nước trong thời gian qua đã đạt được hiệu quả nhất định, so với các nước trên thế giới tình trạng hiện nay còn phải nói là kết quả quá tuyệt vời. Tuy nhiên, trong lúc cả xã hội quyết tâm, đồng lòng chống dịch chúng ta cũng vẫn phải tuân thủ pháp luật. Đặcbiệt là các cơ quan hành chính, tư pháp địa phương phải áp dụng đúng các văn bản pháp luật mà chúng ta đã có không nên tùy tiện. Nếu chúng ta không tôn trọng pháp luật, người dân không có tâm thế đưa ra ý kiến mà luôn mặc định cái đúng luôn thuộc về những cá nhân nắm quyền, thì rồi chúng ta lại mắc sai lầm theo luật ban hành văn bản pháp luật cũ, quay lại các cơ chế cũ ở đó cơ quan nào cũng có quyền ban hành văn bản quy phạm pháp luật để bắt cả xã hội tuân thủ, ví dụ như tình trạng một số địa phương gần đây, ngoài lấy lý do phòng chống dịch để “ngăn sông, cấm chợ”, “sáng tạo” áp dụng nhiều biện pháp tùy tiện, thể hiện ở việc: - Phạt người ra đường sau 22h. - Phạt người khi ra đường không có lý do chính đáng. - Thu tiền với người thực hiện cách ly tập trung. Chúng tôi viết bài này mong rằng cung cấp các quy phạm pháp luật để các bên cùng áp dụng cho đúng. Trước tiên về vấn đề Phạt người ra đường sau 22h hoặc không có lý do chính đáng. Điển hình báo chí đưa tin. Có thể nhắc đến chuyện tại Hà Nội và Hạ Long (Quảng Ninh), người ra đường sau 22h hoặc ra đường mà không có lý do chính đáng sẽ bị phạt. Đến ngày 6/4, có ít nhất 3 người ra đường không có lý do cần thiết (2 người đi câu cá và 1 người đi bán hoa tươi), mỗi người bị phạt 200.000 đồng. Theo cơ quan ra quyết định là họ đã áp dụng điểm a khoản 1 Điều 11 Nghị định 176/2013/NĐ-CP. Chúng tôi cho rằng: “Việc xử phạt với 3 người trên là không đúng bởi lẽ: Điều 11. Vi phạm quy định về áp dụng biện pháp chống dịch 1. Cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 100.000 đồng đến 300.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây: a) Không thực hiện biện pháp bảo vệ cá nhân đối với người tham gia chống dịch và người có nguy cơ mắc bệnh dịch theo hướng dẫn của cơ quan y tế; Vậy người có nguy cơ mắc dịch bệnh theo hướng dẫn của cơ quan y tế là gì: phải hiểu họ là người tiếp xúc với người bệnh, có mang mầm bệnh, đã từng đến vùng có dịch, ổ dịch nhưng không tự bảo vệ như không đeo khẩu trang, không đi khám, xét nghiệm, không tự cách ly; dù được cơ quan y tế hướng dẫn các biện pháp bảo vệ. Ba người trên không đủ các điều kiện để bị phạt theo Điều 11 vì không phải người mang mầm bệnh, không tiếp xúc với người bệnh hoăc đã từng đến vùng có dịch, ổ dịch. Chưa nói đến việc cơ quan ra quyết định xử phạt có phải là cơ quan y tế hướng dẫn…Ngoài ra việc phạt tiền. Hiện nay pháp luật hiện hành và những văn bản pháp luật, hướng dẫn mới nhất trong phòng chống dịch Covid-19 đều không hề quy định người dân ra đường phải có lý do cần thiết, hoặc ra đường sau 22h, là vi phạm. Mặt khác: Có một số địa phương diễn giải rằng họ áp dụng chỉ thị của chính phủ (chỉ thị 16), các văn bản hướng dẫn chỉ thị 16 để: Phạt người ra đường sau 22h - Phạt người khi ra đường không có lý do chính đáng. Chúng tôi cũng cho rằng chưa đúng bởi lẽ: Chỉ thị 16 của Thủ tướng và Công văn 1601 của Văn phòng Chính phủ cũng không cấm việc đi lại của người dân, trừ khu vực cách ly, khu vực bị phong tỏa vì phát sinh ổ dịch, mà chỉ khuyến cáo việc hạn chế ra đường. Mặt khác chỉ thị 16 của Thủ tướng cũng không phải là văn bản quy phạm pháp luật bởi theo điều 4, Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật 2015. Không có văn bản quy phạm nào gọi là chỉ thị. Như vậy các hướng dẫn của chỉ thị càng không phải là văn bản quy phạm pháp luật. Điều 4. Hệ thống văn bản quy phạm pháp luật 1. Hiến pháp. 2. Bộ luật, luật (sau đây gọi chung là luật), nghị quyết của Quốc hội. 3. Pháp lệnh, nghị quyết của Ủy ban thường vụ Quốc hội; nghị quyết liên tịch giữa Ủy ban thường vụ Quốc hội với Đoàn Chủ tịch Ủy ban trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam. 4. Lệnh, quyết định của Chủ tịch nước. 5. Nghị định của Chính phủ; nghị quyết liên tịch giữa Chính phủ với Đoàn Chủ tịch Ủy ban trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam. 6. Quyết định của Thủ tướng Chính phủ. 7. Nghị quyết của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao. 8. Thông tư của Chánh án Tòa án nhân dân tối cao; thông tư của Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao; thông tư của Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ; thông tư liên tịch giữa Chánh án Tòa án nhân dân tối cao với Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao; thông tư liên tịch giữa Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ với Chánh án Tòa án nhân dân tối cao, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao; quyết định của Tổng Kiểm toán nhà nước. 9. Nghị quyết của Hội đồng nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (sau đây gọi chung là cấp tỉnh). 10. Quyết định của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh. 11. Văn bản quy phạm pháp luật của chính quyền địa phương ở đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt. 12. Nghị quyết của Hội đồng nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, thành phố thuộc thành phố trực thuộc Trung ương (sau đây gọi chung là cấp huyện). 13. Quyết định của Ủy ban nhân dân cấp huyện. 14. Nghị quyết của Hội đồng nhân dân xã, phường, thị trấn (sau đây gọi chung là cấp xã). 15. Quyết định của Ủy ban nhân dân cấp xã. Pháp luật cũng quy định rõ tại khoản 2 Điều 14 Luật 2015 quy định, nghiêm cấm ban hành văn bản không thuộc hệ thống văn bản quy phạm pháp luật nhưng có chứa quy phạm pháp luật. Nghĩa là chỉ thị không được chứa quy phạm pháp luật. Chỉ thị chỉ mang tính. Vậy, quy phạm pháp luật là gì? Dễ hiểu nó là quy tắc xử sự chung được cơ quan nhà nước ban hành theo những trình tự thủ tục nhất định, bắt buộc cá nhân và tổ chức thực hiện, dễ hiểu nữa là: Không chứa quy phạm pháp luật thì không bắt buộc thực hiện và không có chế tài. Vậy Chỉ thị là gì: Trước đây theo Thông tư số 33 (1992) của Bộ trưởng Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ thì "b) Chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ để chỉ đạo, đôn độc, kiểm tra, hướng dẫn, phối hợp hoạt động của các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương trong các việc thực hiện các chủ trương, Chinh sách, luật pháp của Nhà nước, các quyết định của Chính phủ". Không có 1 dòng nào nói buộc dân, xã hội phải tuân thủ. Thứ hai: Về vấn đề Thu tiền với người thực hiện cách ly tập trung. Hiện việc phòng chống dịch của chúng ta mới dừng lại ở việc “Công bố dịch” và thực hiện các biện pháp phòng chống dịch theo theo Điều 38, Điều 39 và mục 3 Luật Phòng, chống bệnh truyền nhiễm. Trong đó có các biện pháp như khai báo, tổ chức cách ly y tế, khám chữa bệnh, các biện pháp bảo vệ cá nhân. Điều 53 Luật này là: “Kiểm soát ra, vào vùng có dịch với bệnh dịch thuộc nhóm A thì không cấm người dân đi lại, ra đường vào ban đêm, không yêu cầu phải khai báo lý do đi lại tại nơi không được xác định là vùng dịch, ổ dịch hoặc khu vực cách ly. Cho nên các địa phương cấm người dân đi ra đường sau 22h với lý do vi phạm quy định về phòng chống dịch là áp dụng tùy tiện, không có cơ sở. Không chỉ tùy tiện trong xử phạt, cấm người dân tự do đi lại, một số địa phương như Quảng Nam, Đà Nẵng, Hải Phòng… đang thực hiện việc thu tiền ăn đối với người từ TP HCM, Hà Nội trở về địa phương. Đà Nẵng thu 120.000 đồng/người/ngày, Hải Phòng là 75.000 đồng/người/ngày, còn Quảng Nam chưa có con số cụ thể vì đang chờ quyết định của HĐND trong kỳ họp sắp tới. Tuy nhiên, việc làm này cũng bị đánh giá chưa phù hợp quy định pháp luật. Bởi TP HCM, Hà Nội không phải “vùng có dịch, ổ dịch”, nên không được phép cách ly những người từ nơi này về địa phương. Nghị quyết số 37/NQ-CP do Chính phủ ban hành ngày 29/3/2020 về một số chế độ đặc thù trong phòng, chống dịch Covid-19 cũng quy định không thu tiền ăn với người Việt Nam, người nước ngoài đang bị áp dụng biện pháp cách ly tập trung tại cơ sở khám bệnh chữa bệnh hoặc tại cơ sở, địa điểm khác. Mỗi người bị cách ly một ngày được hỗ trợ 80.000 đồng, trừ khi cách ly tại nhà, nơi lưu trú, khách sạn, resort, doanh nghiệp”. Về khu cách ly, mỗi tỉnh phải lập khu cách ly riêng biệt và có báo cáo BCĐ chống dịch cấp quốc gia về địa điểm phối hợp, nhằm chủ động về số lượng người và nơi cách ly. Từ các căn cứ trên chúng tôi cho rằng Với việc thực hiện cấm đi lại ngoài khu vực có dịch vì lý do bất ổn về an ninh, trật tự, an toàn xã hội thì phải có “Lệnh giới nghiêm” của người có thẩm quyền ban hành theo Luật Quốc phòng 2018. Lệnh giới nghiêm được ban bố trong trường hợp tình hình an ninh chính trị, trật tự, an toàn xã hội tại một hoặc một số địa phương diễn biến phức tạp đe dọa gây mất ổn định nghiêm trọng và được công bố liên tục trên các phương tiện thông tin đại chúng. Các địa phương cũng không được thu tiền ăn với người bị cách ly tập trung. Ngân sách từ các tỉnh đã có sẵn và nếu không đủ sẽ có ngân sách từ Trung ương. Chính phủ, BCĐ phòng chống dịch cấp quốc gia chưa yêu cầu phải thu phí trừ một số trường hợp nêu rõ trong Nghị quyết 37 và cũng không thể tự ý chọn nơi cách ly là khách sạn, nhà nghỉ để thu phí. Các địa phương làm như thế là đang phạm luật, không tuân thủ yêu cầu của Chính phủ. .
Tư vấn miễn phí gọi: 1900 6178