• Đoàn luật sư Thành phố Hà Nội
  • Công ty Luật TNHH Toàn Quốc
  • MST: 0108718004

Luật sư tư vấn gọi: 1900 6500

Dịch vụ tư vấn trực tiếp: 0918243004

Mức hưởng BHYT khi có giấy chuyển tuyến được tính như thế nào, Quy định của pháp luật về khám chữa bệnh trái tuyến, Mức hưởng BHYT khi có giấy chuyển tuyến

  • Mức hưởng BHYT khi có giấy chuyển tuyến được tính như thế nào
  • Mức hưởng BHYT khi có giấy chuyển tuyến
  • Tư vấn luật chung
  • 19006500
  • Tác giả:
  • Đánh giá bài viết

Mức hưởng BHYT khi có giấy chuyển tuyến 

Câu hỏi của bạn: 

     Em chào luật sư, hiện em đang bị bệnh cường giáp và điều trị tại bệnh viện ung bướu thành phố H. Em có đăng kí bảo hiểm tại bệnh viện quân dân miền đông Quận 9, thành phố H. Vậy cho em hỏi:

     - Em khám bệnh viện ung bướu thành phố H có được tính bảo hiểm không và được tính bao nhiêu phần trăm.

     - Nếu không được tính bảo hiểm thì em nên làm thế nào vì em bị bệnh cường giáp nên điều trị hơi lâu

Câu trả lời của Luật sư:

    Chào bạn, Luật Toàn Quốc cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi về mức hưởng BHYT khi có giấy chuyển tuyến cho chúng tôi qua địa chỉ Email: lienhe@luattoanquoc.com. Với câu hỏi của bạn chúng tôi xin đưa ra quan điểm tư vấn như sau:

Cơ sở pháp lý:

Nội dung tư vấn về mức hưởng BHYT khi có giấy chuyển tuyến

     1. Quy định của pháp luật về khám chữa bệnh trái tuyến

     Theo Khoản 15 Điều 1 Luật Bảo hiểm y tế sửa đổi 2014 quy định về mức hưởng bảo hiểm y tế khi khám chữa bệnh trái tuyến như sau:

     “a) Tại bệnh viện tuyến trung ương là 40% chi phí điều trị nội trú;

      b) Tại bệnh viện tuyến tỉnh là 60% chi phí điều trị nội trú từ ngày Luật này có hiệu lực đến ngày 31 tháng 12 năm 2020; 100% chi phí điều trị nội trú từ ngày 01 tháng 01 năm 2021 trong phạm vi cả nước;

     c) Tại bệnh viện tuyến huyện là 70% chi phí khám bệnh, chữa bệnh từ ngày Luật này có hiệu lực đến ngày 31 tháng 12 năm 2015; 100% chi phí khám bệnh, chữa bệnh từ ngày 01 tháng 01 năm 2016.”

     Theo như thông tin anh cung cấp, anh đăng kí bảo hiểm tại bệnh viện quân dân miền đông Quận 9 thành phố H và nếu anh khám tại bệnh viện ung bướu thành phố H mà không có giấy chuyển viện từ bệnh viện quận 9 thì trường hợp của anh được xác định là khám chữa bệnh trái tuyến tại bệnh viện tuyến tỉnh (bệnh viện ung bướu thành phố H là bệnh viện tuyến tỉnh) nên mức hưởng bảo hiểm y tế của là 60% chi phí điều trị nội trú. [caption id="attachment_79812" align="aligncenter" width="426"]mức hưởng BHYT khi có giấy chuyển tuyến mức hưởng BHYT khi có giấy chuyển tuyến[/caption]

     2.Mức hưởng BHYT khi có giấy chuyển tuyến theo quy định pháp luật

     Nếu trong trường hợp này, anh có giấy chuyển tuyến thì mức hưởng BHYT khi có giấy chuyển tuyến sẽ khác với trường hợp trên. Theo Khoản 1 Điều 12 Thông tư 40/2015/TT-BYT quy định chi tiết về giấy chuyển tuyến như sau:

     “a) Trường hợp người bệnh được chuyển đến cơ sở khám bệnh, chữa bệnh khác thì chỉ cần Giấy chuyển tuyến của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh nơi trực tiếp chuyển người bệnh đi;

     b) Trường hợp người bệnh đến cơ sở khám bệnh, chữa bệnh không phải là cơ sở khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế ban đầu và sau đó được chuyển tiếp đến cơ sở khám bệnh, chữa bệnh khác thì chỉ cần Giấy chuyển tuyến của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh nơi trực tiếp chuyển người bệnh đi;

     c) Giấy chuyển tuyến có giá trị sử dụng trong 10 ngày làm việc, kể từ ngày ký;

     d) Người bệnh có thẻ bảo hiểm y tế mắc các bệnh, nhóm bệnh và các trường hợp được sử dụng Giấy chuyển tuyến quy định tại Phụ lục số 01 ban hành kèm theo Thông tư này thì Giấy chuyển tuyến có giá trị sử dụng đến hết ngày 31 tháng 12 năm dương lịch đó. Trường hợp đến hết ngày 31 tháng 12 của năm đó mà người bệnh vẫn đang điều trị nội trú tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh thì Giấy chuyển tuyến có giá trị sử dụng đến hết đợt điều trị nội trú đó.”

     Và khoản 3 Điều 11 Thông tư số 14/2014/TT-BYT: “Người có thẻ bảo hiểm y tế được bệnh viện tuyến huyện, bao gồm cả bệnh viện đã được xếp hạng I, hạng II và bệnh viện đa khoa, bệnh viện chuyên khoa, viện chuyên khoa, trung tâm chuyên khoa tuyến tỉnh chuyển tuyến đến trung tâm chuyên khoa tuyến tỉnh hoặc bệnh viện đa khoa, bệnh viện chuyên khoa, viện chuyên khoa tuyến tỉnh cùng hạng hoặc hạng thấp hơn”. Như vậy, anh sẽ được xác định là khám bệnh đúng tuyến và mức hưởng BHYT khi có giấy chuyển tuyến của anh sẽ là 80% chi phí khám, chữa bệnh. Mức hưởng BHYT khi có giấy chuyển tuyến sẽ có giá trị sử dụng trong 10 ngày. Nếu bệnh cường giáp của anh thuộc nhóm bệnh hoặc bệnh Suy tuyến giáp thì giấy chuyển tuyến sẽ có giá trị đến hết đợt điều trị nội trú đó. Vì vậy, nếu anh điều trị lâu dài thì nên xin giấy chuyển viện để đảm bảo quyền lợi của mình khi đi khám chữa bệnh.

Bài viết tham khảo:

     Để được tư vấn chi tiết về khám trái tuyến được hưởng bảo hiểm y tế, quý khách vui lòng liên hệ tới tổng đài tư vấn pháp luật bảo hiểm 24/7: 19006500 để được tư vấn chi tiết hoặc gửi câu hỏi về Email: lienhe@luattoanquoc.com. Chúng tôi sẽ giải đáp toàn bộ câu hỏi của quý khách một cách tốt nhất.      Luật Toàn Quốc xin chân thành cảm ơn./.

Tư vấn miễn phí gọi: 1900 6178