Người làm chứng cho việc lập di chúc và chi phí công chứng
14:11 02/07/2019
Nếu mẹ tôi đồng ý lập thêm di chúc phụ thì có cần mời chính quyền địa phương... người làm chứng cho việc lập di chúc và chi phí công chứng...
- Người làm chứng cho việc lập di chúc và chi phí công chứng
- chi phí công chứng
- Tin tức tổng hợp
- 19006500
- Tác giả:
- Đánh giá bài viết
NGƯỜI THỪA KẾ LẬP THÊM DI CHÚC PHỤ (tiếp)
Câu hỏi của bạn:
Nếu mẹ tôi đồng ý lập thêm di chúc phụ thì có cần mời chính quyền địa phương đến để chứng kiến hoặc chỉ mời luật sư là đủ? Chi phí của luật sư để công chứng như vậy là khoảng bao nhiêu?
Câu trả lời của luật sư:
Chào bạn! Cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi đề nghị tư vấn luật đến Phòng tư vấn luật qua email- Luật Toàn quốc. Chúng tôi xin đưa ra quan điểm tư vấn trường hợp của bạn như sau:
Căn cứ pháp lý:
- Bộ luật dân sự năm 2005
- Luật công chứng năm 2014
- Thông tư liên tịch số 115/2015/TTLT-BTC-BTP
Nội dung tư vấn
Điều 646 Bộ luật dân sự 2005 quy định:
Nếu mẹ tôi đồng ý lập thêm di chúc phụ thì có cần mời chính quyền địa phương đến để chứng kiến hoặc chỉ mời luật sư là đủ?
Điều 650 BLDS quy định di chúc bằng văn bản bao gồm:
- Di chúc bằng văn bản không có người làm chứng;
- Di chúc bằng văn bản có người làm chứng;
- Di chúc bằng văn bản có công chứng;
- Di chúc bằng văn bản có chứng thực.
Theo đó, di chúc bằng văn bản không có người làm chứng là một trong các loại di chúc hợp pháp.
Điều 655 quy định việc lập di chúc bằng văn bản không có người làm chứng như sau:
- Người lập di chúc phải tự tay viết và ký vào bản di chúc.
- Việc lập di chúc bằng văn bản không có người làm chứng phải tuân theo quy định tại Điều 653 của Bộ luật này.
Điều 653. Nội dung của di chúc bằng văn bản
- Di chúc phải ghi rõ:
a) Ngày, tháng, năm lập di chúc;
b) Họ, tên và nơi cư trú của người lập di chúc;
c) Họ, tên người, cơ quan, tổ chức được hưởng di sản hoặc xác định rõ các điều kiện để cá nhân, cơ quan, tổ chức được hưởng di sản;
d) Di sản để lại và nơi có di sản;
đ) Việc chỉ định người thực hiện nghĩa vụ và nội dung của nghĩa vụ.
- Di chúc không được viết tắt hoặc viết bằng ký hiệu; nếu di chúc gồm nhiều trang thì mỗi trang phải được đánh số thứ tự và có chữ ký hoặc điểm chỉ của người lập di chúc.
Trường hợp này, vì mẹ bạn vẫn còn rất minh mẫn nên việc sửa đổi, bổ sung hay lập di chúc mới hoàn toàn có thể thực hiện mà không cần có người làm chứng. Tuy nhiên, việc thực hiện cần tuân thủ chặt chẽ theo quy định tại Điều 655 BLDS 2005.
Nếu bạn muốn mời người làm chứng thì theo quy định tại Điều 654 BLDS, mọi người đều có thể làm chứng cho việc lập di chúc, trừ những người sau đây:
- Người thừa kế theo di chúc hoặc theo pháp luật của người lập di chúc;
- Người có quyền, nghĩa vụ tài sản liên quan tới nội dung di chúc;
- Người chưa đủ mười tám tuổi, người không có năng lực hành vi dân sự.
Theo đó, bạn hoàn toàn có thể mời luật sư tới chứng kiến, chỉ cần luật sư không thuộc 1 trong 3 trường hợp nêu trên. [caption id="attachment_13282" align="aligncenter" width="300"] Người làm chứng cho việc lập di chúc và chi phí công chứng[/caption]
Chi phí của luật sư để công chứng như vậy là khoảng bao nhiêu?
Theo Luật công chứng năm 2014 thì chỉ có công chứng viên và tổ chức hành nghề công chứng có thẩm quyền công chứng di chúc, chứ không phải là luật sư.
Điều 56 Luật công chứng 2014 có quy định trường hợp công chứng di chúc như sau: “Di chúc đã được công chứng nhưng sau đó người lập di chúc muốn sửa đổi, bổ sung, thay thế, hủy bỏ một phần hoặc toàn bộ di chúc thì có thể yêu cầu bất kỳ công chứng viên nào công chứng việc sửa đổi, bổ sung, thay thế hoặc hủy bỏ đó. Trường hợp di chúc trước đó đang được lưu giữ tại một tổ chức hành nghề công chứng thì người lập di chúc phải thông báo cho tổ chức hành nghề công chứng đang lưu giữ di chúc biết việc sửa đổi, bổ sung, thay thế, hủy bỏ di chúc đó”.
Thù lao công chứng được quy định tại Điều 67 Luật công chứng 2014 như sau:
“1. Người yêu cầu công chứng phải trả thù lao khi yêu cầu tổ chức hành nghề công chứng thực hiện việc soạn thảo hợp đồng, giao dịch, đánh máy, sao chụp, dịch giấy tờ, văn bản và các việc khác liên quan đến việc công chứng.
2. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh ban hành mức trần thù lao công chứng áp dụng đối với các tổ chức hành nghề công chứng tại địa phương. Tổ chức hành nghề công chứng xác định mức thù lao đối với từng loại việc không vượt quá mức trần thù lao công chứng do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh ban hành và niêm yết công khai các mức thù lao tại trụ sở của mình. Tổ chức hành nghề công chứng thu thù lao cao hơn mức trần thù lao và mức thù lao đã niêm yết thì bị xử lý theo quy định của pháp luật.”
Theo đó, chi phí công chứng bao gồm: thù lao cho công chứng viên hoặc tổ chức hành nghề công chứng và phí công chứng.
Phí công chứng di chúc được quy định tại Thông tư liên tịch số 115/2015/TTLT-BTC-BTP, cụ thể là 50.000 đồng/trường hợp. Còn thù lao cho công chứng viên hoặc tổ chức hành nghề công chứng được quy định khác nhau đối với từng tỉnh, nhưng mức thù lao không được vượt quá mức quy định do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh đó ban hành. Ví du, tại thành phố Hà Nội thù lao soạn thảo di chúc không quá 1.000.000 đồng ( quyết định số 10/2016/QĐ-UBND về việc ban hành mức trần thù lao công chứng dịch thuật tại các tổ chức hành nghề công chứng trên địa bàn thành phố Hà Nội.
Trên đây là ý kiến tư vấn pháp luật của chúng tôi. Nếu còn bất cứ vướng mắc nào, bạn vui lòng liên hệ tới Tổng đài tư vấn luật dân sự miễn phí 24/7: 19006500 để gặp trực tiếp luật sư tư vấn và để yêu cầu cung cấp dịch vụ. Hoặc Gửi nội dung tư vấn qua email: [email protected]. Chúng tôi rất mong nhận được các ý kiến đóng góp của bạn. Chúng tôi luôn mong nhận được ý kiến đóng góp của mọi người để chúng tôi ngày càng trở lên chuyên nghiệp hơn.
Xin chân thành cảm ơn sự đồng hành của mọi người.
Trân trọng ./.
Liên kết ngoài tham khảo:
- Tư vấn pháp luật đất đai miễn phí 24/7: 1900.6178;
- Tư vấn pháp luật hôn nhân gia đình miễn phí 24/7: 1900.6178;
- Tư vấn pháp luật hình sự miễn phí 24/7: 1900.6178;
- Tư vấn pháp luật lao động miễn phí 24/7: 1900.6178;
- Tư vấn pháp luật dân sự miễn phí 24/7: 1900.6178;
- Tư vấn pháp luật doanh nghiệp miễn phí 24/7: 1900.6178;