• Đoàn luật sư Thành phố Hà Nội
  • Công ty Luật TNHH Toàn Quốc
  • MST: 0108718004

Luật sư tư vấn gọi: 1900 6500

Dịch vụ tư vấn trực tiếp: 0918243004

Hội nghị chủ nợ của doanh nghiệp, hợp tác xã phá sản. Trình tự tiến hành hội nghị chủ nợ và thông qua nghị quyết hội nghị chủ nợ.

  • Nội dung và trình tự Hội nghị chủ nợ của doanh nghiệp và hợp tác xã khi mở thủ tục phá sản
  • hội nghị chủ nợ của doanh nghiệp
  • Pháp luật doanh nghiệp
  • 19006500
  • Tác giả:
  • Đánh giá bài viết

NỘI DUNG VÀ TRÌNH TỰ HỘI NGHỊ CHỦ NỢ CỦA DOANH NGHIỆP VÀ HỢP TÁC XÃ KHI MỞ THỦ TỤC PHÁ SẢN

Kiến thức của bạn:

     Nội dung và trình tự Hội nghị chủ nợ của doanh nghiệp và hợp tác xã khi mở thủ tục phá sản

Kiến thức của Luật sư:

Cơ sở pháp lý

Nội dung tư vấn

     Chủ nợ là cá nhân, cơ quan, tổ chức có quyền yêu cầu doanh nghiệp, hợp tác xã thực hiện nghĩa vụ thanh toán khoản nợ, bao gồm chủ nợ không có đảm bảo, chủ nợ có đảm bảo một phần và chủ nợ có đảm bảo. Hội nghị chủ nợ là cuộc họp của các chủ nợ do Thẩm phán triệu tập và chủ trì để thảo luận và quyết định các vấn đề liên quan đến việc giải quyết yêu cầu tuyên bố phá sản doanh nghiệp.Trong trường hợp doanh nghiệp, hợp tác xã không thuộc trường hợp bị tiến hành thủ tục phá sản rút gọn thì Thẩm phán sẽ chủ trì hội nghị chủ nợ. Hội nghị chủ nợ phải tuân theo các điều kiện được quy định Luật Phá sản 2014, trình tự và nội dung của hội nghị chủ nợ được quy định tại điều 81, Luật Phá sản năm 2014, cụ thể như sau: [caption id="attachment_13941" align="aligncenter" width="300"]hội nghị chủ nợ của doanh nghiệp Hội nghị chủ nợ của doanh nghiệp[/caption]

1, Trình tự tiến hành Hội nghị chủ nợ của doanh nghiệp, hợp tác xã

     Hội nghị chủ nợ được tiến hành như sau:

     - Thẩm phán được phân công phụ trách khai mạc Hội nghị chủ nợ;

     - Hội nghị chủ nợ biểu quyết thông qua việc cử Thư ký Hội nghị chủ nợ theo đề xuất của Quản tài viên, doanh nghiệp quản lý, thanh lý tài sản để ghi biên bản Hội nghị chủ nợ;

     - Quản tài viên, doanh nghiệp quản lý, thanh lý tài sản báo cáo về sự có mặt, vắng mặt của người tham gia Hội nghị chủ nợ theo thông báo triệu tập của Tòa án nhân dân, lý do vắng mặt và kiểm tra căn cước của người tham gia Hội nghị chủ nợ;

     - Thẩm phán thông báo với Hội nghị chủ nợ về những người tham gia Hội nghị chủ nợ và nội dung việc giải quyết đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản;

     - Quản tài viên, doanh nghiệp quản lý, thanh lý tài sản thông báo cho Hội nghị chủ nợ về tình hình kinh doanh, thực trạng tài chính của doanh nghiệp, hợp tác xã mất khả năng thanh toán; kết quả kiểm kê tài sản, danh sách chủ nợ, danh sách người mắc nợ và các nội dung khác nếu xét thấy cần thiết;

     - Chủ doanh nghiệp hoặc người đại diện hợp pháp của doanh nghiệp, hợp tác xã trình bày ý kiến về nội dung do Quản tài viên, doanh nghiệp quản lý, thanh lý tài sản đã thông báo cho Hội nghị, đề xuất phương án, giải pháp tổ chức lại hoạt động kinh doanh, khả năng và thời hạn thanh toán nợ;

     - Chủ nợ hoặc người đại diện hợp pháp của chủ nợ trình bày về những vấn đề cụ thể yêu cầu giải quyết, lý do, mục đích và căn cứ của việc yêu cầu giải quyết phá sản;

     - Người có liên quan hoặc người đại diện hợp pháp của họ trình bày ý kiến của mình về những vấn đề có liên quan đến quyền, nghĩa vụ của họ trong việc giải quyết yêu cầu mở thủ tục phá sản;

     - Người làm chứng trình bày ý kiến; người giám định, đại diện cơ quan thẩm định giá trình bày kết luận giám định, kết quả định giá; người thực hiện biện pháp bổ trợ tư pháp khác giải thích những vấn đề còn chưa rõ hoặc có mâu thuẫn;

     - Trường hợp có người vắng mặt thì Quản tài viên, doanh nghiệp quản lý, thanh lý tài sản cho công bố ý kiến bằng văn bản, tài liệu, chứng cứ do người đó cung cấp;

     - Hội nghị chủ nợ thảo luận về các nội dung do Quản tài viên, doanh nghiệp quản lý, thanh lý tài sản đã thông báo và ý kiến của những người tham gia Hội nghị chủ nợ;

     - Quản tài viên, doanh nghiệp quản lý, thanh lý tài sản, người tham gia Hội nghị chủ nợ có quyền đề nghị Thẩm phán ra quyết định thay người đại diện hợp pháp của doanh nghiệp, hợp tác xã mất khả năng thanh toán;

     - Các chủ nợ có quyền thành lập Ban đại diện chủ nợ.

  1. Thông qua nghị quyết Hội nghị chủ nợ của doanh nghiệp, hợp tác xã

      Nghị quyết của Hội nghị chủ nợ được thông qua khi có quá nửa tổng số chủ nợ không có bảo đảm có mặt và đại diện cho từ 65% tổng số nợ không có bảo đảm trở lên biểu quyết tán thành. Nghị quyết của Hội nghị chủ nợ có hiệu lực ràng buộc đối với tất cả các chủ nợ.

     Hội nghị chủ nợ được tiến hành nhằm mục đích đảm bảo cho việc giải quyết một cách bình đẳng lợi ích kinh tế của các chủ nợ của doanh nghiệp. Ngoài ra còn tạo cho doanh nghiệp thêm một cơ hội để có thể phục hồi hoạt động sản xuất kinh doanh nếu có thể phục hồi được. Do đó, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp hoặc hợp tác xã đang lâm vào tình trạng phá sản có thể giải quyết tình trạng đó một cách tốt nhất.      Luật Toàn Quốc mong là những gì chúng tôi tư vấn nêu trên sẽ giúp cho quý khách có thêm những kiến thức tốt nhất về lĩnh lực vực pháp luật. Còn bất cứ vướng mắc gì quý khách vui lòng liên hệ Tổng đài tư vấn luật doanh nghiệp miễn phí 24/7: 19006500 để gặp luật sư tư vấn trực tiếp và yêu cầu cung cấp dịch vụ hoặc gửi qua Email: [email protected]      Chúng tôi xin chân thành cảm ơn sự đồng hành của quý khách.       Trân trọng!.                                                                                                             Liên kết tham khảo:

Tư vấn miễn phí gọi: 1900 6178