• Đoàn luật sư Thành phố Hà Nội
  • Công ty Luật TNHH Toàn Quốc
  • MST: 0108718004

Luật sư tư vấn gọi: 1900 6500

Dịch vụ tư vấn trực tiếp: 0918243004

Một số điểm mới về giám hộ trong Bộ luật Dân sự năm 2015: Giám hộ là việc cá nhân, pháp nhân được luật quy định, được Ủy ban nhân dân cấp xã cử, được Tòa án

  • Một số điểm mới về giám hộ trong Bộ luật Dân sự năm 2015
  • Một số điểm mới về giám hộ
  • Tin tức tổng hợp
  • 19006500
  • Tác giả:
  • Đánh giá bài viết

MỘT SỐ ĐIỂM MỚI VỀ GIÁM HỘ

Kiến thức của bạn:

     Một số điểm mới về giám hộ trong Bộ luật Dân sự năm 2015

Kiến thức của Luật sư:

Cơ sở pháp lý

Nội dung tư vấn

1. Khái niệm

a. Khái niệm 

     Giám hộ là một chế định quan trọng trong pháp luật dân sự Việt Nam, các quy định trong chế định thể hiện sự quan tâm sâu sắc của Nhà nước và xã hội ta đối với người chưa thành niên có hoàn cảnh đặc biệt và người mất năng lực hành vi dân sự.

     Điều 46 BLDS 2015 quy định về giám hộ như sau:

Giám hộ là việc cá nhân, pháp nhân được luật quy định, được Ủy ban nhân dân cấp xã cử, được Tòa án chỉ định hoặc được quy định tại khoản 2 Điều 48 của Bộ luật này (sau đây gọi chung là người giám hộ) để thực hiện việc chăm sóc, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của người chưa thành niên, người mất năng lực hành vi dân sự, người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi (sau đây gọi chung là người được giám hộ).

     Trường hợp giám hộ cho người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi thì phải được sự đồng ý của người đó nếu họ có năng lực thể hiện ý chí của mình tại thời điểm yêu cầu.

      Đặc biệt việc giám hộ theo quy định của Bộ luật dân sự năm 2015 phải được đăng ký tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo quy định của pháp luật về hộ tịch. Điều đó là cần thiết để hợp thức hóa quan hệ giám hộ giữa người giám hộ và người được giám hộ, nhằm bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của không chỉ người được giám hộ, người giám hộ và cả người thứ ba trong quan hệ dân sự. Nếu như việc giám hộ không ghi nhận rõ tư cách pháp lý của người được giám hộ và người giám hộ sẽ dẫn đến sự thiếu chính xác trong việc xác định trách nhiệm của người giám hộ đối với người được giám hộ.

     Người giám hộ đương nhiên mà không đăng ký việc giám hộ thì vẫn phải thực hiện nghĩa vụ của người giám hộ. [caption id="attachment_27983" align="aligncenter" width="294"]giám hộaMột số điểm mới về giám hộ Một số điểm mới về giám hộ[/caption]  

b. Một số điểm mới về giám hộ trong Bộ luật Dân sự năm 2015

     Thứ nhất, giám hộ là một quan hệ pháp luật dân sự được xác lập giữa người giám hộ và người được giám hộ theo đó người giám hộ sẽ đại diện cho người được giám hộ trong các quan hệ với Nhà nước và hầu hết các giao dịch dân sự khác.

     Thứ hai, chủ thể của quan hệ giám hộ bao gồm người giám hộ và người được giám hộ. Trong đó người giám hộ có thể là cá nhân hoặc pháp nhân. Cá nhân người giám hộ thường được xác định theo quan hệ hôn nhân, huyết thống.

     Bộ luật dân sự năm 2015 lần đầu tiên quy định pháp nhân là người giám hộ (khoản 1, Điều 46) và điều kiện của pháp nhân làm người giám hộ (Điều 50). Trong khi đó, Bộ luật dân sự năm 2005 chỉ quy định người giám hộ là cá nhân, tổ chức (khoản 1 Điều 58) nhưng không quy định rõ tổ chức có tư cách pháp nhân hay không có tư cách pháp nhân; không quy định rõ điều kiện của tổ chức được giám hộ. Quy định của Bộ luật dân sự năm 2015 cụ thể và rõ ràng hơn nên sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho việc thi hành trong thực tế.

     Thứ ba, quan hệ giám hộ được phát sinh theo quy định của pháp luật (giám hộ đương nhiên) hoặc theo ý chí tự nguyện của người giám hộ (giám hộ cử). Tuy nhiên đều phải tuân theo quy định của pháp luật.

     Thứ tư, mục đích của việc giám hộ là đảm bảo cho những người chưa thành niên, người mất năng lực hành vi dân sự được chăm sóc, giáo dục, được bảo vệ các quyền và lợi ích hợp pháp.

2. Những người nào bắt buộc phải có người giám hộ?

     Khoản 1, điều 47 BLDS 2015 quy định những người sau đây bắt buộc phải có người giám hộ:

  • Người chưa thành niên là người chưa đủ 18 tuổi. Người chưa thành niên được giám hộ khi ở vào một trong các hoàn cảnh sau: không còn cha, mẹ hoặc không xác định được cha, mẹ;
  • Người chưa thành niên có cha, mẹ nhưng cha, mẹ đều mất năng lực hành vi dân sự; cha, mẹ đều có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi; cha, mẹ đều bị hạn chế năng lực hành vi dân sự; cha, mẹ đều bị Tòa án tuyên bố hạn chế quyền đối với con; cha, mẹ đều không có điều kiện chăm sóc, giáo dục con và có yêu cầu người giám hộ;
  • Người mất năng lực hành vi dân sự: là những người bị bệnh tâm thần hoặc mắc bệnh khác mà không thể nhận thức, làm chủ được hành vi của mình.
  • Người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi: là người thành niên do tình trạng thể chất hoặc tinh thần mà không đủ khả năng nhận thức, làm chủ hành vi nhưng chưa đến mức mất năng lực hành vi dân sự.

     Luật Toàn Quốc hy vọng những gì chúng tôi cung cấp nêu trên sẽ giúp cho quý khách hiểu được phần nào quy định của pháp luật về giám hộ. Còn bất cứ vướng mắc gì quý khách vui lòng liên hệ tới Tổng đài tư vấn luật dân sự miễn phí 24/7: 1900 6178 để gặp Luật sư tư vấn trực tiếp và yêu cầu cung cấp dịch vụ hoặc gửi thư về Email: [email protected].

     Xin chân thành cảm ơn sự đồng hành của quý khách. 

     Trân trọng /./.               

Liên kết tham khảo:

Tư vấn miễn phí gọi: 1900 6178