• Đoàn luật sư Thành phố Hà Nội
  • Công ty Luật TNHH Toàn Quốc
  • MST: 0108718004

Luật sư tư vấn gọi: 1900 6500

Dịch vụ tư vấn trực tiếp: 0918243004

Người thừa kế phần vốn góp là người chưa thành niên...đương nhiên sẽ là thành viên công ty...người chưa thành niên, thì người đại diện cho họ sẽ xác lập

  • Người thừa kế phần vốn góp là người chưa thành niên
  • thừa kế phần vốn góp
  • Pháp luật doanh nghiệp
  • 19006500
  • Tác giả:
  • Đánh giá bài viết

NGƯỜI THỪA KẾ PHẦN VỐN GÓP LÀ NGƯỜI CHƯA THÀNH NIÊN

 Câu hỏi của bạn:

     Kính gửi quý cơ quan!

     Cám ơn cơ quan đã tư vấn giúp em ạ. Em xin bổ sung lại thông tin để quý cơ quan có thể nắm rõ và tư vấn lại giúp em với ạ.

     Công ty em là công ty TNHH hai thành viên trở lên (6 thành viên). Năm 2014, một thành viên của công ty-(bà A) đột ngột qua đời mà không để lại di chúc thừa kế phần tài sản vốn góp của bà A tại công ty.

     Nay tình hình công ty có biến động nên cần thay đổi thông tin về đăng ký kinh doanh cho công ty tại sở kế hoạch đầu tư. Nhưng bên Sở KHĐT yêu cầu phải làm dứt điểm về thừa kế cổ phần của bà A đã mới nhận hồ sơ.

     Bà A có những người được thừa kế như sau: Cha của bà A, chồng của bà A, 02 đứa con của bà A-đều dưới 18 tuổi nên cha bà A làm giám hộ.

    Phần mà công ty em bế tắc bữa giờ là phần thừa kế này. Bên em nhờ đơn vị phòng công chứng để làm tư vấn nhưng cách hiểu luật không đúng đắn của các bên liên quan dẫn đến việc làm thủ tục bị gián đoạn. Do vậy, rất mong quý đơn vị tư vấn tận tình giúp em để sớm giúp công ty hoàn thành việc thay đổi hồ sơ công ty với ạ.

    Theo như phần hưởng thừa kế đó thì chỉ có Cha bà A và chồng bà A được quyền đứng tên thành viên trong công ty. Do hai đứa con còn nhỏ chưa đủ tư cách pháp nhân nên cha bà A sẽ làm giám hộ.

    Như vậy thì cha bà A và chồng bà A bây giờ được coi như là thành viên công ty. Tuy vậy, việc đứng tên thành viên trong công ty của hai thành viên đó có trục trặc. Đó là chồng của bà A là công chức nhà nước nên không thể đứng tên trong thành viên công ty được, nên chỉ có duy nhất cha bà A là có thể đứng tên thành viên trong công ty.

    Theo như tư vấn viên của phòng công chứng: Cần làm biên bản phân chia di sản thừa kế, trong đó chồng bà A sẽ phải chuyển hết 75% phần vốn góp cho cha bà A để cha bà A có thể đứng tên thành viên trong công ty. Tuy nhiên thì chồng bà A không đồng ý chuyển như vậy mà chỉ chuyển 75% vốn góp đó cho một thành viên trong công ty. Phần cha bà A vẫn giữ nguyên và để tên ông làm thành viên công ty.

     Cho em hỏi?

     1, Việc chuyển 75% phần vốn góp thừa kế của ông chồng bà A cho một người thành viên trong công ty như vậy có được không ạ? Nếu ông không chuyển theo như tư vấn viên của phòng công chứng thì còn cách giải quyết nào nữa không ạ? Ông này là công chức và không tham gia gì tại công ty. Ông chồng bà A có quyền giữ lại 75% cổ phần tại công ty được hay không?

     2, Cha bà A nhận 15% phần vốn góp thừa kế đó có thể đứng tên thành viên công ty được hay không? Nếu không thì cần điều kiện nào nữa?

    3, Nhờ tư vấn giúp công ty em, trong trường hợp này làm cách nào để sớm giải quyết việc thừa kế như trên để sớm đăng ký lại các thông tin tại sở KHĐT  

     Xin trân trọng cám ơn ạ!

Câu trả lời của Luật sư:

      Chào bạn, Luật Toàn Quốc xin cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi tới Phòng tư vấn pháp luật qua Email – Luật Toàn Quốc với câu hỏi của bạn, chúng tôi xin đưa ra quan điểm tư vấn như sau:

     Cơ sở pháp lý:

     Nội dung tư vấn

     Do chúng tôi không trực tiếp nhìn hồ sơ giấy tờ của bạn, nên chúng tôi xin trả lời một số vấn đề như sau:

     Thứ nhất, có thể bạn đang nhầm lẫn khái niệm “ giám hộ” và “người đại diện”

      Theo Bộ luật dân sự 2005 quy định

     Điều 58

Điều 58. Giám hộ

1. Giám hộ là việc cá nhân, tổ chức (sau đây gọi chung là người giám hộ) được pháp luật quy định hoặc được cử để thực hiện việc chăm sóc và bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của người chưa thành niên, người mất năng lực hành vi dân sự (sau đây gọi chung là người được giám hộ).

2. Người được giám hộ bao gồm:

a) Người chưa thành niên không còn cha, mẹ, không xác định được cha, mẹ hoặc cha, mẹ đều mất năng lực hành vi dân sự, bị hạn chế năng lực hành vi dân sự, bị Toà án hạn chế quyền của cha, mẹ hoặc cha, mẹ không có điều kiện chăm sóc, giáo dục người chưa thành niên đó và nếu cha, mẹ có yêu cầu;

b) Người mất năng lực hành vi dân sự.

3. Người chưa đủ mười lăm tuổi được quy định tại điểm a khoản 2 Điều này và người được quy định tại điểm b khoản 2 Điều này phải có người giám hộ.

4. Một người có thể giám hộ cho nhiều người, nhưng một người chỉ có thể được một người giám hộ, trừ trường hợp người giám hộ là cha, mẹ hoặc ông, bà theo quy định tại khoản 2 Điều 61 hoặc khoản 3 Điều 62 của Bộ luật này.

       Khoản 1 Điều 139:

      “1. Đại diện là việc một người (sau đây gọi là người đại diện) nhân danh và vì lợi ích của người khác (sau đây gọi là người được đại diện) xác lập, thực hiện giao dịch dân sự trong phạm vi đại diện”

     Điều 20. Năng lực hành vi dân sự của người chưa thành niên từ đủ sáu tuổi đến chưa đủ mười tám tuổi

"1. Người từ đủ sáu tuổi đến chưa đủ mười tám tuổi khi xác lập, thực hiện giao dịch dân sự phải được người đại diện theo pháp luật đồng ý, trừ giao dịch nhằm phục vụ nhu cầu sinh hoạt hàng ngày phù hợp với lứa tuổi hoặc pháp luật có quy định khác.

2. Trong trường hợp người từ đủ mười lăm tuổi đến chưa đủ mười tám tuổi có tài sản riêng bảo đảm thực hiện nghĩa vụ thì có thể tự mình xác lập, thực hiện giao dịch dân sự mà không cần phải có sự đồng ý của người đại diện theo pháp luật, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác."

     Như vậy, những người thừa kế số vốn góp, đương nhiên sẽ là thành viên công ty. Nếu những người được hưởng thừa kế là người chưa thành niên, thì người đại diện cho họ sẽ xác lập, thực hiện giao dịch dân sự theo quy định của pháp luật. Còn người thuộc diện không được quản lý doanh nghiệp thì có thể tiến hành lấy phần vốn góp, hoặc tặng cho, chuyển nhượng…theo ý chí của cá nhân đó.

     Thứ hai, theo quy định của BLDS 2005, trong trường hợp này khi bà A mất không để lại di chúc thì di sản của bà A sẽ được chia theo pháp luật và hàng thừa kế thứ nhất của bà A là bố bà A, mẹ bà A, vợ bà A, 2 con bà A. Bạn cần xác định tài sản góp vốn của bà A có nguồn gốc từ tài sản chung hay tài sản riêng của bà A, bởi khi đó việc phân chia di sản thừa kế là khác nhau. Còn việc chuyển nhượng số vốn góp chủ yếu là sự thỏa thuận của các bên, dựa trên ý chí của người được thừa kế

    Để được tư vấn chi tiết thừa kế phần vốn góp, quý khách vui lòng liên hệ tới tổng đài tư vấn pháp luật dân sự 24/7: 19006500 để được tư vấn chi tiết hoặc gửi câu hỏi về Email: lienhe@luattoanquoc.com. Chúng tôi sẽ giải đáp toàn bộ câu hỏi của quý khách một cách tốt nhất.

     Luật Toàn Quốc xin chân thành cảm ơn.

     Tham khảo bài viết:

                                                                                                  

Tư vấn miễn phí gọi: 1900 6178