Mức xử phạt buôn bán hàng giả hàng nhái năm 2020 mới nhất
15:50 07/10/2020
Nghị định 98/2020/NĐ-CP quy định về Xử phạt buôn bán hàng giả hàng nhái như thế nào? thế nào được coi là hàng giả hàng nhái?
- Mức xử phạt buôn bán hàng giả hàng nhái năm 2020 mới nhất
- Xử phạt buôn bán hàng giả hàng nhái
- Pháp luật doanh nghiệp
- 19006500
- Tác giả:
- Đánh giá bài viết
XỬ PHẠT BUÔN BÁN HÀNG GIẢ HÀNG NHÁI
Câu hỏi của bạn về Xử phạt buôn bán hàng giả hàng nhái
Câu trả lời của Luật sư về Xử phạt vi phạm hàng giả hàng nhái
Chào bạn, Luật Toàn Quốc xin cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi về Xử phạt buôn bán hàng giả hàng nhái, chúng tôi xin đưa ra quan điểm tư vấn về Xử phạt buôn bán hàng giả hàng nhái như sau:
1. Cơ sở pháp lý về Xử phạt buôn bán hàng giả hàng nhái:
2. Nội dung tư vấn về Xử phạt buôn bán hàng giả hàng nhái
Hiện nay, thực trạng hàng giả, hàng nhái, hàng kém chất lượng là một trong những vấn đề nổi bật của xã hội. Những tác động tiêu cực mà nó mang lại cho xã hội là không nhỏ ví dụ như ảnh hưởng đến sức khỏe, tài chính của người tiêu dùng, làm suy giảm niềm tin của người tiêu dùng đến tính minh bạch của thị trường hàng hóa, làm giảm uy tín của các nhà sản xuất chân chính, do đó cần có các biện pháp cũng như các quy định về xử phạt buôn bán hàng giả hàng nhái… Vậy việc xử phạt buôn bán hàng giả hàng nhái hiện nay được pháp luật quy định như thế nào. Luật Toàn Quốc xin tư vấn về xử phạt buôn bán hàng giả hàng nhái như sau:
2.1 Quy định về khái niệm hàng giả hàng nhái
- Về khái niệm hàng giả
Theo quy định tại khoản 7 điều 3 Nghị định 98/2020/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động thương mại, sản xuất, buôn bán hàng giả, hàng cấm và bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng, quy định về thuận ngữ "Hàng giả" như sau:
Điều 3. Giải thích từ ngữ (...)
7. “Hàng giả” gồm:
a) Hàng hóa có giá trị sử dụng, công dụng không đúng với nguồn gốc bản chất tự nhiên, tên gọi của hàng hóa; hàng hoá không có giá trị sử dụng, công dụng hoặc có giá trị sử dụng, công dụng không đúng so với giá trị sử dụng, công dụng đã công bố hoặc đăng ký;
a) Hàng hóa có ít nhất một trong các chỉ tiêu chất lượng hoặc đặc tính kỹ thuật cơ bản hoặc định lượng chất chính tạo nên giá trị sử dụng, công dụng của hàng hóa chỉ đạt mức từ 70% trở xuống so với mức tối thiểu quy định tại quy chuẩn kỹ thuật hoặc tiêu chuẩn chất lượng đã đăng ký, công bố áp dụng hoặc ghi trên nhãn, bao bì hàng hóa;
b) Thuốc giả theo quy định tại khoản 33 Điều 2 của Luật Dược năm 2016 và dược liệu giả theo quy định tại khoản 34 Điều 2 của Luật Dược năm 2016;
c) Thuốc thú y, thuốc bảo vệ thực vật không có hoạt chất; không có đủ loại hoạt chất đã đăng ký; có hoạt chất khác với hoạt chất ghi trên nhãn, bao bì hàng hóa; có ít nhất một trong các hàm lượng hoạt chất chỉ đạt từ 70% trở xuống so với mức tối thiểu quy định tại quy chuẩn kỹ thuật hoặc tiêu chuẩn chất lượng đã đăng ký, công bố áp dụng;
đ) Hàng hoá có nhãn hàng hoá hoặc bao bì hàng hoá ghi chỉ dẫn giả mạo tên, địa chỉ tổ chức, cá nhân sản xuất hoặc nhập khẩu, phân phối hàng hoá; giả mạo mã số đăng ký lưu hành, mã số công bố, mã số mã vạch của hàng hoá hoặc giả mạo bao bì hàng hóa của tổ chức, cá nhân khác; giả mạo về nguồn gốc, xuất xứ hàng hóa hoặc nơi sản xuất, đóng gói, lắp ráp hàng hóa;
Theo quy định trên có thể hiểu đơn giản hàng giả là những loại hàng hóa kém chất lượng, không có giá trị sử dụng, giả mạo các loại hàng hóa khác đã được công bố và lưu hành nhằm tạo ra những lợi nhuận cho tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng giả. Pháp luật quy định rất rõ sản phẩm/mặt hàng như thế nào là hàng giả. Theo đó, hàng giả thường phải chứa một hoặc nhiều dấu hiệu giả như:
+ Giả mạo về chất lượng hàng hóa: đó là những loại hàng hóa có giá trị sử dụng, công dụng không đúng với nguồn gốc bản chất tự nhiên.
+ Giả mạo về chỉ tiêu chất lượng: đó là loại hàng hóa có ít nhất một trong các chỉ tiêu chất lượng hoặc đặc tính kỹ thuật cơ bản hoặc định lượng chất chính tạo nên giá trị sử dụng, công dụng của hàng hóa chỉ đạt mức từ 70% trở xuống so với mức tối thiểu quy định tại quy chuẩn kỹ thuật hoặc tiêu chuẩn chất lượng đã đăng ký, công bố áp dụng hoặc ghi trên nhãn, bao bì hàng hóa;
+ Giả mạo về sở hữu trí tuệ: là những loại hàng hóa giả mạo tên, địa chỉ tổ chức, cá nhân sản xuất hoặc nhập khẩu, phân phối hàng hoá; giả mạo mã số đăng ký lưu hành, mã số công bố, mã số mã vạch của hàng hoá hoặc giả mạo bao bì hàng hóa của tổ chức, cá nhân khác; giả mạo về nguồn gốc, xuất xứ hàng hóa hoặc nơi sản xuất, đóng gói, lắp ráp hàng hóa;
- Về khái niệm hàng nhái
Nghị định 98/2020/NĐ-CP Xử phạt buôn bán hàng giả hàng nhái quy định khái niệm các thuật ngữ về hàng hóa bao gồm hàng giả, hàng cấm, hàng nhập lậu, Tem, nhãn, bao bì hàng hoá giả. Và không có một quy định nào về khái niệm hàng nhái. Hiện nay chưa có văn bản pháp luật nào quy định về khái niệm hàng nhái. Có thể định nghĩa rằng hàng nhái cũng là một loại hàng hóa được lưu thông trên thị trường, "bắt chước" hay "nhái" lại các loại hàng hóa chính gốc đã được công nhận và cho phép lưu thông bán ra thị trường. Sở dĩ pháp luật không có khái niệm quy định về hàng nhái, vì thuật ngữ này cung có bản chất như hàng giả, các loại hàng hóa này không đảm bảo chất lượng cũng như tiêu chuẩn về hàng hóa "chính hãng" khi bán ra thì trường. Thuật ngữ này luôn được mọi người nói đi kèm sau thuận ngữ hàng giả. Do đó để sử dụng thuật ngữ chính theo các văn bản pháp luật thì chỉ sử dụng thuật ngữ "hàng giả" [caption id="attachment_203630" align="aligncenter" width="467"] Xử phạt buôn bán hàng giả hàng nhái[/caption]
2.2 Quy định về Xử phạt buôn bán hàng giả hàng nhái
Nghị định 98/2020/NĐ-CP quy định Xử phạt buôn bán hàng giả hàng nhái gồm 6 hành vi:
- Thứ nhất, Hành vi buôn bán hàng giả về giá trị sử dụng, công dụng
Điều 9. Hành vi buôn bán hàng giả về giá trị sử dụng, công dụng
1. Đối với hành vi buôn bán hàng giả về giá trị sử dụng, công dụng quy định tại điểm a, b, c và d khoản 7 Điều 3 của Nghị định này, mức phạt tiền như sau:
a) Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng trong trường hợp hàng giả tương đương với số lượng của hàng thật có trị giá dưới 3.000.000 đồng hoặc thu lợi bất hợp pháp dưới 5.000.000 đồng;
...
3. Hình thức xử phạt bổ sung:
a) Tịch thu tang vật đối với hành vi vi phạm quy định tại Điều này, trừ trường hợp áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại điểm a hoặc điểm b khoản 4 Điều này;
b) Tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề từ 06 tháng đến 12 tháng đối với hành vi vi phạm quy định tại Điều này trong trường hợp vi phạm nhiều lần hoặc tái phạm.
4. Biện pháp khắc phục hậu quả:
a) Buộc tiêu hủy tang vật đối với hành vi vi phạm quy định tại Điều này, trừ trường hợp áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại điểm b khoản này;
b) Buộc đưa ra khỏi lãnh thổ nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam hoặc tái xuất hàng giả đối với hành vi nhập khẩu hàng giả quy định tại Điều này;
c) Buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi vi phạm quy định tại Điều này.
- Thứ hai, Hành vi sản xuất hàng giả về giá trị sử dụng, công dụng
Điều 10. Hành vi sản xuất hàng giả về giá trị sử dụng, công dụng
1. Đối với hành vi sản xuất hàng giả về giá trị sử dụng, công dụng quy định tại điểm a, b, c và d khoản 7 Điều 3 Nghị định này, mức phạt tiền như sau:
a) Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng trong trường hợp hàng giả tương đương với số lượng của hàng thật có trị giá dưới 3.000.000 đồng hoặc thu lợi bất hợp pháp dưới 5.000.000 đồng;
....
3. Hình thức xử phạt bổ sung:
a) Tịch thu tang vật vi phạm đối với hành vi vi phạm quy định tại Điều này, trừ trường hợp áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại điểm a khoản 4 Điều này;
b) Tịch thu phương tiện là công cụ, máy móc được sử dụng để sản xuất hàng giả đối với hành vi vi phạm quy định tại Điều này;
c) Tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề từ 12 tháng đến 24 tháng đối với hành vi vi phạm quy định tại Điều này trong trường hợp vi phạm nhiều lần hoặc tái phạm;
d) Đình chỉ hoạt động một phần hoặc toàn bộ hoạt động sản xuất vi phạm từ 12 tháng đến 24 tháng đối với hành vi vi phạm quy định tại Điều này trong trường hợp vi phạm nhiều lần hoặc tái phạm.
4. Biện pháp khắc phục hậu quả:
a) Buộc tiêu hủy tang vật đối với hành vi vi phạm quy định tại Điều này;
b) Buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi vi phạm quy định tại Điều này.
- Thứ ba, Hành vi buôn bán hàng giả mạo nhãn hàng hóa, bao bì hàng hóa
Điều 11. Hành vi buôn bán hàng giả mạo nhãn hàng hóa, bao bì hàng hóa
1. Đối với hành vi buôn bán hàng giả mạo nhãn hàng hóa, bao bì hàng hóa quy định tại điểm đ khoản 7 Điều 3 Nghị định này, mức phạt tiền như sau: a) Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng trong trường hợp hàng giả tương đương với số lượng của hàng thật có trị giá dưới 3.000.000 đồng hoặc thu lợi bất hợp pháp dưới 5.000.000 đồng;
....
3. Hình thức xử phạt bổ sung:
a) Tịch thu tang vật vi phạm đối với hành vi vi phạm quy định tại Điều này, trừ trường hợp áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại điểm a hoặc điểm b khoản 4 Điều này;
b) Tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề từ 01 tháng đến 03 tháng đối với hành vi vi phạm quy định tại Điều này trong trường hợp vi phạm nhiều lần hoặc tái phạm.
4. Biện pháp khắc phục hậu quả:
a) Buộc loại bỏ yếu tố vi phạm trên nhãn, bao bì hàng giả hoặc buộc tiêu hủy hàng giả đối với hành vi vi phạm quy định tại Điều này, trừ trường hợp áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại điểm b khoản này;
b) Buộc đưa ra khỏi lãnh thổ nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam hoặc tái xuất hàng giả đối với hành vi nhập khẩu hàng giả quy định tại Điều này;
c) Buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi vi phạm quy định tại Điều này
- Thứ tư, Hành vi sản xuất hàng giả mạo nhãn hàng hóa, bao bì hàng hóa
- Thứ năm, Hành vi buôn bán tem, nhãn, bao bì hàng hoá giả
Điều 13. Hành vi buôn bán tem, nhãn, bao bì hàng hóa giả
1. Đối với hành vi buôn bán tem, nhãn, bao bì hàng hóa giả quy định tại điểm e khoản 7 Điều 3 Nghị định này, mức phạt tiền như sau:
a) Phạt tiền từ 300.000 đồng đến 500.000 đồng trong trường hợp tem, nhãn, bao bì hàng hóa giả có số lượng dưới 100 cái, chiếc, tờ hoặc đơn vị tính tương đương (sau đây gọi tắt là đơn vị); ...
3. Hình thức xử phạt bổ sung:
a) Tịch thu tang vật đối với hành vi vi phạm quy định tại Điều này, trừ trường hợp áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại điểm a khoản 4 Điều này;
b) Tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề từ 01 tháng đến 03 tháng đối với hành vi vi phạm quy định tại Điều này trong trường hợp vi phạm nhiều lần hoặc tái phạm.
4. Biện pháp khắc phục hậu quả:
a) Buộc tiêu hủy tem, nhãn, bao bì hàng hóa giả đối với hành vi vi phạm quy định tại Điều này;
b) Buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi vi phạm quy định tại Điều này.
- Thứ sáu, Hành vi sản xuất tem, nhãn, bao bì hàng hoá giả
Điều 14. Hành vi sản xuất tem, nhãn, bao bì hàng hóa giả
1. Đối với hành vi sản xuất tem, nhãn, bao bì hàng hóa giả quy định tại điểm e khoản 7 Điều 3 Nghị định này, mức phạt tiền như sau:
a) Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng trong trường hợp tem, nhãn, bao bì hàng hóa giả có số lượng dưới 100 cái, chiếc, tờ hoặc đơn vị tính tương đương (sau đây gọi tắt là đơn vị);
....
3. Hình thức xử phạt bổ sung:
a) Tịch thu tem, nhãn, bao bì hàng hóa giả đối với hành vi vi phạm quy định tại Điều này, trừ trường hợp áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại điểm a khoản 4 Điều này;
b) Tịch thu phương tiện là công cụ, máy móc được sử dụng để sản xuất tem, nhãn, bao bì hàng hóa giả đối với hành vi vi phạm quy định tại Điều này;
c) Tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề từ 03 tháng đến 06 tháng đối với hành vi vi phạm quy định tại Điều này trong trường hợp vi phạm nhiều lần hoặc tái phạm;
d) Đình chỉ một phần hoặc toàn bộ hoạt động sản xuất vi phạm từ 03 tháng đến 06 tháng đối với hành vi vi phạm quy định tại Điều này. 4. Biện pháp khắc phục hậu quả:
a) Buộc tiêu hủy tem, nhãn, bao bì hàng hóa giả đối với hành vi vi phạm quy định tại Điều này;
b) Buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi vi phạm quy định tại Điều này.
Có thể nhận thấy rằng nghị định Nghị định 98/2020/NĐ-CP quy định xử phạt buôn bán hàng giả hàng nhái với các mức phạt tương tự bao gồm các mức phạt về phạt tiền, phạt bổ sung và biện pháp khác phục hậu quả. Về hình phạt tiền tùy vào hàng giả tương đương với số lượng của hàng thật, có các giá trị hoặc thu lợi bất hợp pháp khác nhau thì mức độ tiền phạt cũng khác nhau.
Ngoài mức phạt tiền theo mức độ nêu trên, nghị định còn quy định mức phạt tiền gấp 2 lần đối với một số trường hợp nhất định. Về hình phạt bổ sung thì hình phạt chủ yếu được áp dụng là tịch thu hàng hóa giả mạo, tang vật, phương tiện sản xuất, giấy phép, chứng chỉ hành nghề. Còn đối với biện pháp khắc phục hậu quả khác là các biện pháp tiêu hủy, nộp lại số lợi bất hợp pháp. [caption id="attachment_203633" align="aligncenter" width="551"] Xử phạt buôn bán hàng giả hàng nhái[/caption]
- Tội sản xuất, buôn bán hàng giả theo quy định của pháp luật hiện hành
- Xử phạt hành vi buôn bán hàng giả mạo nhãn hàng hóa, bao bì hàng hóa
Để được tư vấn chi tiết về Xử phạt buôn bán hàng giả hàng nhái, quý khách vui lòng liên hệ tới tổng đài tư vấn pháp luật doanh nghiệp 19006500 để được tư vấn chi tiết hoặc gửi câu hỏi về Email: [email protected]. Chúng tôi sẽ giải đáp toàn bộ câu hỏi của quý khách một cách tốt nhất.
Luật Toàn Quốc xin chân thành cảm ơn./.
Chuyên Viên: Trần Ngân