Nhượng quyền thương mại kinh doanh nhà hàng từ nước ngoài vào Việt Nam
21:38 19/05/2018
Một số vấn đề trong nhượng quyền thương mại kinh doanh nhà hàng...Điều kiện hoạt động nhượng quyền thương mại kinh doanh nhà hàng., Đăng ký nhượng quyền..
- Nhượng quyền thương mại kinh doanh nhà hàng từ nước ngoài vào Việt Nam
- nhượng quyền thương mại kinh doanh nhà hàng
- Pháp luật doanh nghiệp
- 19006500
- Tác giả:
- Đánh giá bài viết
NHƯỢNG QUYỀN THƯƠNG MẠI KINH DOANH NHÀ HÀNG Kiến thức của bạn: Hoạt động nhượng quyền thương mại kinh doanh nhà hàng của thương nhân nước ngoài Kiến thức của luật sư
Căn cứ pháp lý:
- Luật thương mại 2005
- Nghị định 35/2006/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung bởi Nghị định 120/2011/NĐ-CP
- Nghị định 08/2018/NĐ-CP về sửa đổi Nghị định liên quan đến điều kiện đầu tư kinh doanh thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ Công thương
- Thông tư 09/2006/TT-BTM Hướng dẫn đăng ký hoạt động nhượng quyền thương mại.
Nội dung tư vấn: Nhượng quyền thương mại kinh doanh nhà hàng
1. Một số vấn đề trong nhượng quyền thương mại kinh doanh nhà hàng:
Nhượng quyền thương mại là hoạt động thương mại, theo đó bên nhượng quyền cho phép và yêu cầu bên nhận quyền tự mình tiến hành việc mua bán hàng hoá, cung ứng dịch vụ theo các điều kiện của bên nhượng quyền về cách thức tổ chức kinh doanh, tên thương mại, nhãn hiệu hàng hóa, bí quyết kinh doanh, biểu tượng, các quyền sở hữu trí tuệ khác…Bên nhận nhượng quyền phải trả chi phí cho việc sử dụng thương hiệu và các khoản tiền khác do hai bên thỏa thuận liên doanh đến doanh thu. Về cơ sở hạ tầng, chi phí vật chất do bên nhận quyền chịu trách nhiệm.
Kinh doanh nhà hàng theo hình thức nhượng quyền thương mại sẽ bị giới hạn về sáng tạo món ăn, cách thiết kế trang trí nhà hàng bởi công thức nấu ăn và cách bố trí thiết kế nhà hàng tạo nên thương hiệu riêng của nó. Để người dùng nhận diện được thương hiệu thì bên kinh doanh phải tuân thủ những nguyên tắc của bên nhượng quyền về trang trí nhà hàng, đồng phục, cách thức làm việc và thái độ phục vụ của nhân viên, nguồn nguyên liệu được phép sử dụng, quy cách chế biến và bày biện món ăn. Bên nhượng quyền sẽ chuẩn bị sẵn phần thiết kế nhà hàng, nhà bếp, lên thực đơn, chia sẻ công thức chế biến, đào tạo đội ngũ nhân viên.
Có nhiều hình thức nhượng quyền thương mại như: nhượng quyền độc quyền khu vực hoặc nhượng quyền không độc quyền; nhượng quyền thứ cấp
Việc nhượng quyền thương mại phải được lập thành văn bản hợp đồng Nội dung hợp đồng có các điều cơ bản sau:
- Nội dung của quyền thương mại
- Quyền, nghĩa vụ của Bên nhượng quyền.
- Quyền, nghĩa vụ của Bên nhận quyền.
- Giá cả, phí nhượng quyền định kỳ và phương thức thanh toán.
- Các vấn đề liên quan đến sở hữu trí tuệ khi nhượng quyền như: nhãn hiệu, kiểu dáng, bí mật kinh doanh, chuyển giao công nghệ (Phần này có thể lập riêng so với hợp đồng),…
- Thời hạn hiệu lực, gia hạn, chấm dứt hợp đồng
- Giải quyết tranh chấp
2. Điều kiện hoạt động nhượng quyền thương mại kinh doanh nhà hàng:
Kể từ nghị định 08/2018 ngày 15/01/2018 sửa đổi một số nghị định liên quan đến điều kiện đầu tư kinh doanh thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ Công thương có hiệu lực, điều kiện của bên nhận nhượng quyền thương mại đã bị hủy bỏ. Còn đối với bên nhượng quyền, điều kiện được sửa đổi, bổ sung như sau: “Thương nhân được phép cấp quyền thương mại khi hệ thống kinh doanh dự định dùng để nhượng quyền đã được hoạt động ít nhất 01 năm” (Điều 8 Nghị định 08/2018/NĐ-CP) [caption id="attachment_90966" align="aligncenter" width="657"] Nhượng quyền thương mại kinh doanh nhà hàng[/caption]
3. Đăng ký nhượng quyền thương mại:
Các trường hợp không phải đăng ký nhượng quyền thương mại, nhưng phải thực hiện báo cáo với Sở Công thương. Gồm có: Nhượng quyền trong nước; Nhượng quyền thương mại từ Việt Nam ra nước ngoài.
Ngoài hai trường hợp trên thì việc đăng ký nhượng quyền thương mại là thủ tục bắt buộc đối với các thương nhân muốn thực hiện hoạt động nhượng quyền. Như vậy việc nhượng quyền kinh doanh nhà hàng từ nước ngoài vào Việt Nam phải thực hiện việc đăng ký nhượng quyền. Thương nhân nhượng quyền chuẩn bị hồ sơ đăng ký nhượng quyền gồm có những tài liệu sau:
- Đơn đề nghị đăng ký hoạt động nhượng quyền thương mại (theo mẫu của Bộ Công thương)
- Bản giới thiệu về nhượng quyền thương mại (theo mẫu của Bộ Công thương)
- Các văn bản xác nhận về: Tư cách pháp lý của bên dự kiến nhượng quyền thương mại; Văn bằng bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp tại Việt Nam hoặc tại nước ngoài trong trường hợp có chuyển giao quyền sử dụng các đối tượng sở hữu công nghiệp đã được cấp văn bằng bảo hộ (Bản sao có công chứng)
- Bản sao Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc giấy tờ có giá trị tương đương của thương nhân nước ngoài được cơ quan có thẩm quyền nơi thương nhân nước ngoài thành lập xác nhận trong trường hợp nhượng quyền thương mại từ nước ngoài vào Việt nam;
- Giấy tờ chứng minh sự chấp thuận về việc cho phép nhượng quyền lại của bên nhượng quyền ban đầu trong trường hợp thương nhân đăng ký hoạt động nhượng quyền là bên nhượng quyền thứ cấp;
Bản giới thiệu và các văn bản xác nhận phải được hợp pháp hóa lãnh sự theo quy định pháp luật Việt Nam
4. Thủ tục đăng ký nhượng quyền thương mại kinh doanh nhà hàng:
Thủ tục đăng ký nhượng quyền thương mại như sau:
- Bên dự kiến nhượng quyền gửi hồ sơ đến cơ quan có thẩm quyền
- Trong 05 ngày làm việc, kể từ khi nhận đủ hồ sơ hợp lệ, cơ quan nhà nước có thẩm quyền thực hiện đăng ký hoạt động nhượng quyền thương mại vào Sổ đăng ký hoạt động nhượng quyền thương mại và thông báo bằng văn bản cho thương nhân về việc đăng ký
- Nếu hồ sơ chưa đầy đủ hoặc chưa hợp lệ, trong 02 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ, cơ quan có thẩm quyền có văn bản thông báo tới bên dự kiến nhượng quyền
- Sau khi hết thời hạn quy định như trên mà cơ quan nhà nước có thẩm quyền từ chối việc đăng ký thì phải thông báo bằng văn bản cho Bên dự kiến nhượng quyền và nêu rõ lý do
Lệ phí đăng ký nhượng quyền thương mại:
Theo quyết định 106/2008/QĐ-BTC ngày 17/11/2008 như sau:
Thương nhân nước ngoài nhượng quyền thương mại vào Việt Nam chịu lệ phí đăng ký hoạt động cấp mới thông báo là: 16.500.000 đồng/giấy; sửa đổi, bổ sung thông báo là: 6.000.000 đồng/giấy; cấp lại thông báo là: 500.000 đồng/giấy.
Thẩm quyền thực hiện đăng ký nhượng quyền thương mại:
Nhượng quyền thương mại kinh doanh nhà hàng từ nước ngoài vào Việt Nam do Bộ Công thương thực hiện. Bài viết tham khảo:
- Đăng kí hoạt động nhượng quyền thương mại của thương nhân
- Trình tự, hồ sơ, thủ tục đăng ký hoạt động nhượng quyền thương mại
Để được tư vấn chi tiết về cấn đề nhượng quyền thương mại kinh doanh nhà hàng, quý khách vui lòng liên hệ tới Tổng đài tư vấn pháp luật Doanh nghiệp miễn phí 24/7: 19006500 để gặp Luật sư tư vấn trực tiếp và yêu cầu cung cấp dịch vụ hoặc gửi email: [email protected]. Chúng tôi sẽ giải đáp toàn bộ câu hỏi của quý khách một cách tốt nhất.
Xin chân thành cảm ơn./.