Phân biệt giám định bổ sung và giám định lại - Luật Toàn Quốc
16:41 14/06/2019
Giám định tư pháp là việc người giám định tư pháp sử dụng kiến thức, phương tiện, phương pháp khoa học, kỹ thuật, nghiệp vụ để kết luận về chuyên môn
- Phân biệt giám định bổ sung và giám định lại - Luật Toàn Quốc
- Phân biệt giám định bổ sung và giám định lại
- Tin tức tổng hợp
- 19006500
- Tác giả:
- Đánh giá bài viết
Phân biệt giám định bổ sung và giám định lại
Câu hỏi về phân biệt giám định bổ sung và giám định lại
Chào luật sư. Lời đầu tiên cho tôi được chúc luật sư và gia đình, cùng toàn thể cộng sự của luật sư sức khỏe, may mắn, hạnh phúc và thành công.
Xin phép luật sư cho tôi hỏi: phân biệt giám định bổ sung và giám định lại
Câu trả lời về phân biệt giám định bổ sung và giám định lại
Chào bạn, Luật Toàn Quốc xin cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi về phân biệt giám định bổ sung và giám định lại, chúng tôi xin đưa ra quan điểm tư vấn về phân biệt giám định bổ sung và giám định lại như sau:
1. Cơ sở pháp lý về phân biệt giám định bổ sung và giám định lại
2. Nội dung tư vấn về phân biệt giám định bổ sung và giám định lại
Trong câu hỏi của bạn, chúng tôi hiểu rằng: “Phân biệt giám định bổ sung và giám định lại”. Với nội dung câu hỏi nêu trên, căn cứ vào các quy định của Bộ luật hình sự năm 2015 và các văn bản pháp luật liên quan, chúng tôi xin đưa ra quan điểm tư vấn như sau:
-
Phân biệt giám định bổ sung và giám định lại mới nhất hiện nay.
Tiêu chí | Giám định bổ sung | Giám định lại |
Căn cứ pháp lý | Được quy định tại điêu 210 của Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015 | Được quy định tại điêu 211 của Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015 |
Khái niệm | Giám định bổ sung được hiểu là việc tổ chức, các nhân được CQTHTT ra quyết định trưng cầu giám định bổ sung cho kết quả giám định lần đầu khi có căn cứ luật định | Giám định lại được hiểu là việc các CQTHTT ra quyết định trưng cầu giám định lại kết luận giám định lần đầu khi có nghi ngờ kết quả đó là không chính xác |
Căn cứ thực hiện | Việc giám định bổ sung được tiến hành khi có một trong các trường hợp: Thứ nhất, Nội dung kết luận giám định chưa rõ, chưa đầy đủ; Thứ hai, Khi phát sinh vấn đề mới cần phải giám định liên quan đến tình tiết của vụ án đã có kết luận giám định trước đó. | Việc giám định lại được thực hiện khi có một trong các căn cứ sau: Thứ nhất, Khi có nghi ngờ kết luận giám định lần đầu không chính xác. Việc giám định lại phải do người giám định khác thực hiện. Thứ hai, trong trường hợp đặc biệt, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Chánh án Tòa án nhân dân tối cao quyết định việc giám định lại sau khi đã có kết luận của Hội đồng giám định. |
Người thực hiện | Việc giám định bổ sung có thể do tổ chức, cá nhân đã giám định hoặc tổ chức, cá nhân khác thực hiện. | Việc giám định lại phải do người giám định khác thực hiện |
Hiệu lực của kết luận giám định lần đầu | Trong trường hợp có giám định bổ sung thì kết luận giám định lần đầu sẽ không bị vô hiệu | Trong trường hợp có giám định bổ sung thì kết luận giám định lần đầu sẽ bị vô hiệu |
Tóm lại, Giám định tư pháp là việc người giám định tư pháp sử dụng kiến thức, phương tiện, phương pháp khoa học, kỹ thuật, nghiệp vụ để kết luận về chuyên môn những vấn đề... Tuy nhiên trên thực tế kết luận giám định lần đầu vì nhiều lý do mà cần phải giám định lại hoặc giám định bổ sung. Theo quy định của Bộ luật tố tụng hình sự thì giám định lại và giám định bổ sung là những hình thức sẽ được thực hiện nhằm mục đích giúp cho việc giải quyết vụ án được khách quan toàn diện.
Bạn có thể tham khảo bài viết sau:
- Soạn thảo đơn đề nghị xem xét kháng nghị theo thủ tục tái thẩm
- Thủ tục tái thẩm trong tố tụng hình sự được quy định như thế nào?
Để được tư vấn chi tiết về Phân biệt giám định bổ sung và giám định lại, quý khách vui lòng liên hệ tới tổng đài tư vấn pháp luật hình sự 24/7: 19006500 để được tư vấn chi tiết hoặc gửi câu hỏi về Email:[email protected]. Chúng tôi sẽ giải đáp toàn bộ câu hỏi của quý khách một cách tốt nhất.
Luật Toàn Quốc xin chân thành cảm ơn./.
Chuyên viên: An Dương