• Đoàn luật sư Thành phố Hà Nội
  • Công ty Luật TNHH Toàn Quốc
  • MST: 0108718004

Luật sư tư vấn gọi: 1900 6500

Dịch vụ tư vấn trực tiếp: 0918243004

Luật Toàn Quốc chia sẻ thông tin về mức thu phí thăm quan bảo tàng ở Thành phố Hồ Chí Minh để bà con có thể nắm được và chủ động hơn trong chuyến đi

  • Mức thu phí thăm quan bảo tàng ở thành phố Hồ Chí Minh
  • phí thăm quan bảo tàng
  • Hỏi đáp luật hành chính
  • 19006500
  • Tác giả:
  • Đánh giá bài viết

MỨC THU PHÍ THĂM QUAN BẢO TÀNG

Kiến thức của bạn:

     Mức thu phí thăm quan bảo tàng ở thành phố Hồ Chí Minh

Kiến thức  của Luật sư:

     Chào bạn!

     Trước tiên, xin trân trọng cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi đề nghị tư vấn đến phòng tư vấn pháp luật qua email – Luật Toàn Quốc. Chúng tôi xin đưa ra quan điểm tư vấn như sau:

Cơ sở pháp lý:

  • Nghị quyết 16/2017/NQ-HĐND của Hội đồng nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh về ban hành mức thu phí thăm quan các bảo tàng thuộc Sở Văn hóa và Thể thao quản lý

 

1. Mức thu phí thăm quan bảo tàng ở Thành phố Hồ Chí Minh

     Theo Điều 1 Quyết nghị ban hành kèm theo Nghị quyết 16/2017/NQ-HĐND của HĐND TP Hồ Chí Minh, mức thu thăm quan bảo tàng ở Thành phố Hồ Chí Minh như sau:

  • Bảo tàng Hồ Chí Minh - Chi nhánh Thành phố Hồ Chí Minh, Bảo tàng Tôn Đức Thắng và Bảo tàng Phụ nữ Nam bộ: Không thu phí thăm quan.

  • Bảo tàng Chứng tích chiến tranh: 40.000 đồng/người/lượt.

  • Bảo tàng Thành phố Hồ Chí Minh, Bảo tàng Mỹ thuật, Bảo tàng Lịch sử: 30.000 đồng/người/lượt.

phí thăm quan bảo tàng ở thành phố Hồ Chí Minh

2. Các đối tượng được miễn, giảm phí thăm quan

     Theo Điều 2 Quyết nghị ban hành kèm theo Nghị quyết 16/2017/NQ-HĐND của HĐND TP Hồ Chí Minh

     Thứ nhất, miễn thu phí thăm quan đối với các trường hợp:

  • Trẻ em dưới 06 tuổi.

  • Người khuyết tật đặc biệt nặng theo quy định tại khoản 1 Điều 11 Nghị định số 28/2012/NĐ-CP ngày 10 tháng 4 năm 2012 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật người khuyết tật.

  • Hộ nghèo theo quy định tại Điều 10 Luật Phí và lệ phí.

     Thứ hai, giảm 50% mức thu phí thăm quan đối với các trường hợp:

  • Trẻ em từ 06 tuổi đến dưới 16 tuổi.

  • Sinh viên và học sinh đang học tại các cơ sở giáo dục thuộc hệ thống giáo dục quốc dân Việt Nam.

  • Các đối tượng được hưởng chính sách ưu đãi hưởng thụ văn hóa quy định tại Điều 2 Quyết định số 170/2003/QĐ-TTg ngày 14 tháng 8 năm 2003 của Thủ tướng Chính phủ về “Chính sách ưu đãi hưởng thụ văn hóa”. Trường hợp khó xác định là đối tượng được hưởng chính sách ưu đãi hưởng thụ văn hóa quy định tại Điều 2 Quyết định số 170/2003/QĐ-TTg thì chỉ cần có giấy xác nhận của Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn nơi đối tượng cư trú.

  • Người cao tuổi theo quy định tại Nghị định số 06/2011/NĐ-CP ngày 14 tháng 01 năm 2011 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật người cao tuổi.

  • Người khuyết tật nặng theo quy định tại Khoản 2 Điều 11 Nghị định số 28/2012/NĐ-CP ngày 10 tháng 4 năm 2012 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Người khuyết tật.

  • Trường hợp người vừa thuộc diện hưởng chính sách ưu đãi hưởng thụ văn hóa vừa thuộc diện người cao tuổi hoặc người khuyết tật nặng thì chỉ được giảm 50% mức phí thăm quan.

phí thăm quan bảo tàng ở thành phố Hồ Chí Minh

3. Về quản lý phí và sử dụng nguồn thu

     Theo Điều 4 Quyết nghị ban hành kèm theo Nghị quyết 16/2017/NQ-HĐND của HĐND TP Hồ Chí Minh, quản lý phí và sử dụng nguồn thu từ phí thăm quan bảo tàng thuộc Sở Văn hóa và Thể thao quản lý (Đơn vị được giữ lại 100% số tiền phí thu được để quản lý, sử dụng theo quy định).

     Số tiền thu phí để lại đơn vị được sử dụng để trang trải chi phí theo quy định tại khoản 2 Điều 5 Nghị định số 120/2016/NĐ-CP ngày 21 tháng 8 năm 2016 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật phí và lệ phí như sau:

     Thứ nhất, chi thường xuyên:

  • Chi thanh toán cho cá nhân thực hiện công việc, dịch vụ và thu phí: tiền lương, tiền công, phụ cấp lương, các khoản đóng góp theo quy định được tính trên tiền lương.

  • Chi phí phục vụ cho việc thực hiện công việc, dịch vụ và thu phí như: văn phòng phẩm, vật tư văn phòng, thông tin liên lạc, điện, nước, công tác phí theo tiêu chuẩn, định mức hiện hành.

  • Chi sửa chữa thường xuyên tài sản, máy móc, thiết bị trực tiếp phục vụ cho thực hiện công việc, dịch vụ và thu phí; Chi mua sắm vật tư, nguyên liệu liên quan đến việc thực hiện công việc, dịch vụ và thu phí.

  • Trích khấu hao tài sản cố định để thực hiện công việc, dịch vụ và thu phí đối với đơn vị sự nghiệp công lập tự bảo đảm chi thường xuyên và chi đầu tư từ nguồn thu phí.

  • Các khoản chi khác liên quan đến thực hiện công việc, dịch vụ và thu phí.

     Thứ hai, chi nhiệm vụ không thường xuyên:

  • Chi mua sắm, sửa chữa lớn tài sản, máy móc, thiết bị phục vụ cho việc thực hiện công việc, dịch vụ và thu phí (trừ đơn vị sự nghiệp công lập tự bảo đảm chi thường xuyên và chi đầu tư từ nguồn thu phí theo Luật phí và lệ phí).
  • Các khoản chi khác có tính chất không thường xuyên liên quan đến việc thực hiện công việc, dịch vụ và thu phí.

     Liên kết tham khảo:

Tư vấn miễn phí gọi: 1900 6178