Pháp luật có cho phép được đổi tiền ảo khi chơi game không
17:19 07/04/2020
Hiện nay có rất nhiều game cho phép nạp tiền thật để nâng cấp, mua đồ nhân vật...Kinh doanh game cho phép quy đổi tiền ảo và tiền thật hợp pháp không?
- Pháp luật có cho phép được đổi tiền ảo khi chơi game không
- có được đổi tiền ảo khi chơi game không
- Pháp luật doanh nghiệp
- 19006500
- Tác giả:
- Đánh giá bài viết
Có được đổi tiền ảo khi chơi game không
Câu hỏi của bạn về Có được đổi tiền ảo khi chơi game không:
Xin chào luật sư!
Hiện nay tôi thấy có rất nhiều game online cho phép nạp tiền thật để mua tiền ảo nhằm nâng cấp, mua đồ nhân vật, vật phẩm trong game hoặc có thể quy đổi tiền ảo trong game thành tiền thật. Luật sư cho tôi hỏi hình thức kinh doanh game như vậy có hợp pháp hay không? Xin cảm ơn luật sư!
Câu trả lời của luật sư về có được đổi tiền ảo khi chơi game không:
Chào bạn, Luật Toàn Quốc xin cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi về có được đổi tiền ảo khi chơi game không, chúng tôi xin đưa ra quan điểm tư vấn về có được đổi tiền ảo khi chơi game không như sau:
1. Cơ sở pháp lý về có được đổi tiền ảo khi chơi game không
- Nghị định 72/2013/NĐ-CP về quản lý, cung cấp và sử dụng dịch vụ internet và thông tin trên mạng
- Thông tư số 24/2014/TT-BTTTT Quy định chi tiết về hoạt động quản lý, cung cấp và sử dụng dịch vụ trò chơi điện tử trên mạng
2. Nội dung tư vấn về có được đổi tiền ảo khi chơi game không
Bạn đang thắc mắc về việc một số trò chơi điện tử (game online) cho phép người chơi nạp tiền bằng nhiều hình thức như qua tài khoản ngân hàng, bằng thẻ điện thoại hay bằng cả app của game để sử dụng trong trò chơi hoặc cho phép quy đổi tiền ảo thành tiền thật thì có hợp pháp hay không? Chúng tôi xin đưa ra quan điểm tư vấn như sau:
2.1. Nguyên tắc quản lý trò chơi điện tử trên mạng
Theo điều 31 Nghị định 72/2013/NĐ-CP đã quy định về nguyên tắc quản lý trò chơi điện tử, cụ thể:
Thứ nhất, Trò chơi điện tử trên mạng được phân loại như sau:
- Phân loại theo phương thức cung cấp và sử dụng dịch vụ, bao gồm:
- Trò chơi điện tử có sự tương tác giữa nhiều người chơi với nhau đồng thời thông qua hệ thống máy chủ trò chơi của doanh nghiệp (gọi tắt là trò chơi G1);
- Trò chơi điện tử chỉ có sự tương tác giữa người chơi với hệ thống máy chủ trò chơi của doanh nghiệp (gọi tắt là trò chơi G2);
- Trò chơi điện tử có sự tương tác giữa nhiều người chơi với nhau nhưng không có sự tương tác giữa người chơi với hệ thống máy chủ trò chơi của doanh nghiệp (gọi tắt là trò chơi G3);
- Trò chơi điện tử được tải về qua mạng, không có sự tương tác giữa người chơi với nhau và giữa người chơi với hệ thống máy chủ trò chơi của doanh nghiệp (gọi tắt là trò chơi G4).
- Phân loại theo độ tuổi của người chơi phù hợp với nội dung và kịch bản trò chơi:
- Trò chơi điện tử dành cho người lớn (từ 18 tuổi trở lên, ký hiệu là 18+) là trò chơi có hoạt động đối kháng có sử dụng vũ khí; không có hoạt động, hình ảnh, âm thanh khiêu dâm;
- Trò chơi điện tử dành cho thiếu niên (từ 12 tuổi trở lên, ký hiệu là 12+) là trò chơi có hoạt động đối kháng, chiến đấu có sử dụng vũ khí nhưng hình ảnh vũ khí không nhìn được cận cảnh, rõ ràng; tiết chế âm thanh va chạm của vũ khí khi chiến đấu; không có hoạt động, hình ảnh, âm thanh, nhân vật mặc hở hang, khiêu dâm, quay cận cảnh gây chú ý đến các bộ phận nhạy cảm trên cơ thể người;
- Trò chơi điện tử dành cho mọi lứa tuổi (ký hiệu là 00+) là những trò chơi mô phỏng dạng hoạt hình; không có hoạt động đối kháng bằng vũ khí; không có hình ảnh, âm thanh ma quái, kinh dị, bạo lực; không có hình ảnh, hoạt động, âm thanh, nhân vật mặc hở hang, khiêu dâm, quay cận cảnh gây chú ý đến các bộ phận nhạy cảm trên cơ thể người.
Thứ hai, Doanh nghiệp cung cấp dịch vụ trò chơi điện tử phải được cấp phép tùy thuộc vào từng loại trò chơi:
- Doanh nghiệp được cung cấp dịch vụ trò chơi G1 khi có Giấy phép cung cấp dịch vụ trò chơi điện tử và Quyết định phê duyệt nội dung, kịch bản đối với từng trò chơi điện tử do Bộ Thông tin và Truyền thông cấp.
- Doanh nghiệp được cung cấp dịch vụ trò chơi G2, G3, G4 khi có Giấy chứng nhận đăng ký cung cấp dịch vụ trò chơi điện tử và thông báo cung cấp dịch vụ đối với từng trò chơi điện tử.
Theo đó, cơ quan nhà nước có thẩm quyền quản lý việc sử dụng dịch vụ trò chơi điện tử qua mạng bằng cách phân loại trò chơi và cấp phép, phê duyệt cho những doanh nghiệp đủ điều kiện theo quy định. Ngoài ra, Nghị định 72/2013/NĐ-CP cũng quy định cho phép Tổ chức, cá nhân nước ngoài cung cấp dịch vụ trò chơi điện tử trên mạng cho người sử dụng tại Việt Nam nhưng phải thành lập doanh nghiệp theo quy định của pháp Luật Việt Nam để thực hiện cung cấp dịch vụ trò chơi điện tử trên mạng theo quy định tại Nghị định này và quy định về đầu tư nước ngoài.
[caption id="attachment_193402" align="aligncenter" width="487"] Có được đổi tiền ảo khi chơi game không
[/caption]
2.2. Kinh doanh game cho phép quy đổi tiền ảo và tiền thật có hợp pháp không?
Game online hay trò chơi điện tử là một kênh giải trí và nó được sử dụng trên không gian mạng, thế giới ảo. Do đó, nhà nước đã có quy định cụ thể về việc khởi tạo vật phẩm ảo, đơn vị ảo, điểm thưởng. Theo quy định tại điều 7 Thông tư 24/2014/TT-BTTTT thì các đơn vị trong game được sử dụng như sau:
Điều 7. Quy định về vật phẩm ảo, đơn vị ảo, điểm thưởng
1. Doanh nghiệp cung cấp dịch vụ trò chơi điện tử chỉ được khởi tạo các vật phẩm ảo, đơn vị ảo, điểm thưởng trong trò chơi điện tử theo đúng nội dung, kịch bản mà doanh nghiệp đã báo cáo trong hồ sơ được cấp quyết định phê duyệt nội dung, kịch bản trò chơi điện tử và trong báo cáo định kỳ của doanh nghiệp.
2. Người chơi được dùng điểm thưởng hoặc đơn vị ảo có trong tài khoản trò chơi điện tử của mình để đổi lấy vật phẩm ảo do doanh nghiệp cung cấp dịch vụ trò chơi điện tử khởi tạo.
3. Doanh nghiệp cung cấp dịch vụ trò chơi điện tử có nghĩa vụ quản lý vật phẩm ảo, đơn vị ảo, điểm thưởng trong trò chơi điện tử theo đúng quy tắc trò chơi đã công bố và phù hợp với nội dung, kịch bản trò chơi đã được phê duyệt.
4. Vật phẩm ảo, đơn vị ảo, điểm thưởng chỉ được sử dụng trong phạm vi trò chơi điện tử và theo đúng mục đích mà doanh nghiệp đã báo cáo. Vật phẩm ảo, đơn vị ảo, điểm thưởng không phải là tài sản, không có giá trị quy đổi ngược lại thành tiền, thẻ thanh toán, phiếu thưởng hoặc các hiện vật có giá trị giao dịch bên ngoài trò chơi điện tử.
5. Không mua, bán vật phẩm ảo, đơn vị ảo, điểm thưởng giữa những người chơi với nhau.
Như vậy, Doanh nghiệp cung cấp trò chơi điện tử chỉ được khởi tạo các vật phẩm ảo, đơn vị ảo, điểm thưởng trong trò chơi điện tử theo đúng nội dung, kịch bản đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt, cấp phép. Đồng thời, những đơn vị ảo chỉ được sử dụng trong phạm vi trò chơi điện tử và đây không phải là tài sản, không có giá trị quy đổi ngược lại thành tiền, thẻ thanh toán, phiếu thưởng hoặc các hiện vật có giá trị giao dịch bên ngoài. Do đó, có thể khẳng định việc kinh doanh dịch vụ trò chơi điện tử mà có thể quy đổi tiền ảo thành tiền thật hay tiền thật thành tiền ảo là vi phạm pháp luật.
Bài viết tham khảo:
- Thủ tục mở quán game theo quy định của pháp luật mới nhất
- Điều kiện cung cấp dịch vụ trò chơi điện tử G1 trên mạng
Để được tư vấn chi tiết về có được đổi tiền ảo khi chơi game không, quý khách vui lòng liên hệ tới tổng đài tư vấn pháp luật doanh nghiệp 24/7 19006500 để được tư vấn chi tiết hoặc gửi câu hỏi về Email: [email protected]. Chúng tôi sẽ giải đáp toàn bộ câu hỏi của quý khách một cách tốt nhất.
Luật Toàn Quốc xin chân thành cảm ơn.
Chuyên viên: Văn Chung