Nghị định 85/2015/NĐ-CP quy định chi tiết một số điều của Bộ Luật lao động về chính sách đối với lao động nữ mang thai.
14:55 15/08/2018
Nghị định 85/2015/NĐ-CP quy định chi tiết một số điều của Bộ Luật lao động về chính sách đối với lao động nữ mang thai Đại diện của lao động nữ;
- Nghị định 85/2015/NĐ-CP quy định chi tiết một số điều của Bộ Luật lao động về chính sách đối với lao động nữ mang thai.
- Nghị định 85/2015/NĐ-CP quy định chi tiết một
- Tin tức tổng hợp
- 19006500
- Tác giả:
- Đánh giá bài viết
CHÍNH PHỦ -------- |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 85/2015/NĐ-CP | Hà Nội, ngày 01 tháng 10 năm 2015 |
NGHỊ ĐỊNH
QUY ĐỊNH CHI TIẾT MỘT SỐ ĐIỀU CỦA BỘ LUẬT LAO ĐỘNG VỀ CHÍNH SÁCH ĐỐI VỚI LAO ĐỘNG NỮ Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 25 tháng 12 năm 2001; Căn cứ Bộ luật Lao động ngày 18 tháng 6 năm 2012; Theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội; Chính phủ ban hành Nghị định quy định chi tiết một số điều của Bộ luật Lao động về chính sách đối với lao động nữ.
Chương I
QUY ĐỊNH CHUNG Điều 1. Phạm vi điều chỉnh Nghị định này quy định chi tiết một số điều của Bộ luật Lao động về chính sách đối với lao động nữ gồm: Đại diện của lao động nữ; quyền làm việc bình đẳng của lao động nữ; cải thiện điều kiện lao động, chăm sóc sức khỏe đối với lao động nữ; quyền đơn phương chấm dứt, tạm hoãn hợp đồng lao động của lao động nữ mang thai; giúp đỡ, hỗ trợ của người sử dụng lao động trong việc xây dựng nhà trẻ, lớp mẫu giáo hoặc một phần chi phí gửi trẻ, mẫu giáo; tổ chức nhà trẻ, lớp mẫu giáo ở nơi có nhiều lao động nữ và chính sách hỗ trợ người sử dụng lao động. Điều 2. Đối tượng áp dụng
- Lao động nữ.
- Người sử dụng lao động có sử dụng lao động nữ.
- Cơ quan, tổ chức, cá nhân khác có liên quan.
- Người sử dụng lao động có sử dụng nhiều lao động nữ là người sử dụng lao động thuộc một trong các trường hợp sau đây:
- a) Sử dụng từ 10 đến dưới 100 lao động nữ, trong đó số lao động nữ chiếm 50% trở lên so với tổng số lao động;
- b) Sử dụng từ trên 100 đến dưới 1.000 lao động nữ, trong đó số lao động nữ chiếm 30% trở lên so với tổng số lao động;
- c) Sử dụng từ 1.000 lao động nữ trở lên.
- Nơi có nhiều lao động nữ được xác định như sau:
- a) Khu công nghiệp, cụm công nghiệp, khu chế xuất, khu kinh tế, khu công nghệ cao (gọi tắt là khu công nghiệp) có từ 5.000 lao động nữ trở lên đang làm việc trong các doanh nghiệp và có tham gia đóng bảo hiểm xã hội trên địa bàn khu công nghiệp;
- b) Xã, phường, thị trấn có từ 3.000 lao động nữ trở lên đăng kí hộ khẩu thường trú hoặc đăng kí tạm trú tại xã, phường, thị trấn đó.
- Phòng vắt, trữ sữa mẹ: là một không gian riêng biệt rộng tối thiểu 6m2, có nguồn nước sạch, có nguồn điện, bảo đảm vệ sinh, được trang bị tủ lạnh, ghế, bàn; khăn giấy hoặc khăn lau, máy hút sữa, bình tiệt trùng (nếu có thể).
- Trường hợp đã thành lập tổ chức công đoàn thì đại diện của lao động nữ là công đoàn cơ sở;
- Trường hợp chưa thành lập tổ chức công đoàn thì đại diện của lao động nữ là công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở nếu được tập thể lao động nữ có yêu cầu. Trường hợp không có yêu cầu thì người sử dụng lao động lấy ý kiến của trên 50% lao động nữ tại doanh nghiệp;
- Công đoàn cơ sở quy định tại Khoản 1 và công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở quy định tại Khoản 2 Điều này thực hiện quyền, trách nhiệm trong việc tổng hợp và phản ánh ý kiến của lao động nữ đối với những vấn đề liên quan đến quyền và lợi ích của họ khi người sử dụng lao động tham khảo ý kiến.
>>>> Tải Nghị định 85/2015/NĐ-CP TẠI ĐÂYBài viết tham khảo:
- Thương binh mất giấy tờ xác nhận thương tật thì phải làm như thế nào?
- Một số quy định liên quan đến chế độ thai sản theo pháp luật hiện hành.