• Đoàn luật sư Thành phố Hà Nội
  • Công ty Luật TNHH Toàn Quốc
  • MST: 0108718004

Luật sư tư vấn gọi: 1900 6500

Dịch vụ tư vấn trực tiếp: 0918243004

Cầm cố và thế chấp là hai trong số chín biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ được quy định tại Bộ luật Dân sự 2015. Trong thực tế, hai hình thức thế chấp...

  • Phân biệt cầm cố và thế chấp theo quy định tại Bộ luật Dân sự 2015
  • cầm cố và thế chấp
  • Tin tức tổng hợp
  • 19006500
  • Tác giả:
  • Đánh giá bài viết

 CẦM CỐ VÀ THẾ CHẤP Kiến thức của bạn:

     Phân biệt cầm cố và thế chấp theo quy định tại Bộ luật Dân sự 2015

Câu trả lời:

Căn cứ pháp lý:

Nội dung tư vấn:    

     Theo điều 105 Bộ luật Dân sự năm 2015, tài sản được hiểu như sau:

"Điều 105. Tài sản

1. Tài sản là vật, tiền, giấy tờ có giá và quyền tài sản.

2. Tài sản bao gồm bất động sản và động sản. Bất động sản và động sản có thể là tài sản hiện có và tài sản hình thành trong tương lai."

     Cầm cố và thế chấp là hai trong số chín biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ được quy định tại Bộ luật Dân sự 2015. Trong thực tế, hai hình thức thế chấp và cầm cố rất hay gặp, và dễ bị lầm tưởng. Tuy nhiên giữa hai hình thức này có những điểm khác biệt sau:

     Thứ nhất, về bản chất của cầm cố và thế chấp:

     Theo quy định tại Điều 309 Bộ luật Dân sự 2015: “Cầm cố tài sản là việc một bên (sau đây gọi là bên cầm cố) giao tài sản thuộc quyền sở hữu của mình cho bên kia (sau đây gọi là bên nhận cầm cố) để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ”.

     Theo quy định tại Điều 317 Bộ luật Dân sự 2015: “Thế chấp tài sản là việc một bên (sau đây gọi là bên thế chấp) dùng tài sản thuộc sở hữu của mình để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ và không giao tài sản cho bên kia (sau đây gọi là bên nhận thế chấp).”

     Như vậy, về bản chất cầm cố là hình thức bắt buộc có sự chuyển giao tài sản (chuyển giao dưới dạng vật chất), còn thế chấp không có sự chuyển giao tài sản mà chỉ chuyển giao các giấy tờ chứng minh tình trạng pháp lý của tài sản thế chấp (chuyển giao dưới dạng giấy tờ).

     Thứ hai, về đối tượng cầm cố và thế chấp:

     Vì trong cầm cố có sự chuyển giao tài sản, nên trên thực tế, đối tượng của cầm cố thường là động sản, bất động sản nếu pháp luật có quy định, các giấy tờ có giá (trái phiếu, cổ phiếu,…)

     Trong khi đó đối tượng của hình thức thế chấp có thể là động sản, bất động sản, quyền sử dụng đất. Tài sản thế chấp được bảo hiểm thì khoản tiền bảo hiểm cũng có thể được thế chấp nếu bên thế chấp thông báo cho tổ chức bảo hiểm.

      Thứ ba, về quyền lợi và nghĩa vụ của bên nhận bảo đảm khi thực hiện cầm cố và thế chấp:

     Theo quy định Bộ luật Dân sự 2015, bên nhận cầm cố được cho thuê, cho mượn, khai thác công dụng tài sản cầm cố và hưởng hoa lợi, lợi tức từ tài sản cầm cố, nếu có thỏa thuận.; phải bảo quản tài sản cho bên cầm cố. Do bên cầm cố được nắm giữ, sử dụng trực tiếp nên rủi ro thấp hơn.

      Ngược lại, bên nhận thế chấp tuy không được hưởng lợi tức, hoa lợi từ tài sản thế chấp nhưng cũng không phải lo bảo quản tài sản cho bên thế chấp. Tuy nhiên, dù có quyền kiểm tra tài sản nhưng do không nắm giữ trực tiếp tài sản nên thế chấp chịu rủi ro cao hơn trong trường hợp giấy tờ giả, tài sản bị thay đổi trong thời gian thế chấp,…        Luật Toàn Quốc mong là những gì chúng tôi tư vấn nêu trên sẽ giúp cho quý khách có thêm những kiến thức tốt nhất về lĩnh lực vực pháp luật. Còn bất cứ vướng mắc gì quý khách vui lòng liên hệ Tổng đài tư vấn pháp luật dân sự miễn phí 24/7: 190066500 để gặp luật sư tư vấn trực tiếp hoặc gửi thư qua hòm thư: [email protected]

       Luật Toàn Quốc xin chân thành cảm ơn sự đồng hành của quý khách cùng chúng tôi.

Liên kết ngoài  tham khảo:

......................................................................................................................................................................................................................................................................................

Tư vấn miễn phí gọi: 1900 6178