Phân biệt văn phòng đại diện và địa điểm kinh doanh
14:50 26/08/2019
Phân biệt văn phòng đại diện và địa điểm kinh doanh ... Theo đó, như quy định tại Điều 45 Luật doanh nghiệp 2014 trên thì văn phòng đại diện là đơn vị ...
- Phân biệt văn phòng đại diện và địa điểm kinh doanh
- Văn phòng đại diện và địa điểm kinh doanh
- Pháp luật doanh nghiệp
- 19006500
- Tác giả:
- Đánh giá bài viết
PHÂN BIỆT VĂN PHÒNG ĐẠI DIỆN VÀ ĐỊA ĐIỂM KINH DOANH
Kiến thức của bạn:
Phân biệt văn phòng đại diện và địa điểm kinh doanh
Kiến thức của luật sư:
Cơ sở pháp lý
Nội dung tư vấn
Khoản 7 Điều 4 Luật doanh nghiệp 2014 quy định:
-
Khái niệm văn phòng đại diện và địa điểm kinh doanh
Điều 45 Luật doanh nghiệp 2014 quy định:
“Điều 45. Chi nhánh, văn phòng đại diện và địa điểm kinh doanh của doanh nghiệp
1. Chi nhánh là đơn vị phụ thuộc của doanh nghiệp, có nhiệm vụ thực hiện toàn bộ hoặc một phần chức năng của doanh nghiệp kể cả chức năng đại diện theo ủy quyền. Ngành, nghề kinh doanh của chi nhánh phải đúng với ngành, nghề kinh doanh của doanh nghiệp.
2. Văn phòng đại diện là đơn vị phụ thuộc của doanh nghiệp, có nhiệm vụ đại diện theo ủy quyền cho lợi ích của doanh nghiệp và bảo vệ các lợi ích đó.
3. Địa điểm kinh doanh là nơi mà doanh nghiệp tiến hành hoạt động kinh doanh cụ thể.”
Theo đó, như quy định tại Điều 45 Luật doanh nghiệp 2014 trên thì văn phòng đại diện là đơn vị phụ thuộc của doanh nghiệp, có nhiệm vụ đại diện theo ủy quyền cho lợi ích của doanh nghiệp và thực hiện việc bảo vệ các lợi ích đó. Nội dung hoạt động của văn phòng đại diện phải phù hợp với nội dung hoạt động của doanh nghiệp. [caption id="attachment_26937" align="aligncenter" width="272"] Văn phòng đại diện và địa điểm kinh doanh[/caption]
2. Phân biệt văn phòng đại diện và địa điểm kinh doanh
a. Hoạt động kinh doanh
Có thể thấy được văn phòng đại diện không trực tiếp kinh doanh. Văn phòng đại diện chỉ có chức năng đại diện cho quyền, lợi ích hợp pháp của doanh nghiệp theo ủy quyền và bảo vệ các quyền, lợi ích đó; là văn phòng liên lạc; thực hiện hoạt động nghiên cứu, cung cấp thông tin, hỗ trợ doanh nghiệp tiếp cận với thị trường và đối tác mới; văn phòng có thể tiến hành rà soát thị trường, phát hiện hành vị xâm phạm sở hữu trí tuệ của của công ty, hành vi cạnh tranh không lành mạnh của các doanh nghiệp đối thủ.
Bên cạnh đó, khác với văn phòng đại diện thì địa điểm kinh doanh theo như quy định trên lại thực hiện hoạt động kinh doanh là chính.
b. Sử dụng con dấu
Văn phòng đại diện được phép đăng ký và sử dụng con dấu cho hoạt động của văn phòng đại diện. Tuy nhiên, không được phép sử dụng con dấu này để đóng lên hợp đồng mua bán, bởi văn phòng đại diện không có chức năng kinh doanh.
Địa điểm kinh doanh không được đăng ký và sử dụng con dấu
c. Thủ tục thành lập
Đối với việc thành lập văn phòng đại diện, doanh nghiệp cần phải đăng ký đối với hoạt động của văn phòng đại diện của mình, hồ sơ, trình tự, thủ tục đăng ký hoạt động chi nhánh, văn phòng đại diện của doanh nghiệp thực hiện. Ngoài ra, khi đăng ký hoạt động văn phòng đại diện, doanh nghiệp phải gửi Thông báo lập văn phòng đại diện đến Phòng Đăng ký kinh doanh nơi đặt văn phòng đại diện (khoản 1 Điều 33 Nghị định 78/2015/NĐ-CP). Như vậy có thể thấy, pháp luật không quy định hạn chế đối với địa điểm thành lập văn phòng đại diện. Việc thành lập văn phòng đại diện ở nước ngoài được quy định tại khoản 5 Điều 33 Nghị định 78/2015/NĐ-CP.
Khác với văn phòng đại diện, việc thành lập địa điểm kinh doanh theo quy định tại khoản 2, Điều 33, Nghị định 78/2015/NĐ-CP thì “Đối với việc lập địa điểm kinh doanh: Trong thời hạn 10 ngày làm việc, kể từ ngày quyết định lập địa điểm kinh doanh, doanh nghiệp gửi thông báo lập địa điểm kinh doanh đến Phòng Đăng ký kinh doanh nơi đặt địa điểm kinh doanh.”. Như vậy, khi doanh nghiệp tiến hành mở thêm địa điểm kinh doanh thì chỉ cần gửi thông báo lập địa điểm kinh doanh đến Phòng Đăng ký kinh doanh nơi đặt địa điểm kinh doanh. Nội dung thông báo được quy định tại khoản 2 Điều 33 Nghị định 78/2015/NĐ-CP.
d. Phạm vi thành lập
Ngoài ra, tại quy định của khoản 2, Điều 33, Nghị định 78/2015/NĐ-CP, pháp luật có quy định về nơi đặt địa điểm kinh doanh như sau: “Địa điểm kinh doanh của doanh nghiệp có thể ở ngoài địa chỉ đăng ký trụ sở chính. Doanh nghiệp chỉ được lập địa điểm kinh doanh tại tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính hoặc đặt chi nhánh”.
Như vậy, so với văn phòng đại diện có thể đặt tại tỉnh thành phố trực thuộc trung ương khác không phải tỉnh thành phố đặt trụ sở chính của doanh nghiệp thì nơi thành lập địa điểm kinh doanh có chút hạn chế hơn.
Luật Toàn Quốc mong là những gì chúng tôi tư vấn nêu trên sẽ giúp cho quý khách có thêm những kiến thức tốt nhất về lĩnh lực vực pháp luật. Còn bất cứ vướng mắc gì quý khách vui lòng liên hệ Tổng đài tư vấn luật doanh nghiệp miễn phí 24/7: 19006500 để gặp luật sư tư vấn trực tiếp và yêu cầu cung cấp dịch vụ hoặc gửi qua Email: [email protected]
Chúng tôi xin chân thành cảm ơn sự đồng hành của quý khách.
Trân trọng!.
Liên kết tham khảo: