• Đoàn luật sư Thành phố Hà Nội
  • Công ty Luật TNHH Toàn Quốc
  • MST: 0108718004

Luật sư tư vấn gọi: 1900 6500

Dịch vụ tư vấn trực tiếp: 0918243004

Vấn đề NLĐ hưởng bảo hiểm thất nghiệp khi tạm hoãn HĐLĐ thế nào được căn cứ quy định tại Bộ luật lao động 2019 và Luật việc làm 2013. Người lao động vẫn có thể được hưởng bảo hiểm thất nghiệp trong trường hợp tạm hoãn hợp đồng lao động mà vẫn đáp ứng đủ các điều kiện để được hưởng bảo hiểm thất nghiệp.

  • NLĐ hưởng bảo hiểm thất nghiệp khi tạm hoãn HĐLĐ thế nào
  • Hưởng bảo hiểm thất nghiệp khi tạm hoãn HĐLĐ
  • Tư vấn luật chung
  • 19006500
  • Tác giả:
  • Đánh giá bài viết

Hưởng bảo hiểm thất nghiệp khi tạm hoãn HĐLĐ

Câu hỏi của bạn:

     Xin chào các anh/chị Luật Toàn Quốc. 

     Em đã làm việc và đóng cũng như được đóng các khoản bảo hiểm đầy đủ cho 1 công ty (tạm gọi là công ty A) từ thời điểm tháng 1/2013. Vì lí do cá nhân, em đã làm đơn và có quyết định của công ty cho em được tạm hoãn hợp đồng lao động (HĐLĐ) trong thời gian 06 tháng tính từ ngày 01/10/2018 đến hết ngày 31/03/2019. Tuy nhiên, tại thời điểm này em có nguyện vọng chấm dứt hợp đồng Lao động đã ký với công ty A. 

     Vậy kính mong anh/chị giải đáp giúp em là:

     1. Em có được quyền nộp đơn xin chấm dứt HĐLĐ  từ thời điểm này hay không? Hay em sẽ phải đợi hết thời hạn tạm hoãn HĐLĐ rồi mới có thể nộp đơn xin chấm dứt HĐLĐ? 

      2. Trong cả hai trường hợp em có thể chấm dứt HĐLĐ (trước hoặc sau khi hết thời gian tạm hoãn HĐLĐ), em có được hưởng bảo hiểm thất nghiệp hay không? Nếu có thì sẽ được tính từ thời điểm nào tới thời điểm nào?

     Em rất mong nhận được sự giúp đỡ từ quý công ty trong thời gian sớm nhất có thể. 

     Em xin chân thành cảm ơn. 

Câu trả lời của Luật sư:

     Chào bạn, Luật Toàn Quốc xin cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi về hưởng bảo hiểm thất nghiệp khi tạm hoãn HĐLĐ, chúng tôi xin đưa ra quan điểm tư vấn về hưởng bảo hiểm thất nghiệp khi tạm hoãn HĐLĐ như sau:

Cơ sở pháp lý:

      Theo yêu cầu tư vấn của bạn, bạn cần chúng tôi tư vấn về vấn đề bảo hiểm thất nghiệp cũng như việc chấm dứt hợp đồng lao động (HĐLĐ). Cụ thể ở đây, bạn không rõ trong quá trình mình làm việc, đã có một khoảng thời gian dài bạn tạm hoãn hợp đồng lao động với công ty, liệu bây giờ bạn có được hưởng bảo hiểm thất nghiệp nữa hay không. Đối với câu hỏi trên, chúng tôi xin đưa ra quan điểm tư vấn như sau:

1. Tạm hoãn hợp đồng lao động khác gì với chấm dứt hợp đồng lao động?

     Tại Điều 30 Bộ luật lao động 2019 quy định:

  • Các trường hợp tạm hoãn thực hiện hợp đồng lao động bao gồm:
    • Người lao động thực hiện nghĩa vụ quân sự, nghĩa vụ tham gia Dân quân tự vệ;
    • Người lao động bị tạm giữ, tạm giam theo quy định của pháp luật về tố tụng hình sự;
    • Người lao động phải chấp hành quyết định áp dụng biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng, cơ sở cai nghiện bắt buộc hoặc cơ sở giáo dục bắt buộc;
    • Lao động nữ mang thai theo quy định tại Điều 138 của Bộ luật này;
    • Người lao động được bổ nhiệm làm người quản lý doanh nghiệp của công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ;
    • Người lao động được ủy quyền để thực hiện quyền, trách nhiệm của đại diện chủ sở hữu nhà nước đối với phần vốn nhà nước tại doanh nghiệp;
    • Người lao động được ủy quyền để thực hiện quyền, trách nhiệm của doanh nghiệp đối với phần vốn của doanh nghiệp đầu tư tại doanh nghiệp khác;
    • Trường hợp khác do hai bên thỏa thuận.
  • Trong thời gian tạm hoãn thực hiện hợp đồng lao động, người lao động không được hưởng lương và quyền, lợi ích đã giao kết trong hợp đồng lao động, trừ trường hợp hai bên có thỏa thuận hoặc pháp luật có quy định khác.

     Như vậy giữa công ty và bạn thỏa thuận tạm hoãn hợp đồng lao động với thời hạn 6 tháng. Trong thời gian này, bạn không làm việc tại công ty, không được hưởng lương cũng như tham gia bảo hiểm xã hội. Bên cạnh đó, Điều 34 Bộ luật trên cũng quy định các trường hợp chấm dứt HĐLĐ, bao gồm:

  • Hết hạn hợp đồng lao động, trừ trường hợp quy định tại khoản 4 Điều 177 của Bộ luật này.
  • Đã hoàn thành công việc theo hợp đồng lao động.
  • Hai bên thỏa thuận chấm dứt hợp đồng lao động.
  • Người lao động bị kết án phạt tù nhưng không được hưởng án treo hoặc không thuộc trường hợp được trả tự do theo quy định tại khoản 5 Điều 328 của Bộ luật Tố tụng hình sự, tử hình hoặc bị cấm làm công việc ghi trong hợp đồng lao động theo bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật.
  • Người lao động là người nước ngoài làm việc tại Việt Nam bị trục xuất theo bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật, quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
  • Người lao động chết; bị Tòa án tuyên bố mất năng lực hành vi dân sự, mất tích hoặc đã chết.
  • Người sử dụng lao động là cá nhân chết; bị Tòa án tuyên bố mất năng lực hành vi dân sự, mất tích hoặc đã chết. Người sử dụng lao động không phải là cá nhân chấm dứt hoạt động hoặc bị cơ quan chuyên môn về đăng ký kinh doanh thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh ra thông báo không có người đại diện theo pháp luật, người được ủy quyền thực hiện quyền và nghĩa vụ của người đại diện theo pháp luật.
  • Người lao động bị xử lý kỷ luật sa thải.
  • Người lao động đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động theo quy định tại Điều 35 của Bộ luật này.
  • Người sử dụng lao động đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động theo quy định tại Điều 36 của Bộ luật này.
  • Người sử dụng lao động cho người lao động thôi việc theo quy định tại Điều 42 và Điều 43 của Bộ luật này.
  • Giấy phép lao động hết hiệu lực đối với người lao động là người nước ngoài làm việc tại Việt Nam theo quy định tại Điều 156 của Bộ luật này.
  • Trường hợp thỏa thuận nội dung thử việc ghi trong hợp đồng lao động mà thử việc không đạt yêu cầu hoặc một bên hủy bỏ thỏa thuận thử việc.

     Có thể thấy, chấm dứt HĐLĐ là việc người lao động chấm dứt hoàn toàn quan hệ lao động với doanh nghiệp. Chế định chấm dứt HĐLĐ và tạm hoãn HĐLĐ là 2 trường hợp riêng biệt không liên quan đến nhau. Pháp luật không cấm việc người lao động đang tạm hoãn HĐLĐ không được phép chấm dứt HĐLĐ. Khi chấm dứt HĐLĐ với doanh nghiệp, trừ trường hợp do hợp đồng hết hạn, người lao động hoàn thành xong công việc hay những trường hợp tại khoản 4,5,6,7, 8 điều 34, thông thường người lao động sẽ phải có trách nhiệm báo trước một khoảng thời gian trước khi nghỉ việc để doanh nghiệp bố trí, sắp xếp người mới. Theo đó, với trường hợp của bạn, nếu bạn muốn chấm dứt HĐLĐ với công ty, ngay ở thời điểm này, bạn đã có thể nộp đơn xin nghỉ việc. Bạn cần lưu ý, nếu hợp đồng lao động của bạn là HĐLĐ không xác định thời hạn, bạn cần báo trước cho công ty 45 ngày theo khỏan 2 điều 37 Bộ luật, còn nếu HĐLĐ là hợp đồng xác định thời hạn từ 1 đến 3 năm, thì theo khoản 1 và 2 điều 37, bạn cần báo trước ít nhất 30 ngày trước khi nghỉ việc.

Hưởng bảo hiểm thất nghiệp khi tạm hoãn HĐLĐ 

2. Điều kiện hưởng trợ cấp thất nghiệp

     Điều kiện hưởng trợ cấp thất nghiệp được quy định tại điều 49 Luật Việc làm 2013 bao gồm:

  • Chấm dứt hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc, trừ các trường hợp sau đây:
    • Người lao động đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động, hợp đồng làm việc trái pháp luật;
    • Hưởng lương hưu, trợ cấp mất sức lao động hằng tháng;
  • Đã đóng bảo hiểm thất nghiệp từ đủ 12 tháng trở lên trong thời gian 24 tháng trước khi chấm dứt hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc
  • Đã nộp hồ sơ hưởng trợ cấp thất nghiệp tại trung tâm dịch vụ việc làm trong thời hạn 03 tháng kể từ ngày nghỉ việc;
  • Chưa tìm được việc làm sau 15 ngày, kể từ ngày nộp hồ sơ hưởng bảo hiểm thất nghiệp, trừ các trường hợp sau đây:
    • Thực hiện nghĩa vụ quân sự, nghĩa vụ công an;
    • Đi học tập có thời hạn từ đủ 12 tháng trở lên;
    • Chấp hành quyết định áp dụng biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng, cơ sở giáo dục bắt buộc, cơ sở cai nghiện bắt buộc;
    • Bị tạm giam; chấp hành hình phạt tù;
    • Ra nước ngoài định cư; đi lao động ở nước ngoài theo hợp đồng;
    • Chết.

     Người lao động đang đóng bảo hiểm thất nghiệp được hiểu là người lao động có tháng liền kề trước thời điểm chấm dứt hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc đã đóng bảo hiểm thất nghiệp và được tổ chức bảo hiểm xã hội xác nhận. Tháng liền kề bao gồm cả thời gian sau:

  • Người lao động có tháng liền kề trước thời điểm chấm dứt hợp đồng lao động hoặc hợp đồnglàm việc nghỉ việc hưởng chế độ thai sản hoặc ốm đau từ 14 ngày làm việc trở lên không hưởng tiền lương tháng tại đơn vị mà hưởng trợ cấp bảo hiểm xã hội;
  • Người lao động có tháng liền kề trước thời điểm chấm dứt hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc mà tạm hoãn thực hiện hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc đã giao kết theo quy định của pháp luật không hưởng tiền lương tháng tại đơn vị.

     Đối với trường hợp của bạn, trong trường hợp bạn nghỉ việc từ đầu tháng 4 thì bạn vẫn được coi là người lao động đang đóng bảo hiểm thất nghiệp do tháng liền kề trước khi bạn nghỉ việc đang là khoảng thời gian bạn tạm hoãn hợp đồng lao động với doanh nghiệp. Bên cạnh đó, trong khoảng thời gian 24 tháng trước khi bạn nghỉ việc, bạn cũng đã đóng tối thiểu được 12 tháng bảo hiểm thất nghiệp. Do đó, khi bạn nghỉ việc tại công ty nếu vào đầu tháng 4, bạn có thể được hưởng tiền trợ cấp thất nghiệp. Đối với trường hợp bạn nghỉ muộn hơn, bạn cũng cũng cần phải đáp ứng điều kiện đóng được ít nhất 12 tháng bảo hiểm thất nghiệp, cũng như việc nghỉ làm của bạn cũng phải hợp pháp. Thời gian bạn được hưởng bảo hiểm thất nghiệp tương ứng thời gian bạn đóng bảo hiểm thất nghiệp, bắt đầu tính từ tháng 1/2013.

     Kết luận: Ngay ở thời điểm hiện tại (đang trong thời gian tạm hoãn HĐLĐ), bạn đã có thể nộp đơn xin nghỉ việc. Nếu việc nghỉ việc của bạn là hợp pháp, bạn có thể được hưởng bảo hiểm thất nghiệp khi đáp ứng đủ điều kiện tại điều 49 Luật Việc làm 2013. Thời điểm hưởng bảo hiểm thất nghiệp bắt đầu tính từ tháng 01/2013 đến tháng cuối cùng bạn được tham gia bảo hiểm ở công ty. 

     Bài viết cùng chuyên mục:

Tư vấn miễn phí gọi: 1900 6178