• Đoàn luật sư Thành phố Hà Nội
  • Công ty Luật TNHH Toàn Quốc
  • MST: 0108718004

Luật sư tư vấn gọi: 1900 6500

Dịch vụ tư vấn trực tiếp: 0918243004

Chủ thể của tội tham ô phải là người có chức vụ quyền hạn, tuy nhiên những người đồng phạm khác thì không cần có dấu hiệu này

  • Nông dân có thể phạm tội tham ô được không theo quy định?
  • Nông dân có thể phạm tội tham ô được không
  • Tin tức tổng hợp
  • 19006500
  • Tác giả:
  • Đánh giá bài viết

Nông dân có thể phạm tội tham ô được không

Câu hỏi về nông dân có thể phạm tội tham ô được không

     Chào luật sư. Lời đầu tiên cho tôi được chúc luật sư và gia đình, cùng toàn thể cộng sự của luật sư sức khỏe, may mắn, hạnh phúc và thành công.

     Xin phép luật sư cho tôi hỏi: Nông dân có thể phạm tội tham ô được không. Tôi xin cám ơn!

Câu trả lời về nông dân có thể phạm tội tham ô được không

     Chào bạn, Luật Toàn Quốc xin cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi về nông dân có thể phạm tội tham ô được không, chúng tôi xin đưa ra quan điểm tư vấn về nông dân có thể phạm tội tham ô được không như sau:

1. Cơ sở pháp lý về nông dân có thể phạm tội tham ô được không

2. Nội dung tư vấn về nông dân có thể phạm tội tham ô được không

     Trong câu hỏi của bạn, chúng tội hiểu rằng bạn đang thắc mắc là: "nông dân có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự tội tham ô không?", căn cứ vào quy định của BLHS năm 2015 chúng tôi xin đưa ra quan điểm tư vấn về vấn đề trên như sau:

2.1. Cấu thành tội tham ô

Điều 353 của Bộ luật hình sự năm 2015 quy định về tội tham ô như sau

Điều 353. Tội tham ô tài sản

1. Người nào lợi dụng chức vụ, quyền hạn chiếm đoạt tài sản mà mình có trách nhiệm quản lý trị giá từ 2.000.000 đồng đến dưới 100.000.000 đồng hoặc dưới 2.000.000 đồng nhưng thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 07 năm: a) Đã bị xử lý kỷ luật về hành vi này mà còn vi phạm;

b) Đã bị kết án về một trong các tội quy định tại Mục 1 Chương này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm.

.........................

6. Người có chức vụ, quyền hạn trong các doanh nghiệp, tổ chức ngoài Nhà nước mà tham ô tài sản, thì bị xử lý theo quy định tại Điều này.

[caption id="attachment_146028" align="aligncenter" width="418"]Nông dân có thể phạm tội tham ô được không Nông dân có thể phạm tội tham ô được không[/caption]

     - Chủ thể: Chủ thể của tội tham ô chiếm đoạt tài sản là người có chức vụ, quyền hạn, đồng thời phải là người có trách nhiệm quản lý đối với tài sản chiếm đoạt. Người có chức vụ là người do bổ nhiệm, do bầu cử, do hợp đồng hoặc do một hình thức khác, có hưởng lương hoặc không hưởng lương, được giao thực hiện một công vụ nhất định và có quyền hạn nhất định trong khi thực hiện công vụ.  Người có trách nhiệm quản lý tài sản, tức là có trách nhiệm đối với tài sản được Nhà nước giao quản lý. 

     - Khách thể: Hành vi phạm tội đã xâm phạm đến hoạt động đúng đắn của cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức kinh tế của Nhà nước và xâm phạm quyền sở hữu tài sản của cơ quan tổ chức nêu trên
     - Mặt chủ quan: Người phạm tội thực hiện tội phạm với lỗi cố ý.
     - Mặt khách quan: Hành vi chiếm đoạt tài sản mà mình có trách nhiệm quản lý bằng thủ đoạn lợi dụng chức vụ quyền hạn. Hành vi phạm tội đầu tiên phải là hành vi chiếm đoạt. Đối tượng của hành vi chiếm đoạt là những tài sản mà người phạm tội được giao quản lý. Người phạm tội đã lợi dụng trách nhiệm quản lý tài sản được giao, chiếm đoạt tài sản mà mình đang quản lý. Thủ đoạn lợi dụng trách nhiệm quản lý tài sản này có thể khác nhau nhưng thực chất đều là sử dụng chức vụ quyền hạn được giao như điều kiện, phương tiện để có thể thực hiện hành vi tham ô tài sản, biến tài sản được giao thành tài sản của mình. 

2. Nông dân có thể là chủ thể của tội tham ô không?

     Như chúng tôi đã phân tích ở trên, chủ thể của tội tham ô là người có chức vụ, quyền hạn, đồng thời phải là người có trách nhiệm quản lý đối với tài sản bị chiếm đoạt. Tuy nhiên chúng tôi cũng xin khẳng định, đây chỉ là dấu hiệu của người thực hành, nếu như những người đồng phạm khác là người tổ chức, người xúi giục hoặc giúp sức mà có hành vi xúi giục, hứa hẹn hoặc giúp sức cho người thực hành trước khi tội phạm hoàn thành thì không cần những người này có dấu hiệu đặc biệt như trên. Do vậy có thể khẳng định nông dân vẫn có thể là chủ thể của tội tham ô với tư cách là đồng phạm của người có chức vụ, quyền hạn
Điều 17. Đồng phạm 1. Đồng phạm là trường hợp có hai người trở lên cố ý cùng thực hiện một tội phạm. 2. Phạm tội có tổ chức là hình thức đồng phạm có sự câu kết chặt chẽ giữa những người cùng thực hiện tội phạm. 3. Người đồng phạm bao gồm người tổ chức, người thực hành, người xúi giục, người giúp sức. Người thực hành là người trực tiếp thực hiện tội phạm. Người tổ chức là người chủ mưu, cầm đầu, chỉ huy việc thực hiện tội phạm. Người xúi giục là người kích động, dụ dỗ, thúc đẩy người khác thực hiện tội phạm. Người giúp sức là người tạo điều kiện tinh thần hoặc vật chất cho việc thực hiện tội phạm. 4. Người đồng phạm không phải chịu trách nhiệm hình sự về hành vi vượt quá của người thực hành.

     Bạn có thể tham khảo bài viết sau:

     Để được tư vấn chi tiết về Nông dân có thể phạm tội tham ô quý khách vui lòng liên hệ tới tổng đài tư vấn pháp luật hình sự 24/7: 19006500 để được tư vấn chi tiết hoặc gửi câu hỏi về Email:[email protected]. Chúng tôi sẽ giải đáp toàn bộ câu hỏi của quý khách một cách tốt nhất.

     Luật Toàn Quốc xin chân thành cảm ơn./.

Chuyên viên: An Dương

Tư vấn miễn phí gọi: 1900 6178