• Đoàn luật sư Thành phố Hà Nội
  • Công ty Luật TNHH Toàn Quốc
  • MST: 0108718004

Luật sư tư vấn gọi: 1900 6500

Dịch vụ tư vấn trực tiếp: 0918243004

Nghĩa vụ chứng minh trong dân sự theo quy định của pháp luật mới nhất là thuộc về đương sự vì theo nguyên tắc tự nguyện, tự thỏa thuận giữa các đương sự.

  • Nghĩa vụ chứng minh trong dân sự theo quy định của pháp luật mới nhất
  • Nghĩa vụ chứng minh
  • Tin tức tổng hợp
  • 19006500
  • Tác giả:
  • Đánh giá bài viết

Nghĩa vụ chứng minh trong dân sự theo quy định của pháp luật mới nhất

Câu hỏi của bạn:

Nghĩa vụ chứng minh trong dân sự theo quy định của pháp luật mới nhất là như thế nào?

Trả lời:

Căn cứ pháp lý:

Nội dung tư vấn:

      Nguyên tắc chủ đạo và xuyên suốt trong quan hệ pháp luật dân sự là nguyên tắc tự thỏa thuận, định đoạt của các đương sự. Khi có tranh chấp xảy ra và đương sự lựa chọn con đường giải quyết thông qua Tòa án, đương sự là người trong quan hệ phát sinh tranh chấp, hơn ai hết họ là người hiểu rõ nhất nguyên nhân, điều kiện phát sinh tranh chấp, nội dung vụ án, họ cũng là người đưa ra yêu cầu do vậy họ phải cung cấp chứng cứ cho tòa án. Điều 91 Bộ luật tố tụng Dân sự 2015 có quy định về nghĩa vụ chứng minh như sau:

“1. Đương sự có yêu cầu Tòa án bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình phải thu thập, cung cấp, giao nộp cho Tòa án tài liệu, chứng cứ để chứng minh cho yêu cầu đó là có căn cứ và hợp pháp, trừ các trường hợp sau đây:

a) Người tiêu dùng khởi kiện không có nghĩa vụ chứng minh lỗi của tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hóa, dịch vụ. Tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hóa, dịch vụ bị kiện có nghĩa vụ chứng minh mình không có lỗi gây ra thiệt hại theo quy định của Luật bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng;

b) Đương sự là người lao động trong vụ án lao động mà không cung cấp, giao nộp được cho Tòa án tài liệu, chứng cứ vì lý do tài liệu, chứng cứ đó đang do người sử dụng lao động quản lý, lưu giữ thì người sử dụng lao động có trách nhiệm cung cấp, giao nộp tài liệu, chứng cứ đó cho Tòa án.

Người lao động khởi kiện vụ án đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động thuộc trường hợp người sử dụng lao động không được thực hiện quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động hoặc trường hợp không được xử lý kỷ luật lao động đối với người lao động theo quy định của pháp luật về lao động thì nghĩa vụ chứng minh thuộc về người sử dụng lao động;

c) Các trường hợp pháp luật có quy định khác về nghĩa vụ chứng minh.

2. Đương sự phản đối yêu cầu của người khác đối với mình phải thể hiện bằng văn bản và phải thu thập, cung cấp, giao nộp cho Tòa án tài liệu, chứng cứ để chứng minh cho sự phản đối đó.

3. Cơ quan, tổ chức, cá nhân khởi kiện để bảo vệ lợi ích công cộng, lợi ích của Nhà nước hoặc yêu cầu Tòa án bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người khác phải thu thập, cung cấp, giao nộp cho Tòa án tài liệu, chứng cứ để chứng minh cho việc khởi kiện, yêu cầu của mình là có căn cứ và hợp pháp.

Tổ chức xã hội tham gia bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng không có nghĩa vụ chứng minh lỗi của tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hóa, dịch vụ theo quy định của Luật bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng.

4. Đương sự có nghĩa vụ đưa ra chứng cứ để chứng minh mà không đưa ra được chứng cứ hoặc không đưa ra đủ chứng cứ thì Tòa án giải quyết vụ việc dân sự theo những chứng cứ đã thu thập được có trong hồ sơ vụ việc.”

     Khoản 1 Điều 92 Bộ luật tố tụng dân sự 2015 quy định:

. Những tình tiết, sự kiện sau đây không phải chứng minh:

a) Những tình tiết, sự kiện rõ ràng mà mọi người đều biết và được Tòa án thừa nhận;

b) Những tình tiết, sự kiện đã được xác định trong bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật hoặc quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền đã có hiệu lực pháp luật;

c) Những tình tiết, sự kiện đã được ghi trong văn bản và được công chứng, chứng thực hợp pháp; trường hợp có dấu hiệu nghi ngờ tính khách quan của những tình tiết, sự kiện này hoặc tính khách quan của văn bản công chứng, chứng thực thì Thẩm phán có thể yêu cầu đương sự, cơ quan, tổ chức công chứng, chứng thực xuất trình bản gốc, bản chính.

     

     Theo quy định trên cần lưu ý những điểm dưới đây:

  • Thứ nhất, quy định nghĩa vụ cung cấp chứng cứ và chứng minh cho yêu cầu khởi kiện thuộc về đương sự. Toà án chỉ tiến hành thu thập chứng cứ khi đương sự đã áp dụng mọi biện pháp nhưng vẫn không tự thu thập được và có yêu cầu Toà án tiến hành thu thập. Việc cung cấp chứng cứ, chứng minh cho các yêu cầu của mình vừa là quyền, vừa là nghĩa vụ của đương sự. Đương sự có yêu cầu Toà án bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình, phải đưa ra chứng cứ chứng minh cho yêu cầu đó là có căn cứ và hợp pháp. Ngược lại, nếu đương sự phản đối yêu cầu của người khác đối với mình cũng phải chứng minh sự phản đối đó là có căn cứ và phải đưa ra chứng cứ để chứng minh.
  • Thứ hai, trong các vụ án tranh chấp liên quan đến bảo vệ lợi ích người tiêu dùng thì nghĩa vụ chứng minh thuộc về Tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hóa, dịch vụ bị kiện có nghĩa vụ chứng minh.
  • Thứ ba, trong vụ án lao động thì nghĩa vụ chứng minh, cung cấp tài liệu, chứng cứ thuộc về người sử dụng lao động trong các trường hợp sau: người lao động trong vụ án lao động mà không cung cấp, giao nộp được cho Tòa án tài liệu, chứng cứ vì lý do tài liệu, chứng cứ đó đang do người sử dụng lao động quản lý; Người lao động khởi kiện vụ án đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động thuộc trường hợp người sử dụng lao động không được thực hiện quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động hoặc trường hợp không được xử lý kỷ luật lao động đối với người lao động theo quy định của pháp luật về lao động thì nghĩa vụ chứng minh thuộc về người sử dụng lao động.

    Để được tư vấn chi tiết về Nghĩa vụ chứng minh, quý khách vui lòng liên hệ tới tổng đài tư vấn pháp luật dân sự 24/7: 19006500 để được tư vấn chi tiết hoặc gửi câu hỏi về Email: [email protected]. Chúng tôi sẽ giải đáp toàn bộ câu hỏi của quý khách một cách tốt nhất.

     Luật Toàn Quốc xin chân thành cảm ơn.

     Liên kết tham khảo:

Tư vấn miễn phí gọi: 1900 6178