Kinh doanh dịch vụ đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài
10:38 10/07/2019
Để tham gia hoạt động kinh doanh dịch vụ đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài thì doanh nghiệp cần có Giấy phép hoạt động dịch vụ ...
- Kinh doanh dịch vụ đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài
- dịch vụ đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài
- Pháp luật doanh nghiệp
- 19006500
- Tác giả:
- Đánh giá bài viết
KINH DOANH DỊCH VỤ ĐƯA NGƯỜI LAO ĐỘNG ĐI LÀM VIỆC Ở NƯỚC NGOÀI Kiến thức của bạn:
Kinh doanh dịch vụ đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài
Kiến thức của luật sư:
Cơ sở pháp lý
- Luật doanh nghiệp 2014
- Điều 9 Luật Người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng.
- Điều 2, Điều 3, Điều 5 Nghị định 126/2007/NĐ-CP.
- Thông tư 21/2007/TT-BLĐTBXH.
Nội dung tư vấn Điều 2 Nghị định 126/2007/NĐ-CP quy định:
Điều 2. Loại hình doanh nghiệp được cấp Giấy phép hoạt động dịch vụ đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài.
Doanh nghiệp được xem xét cấp Giấy phép hoạt động dịch vụ đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài (sau đây gọi tắt là Giấy phép) là doanh nghiệp được thành lập và hoạt động theo Luật Doanh nghiệp có 100% vốn điều lệ của các tổ chức, cá nhân Việt Nam.
Để tham gia hoạt động kinh doanh dịch vụ đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài thì doanh nghiệp cần có Giấy phép hoạt động dịch vụ đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài [caption id="attachment_14805" align="aligncenter" width="300"] Dịch vụ đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài[/caption]
Điều kiện để được cấp Giấy phép:
- Có đề án hoạt động đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài;
- Có bộ máy chuyên trách để bồi dưỡng kiến thức cần thiết cho người lao động trước khi đi làm việc ở nước ngoài và hoạt động đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo quy định của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội. Trường hợp doanh nghiệp lần đầu tham gia hoạt động đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài thì phải có phương án tổ chức bộ máy chuyên trách để bồi dưỡng kiến thức cần thiết và hoạt động đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài;
- Người lãnh đạo điều hành hoạt động đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài phải có trình độ từ đại học trở lên, có ít nhất ba năm kinh nghiệm trong lĩnh vực đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài hoặc hoạt động trong lĩnh vực hợp tác và quan hệ quốc tế;
- Có tiền ký quỹ theo quy định của Chính phủ, cụ thể, mức tiền ký quỹ là một tỷ đồng.
- Doanh nghiệp được xem xét cấp Giấy phép hoạt động dịch vụ đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài (sau đây gọi tắt là Giấy phép) là doanh nghiệp được thành lập và hoạt động theo Luật Doanh nghiệp có 100% vốn điều lệ của các tổ chức, cá nhân Việt Nam
Bên cạnh đó doanh nghiệp cũng cần đăng ký vốn pháp định theo quy định của pháp luật
- Vốn pháp định của doanh nghiệp hoạt động dịch vụ đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài là 5 tỷ đồng.
Luật Toàn Quốc mong là những gì chúng tôi tư vấn nêu trên sẽ giúp cho quý khách có thêm những kiến thức tốt nhất về lĩnh lực vực pháp luật. Còn bất cứ vướng mắc gì quý khách vui lòng liên hệ Tổng đài tư vấn luật doanh nghiệp miễn phí 24/7: 19006500 để gặp luật sư tư vấn trực tiếp và yêu cầu cung cấp dịch vụ hoặc gửi qua Email: [email protected]
Chúng tôi xin chân thành cảm ơn sự đồng hành của quý khách.
Trân trọng!.
Liên kết tham khảo: