Không đồng ý với quyết định giám đốc thẩm thì làm gì ?
19:24 30/07/2019
Không đồng ý với quyết định giám đốc thẩm thì làm gì? nếu có căn cứ chứng minh theo quy định, bạn có thể đề nghị tòa án nhân dân cấp cao
- Không đồng ý với quyết định giám đốc thẩm thì làm gì ?
- Không đồng ý với quyết định giám đốc thẩm
- Tin tức tổng hợp
- 19006500
- Tác giả:
- Đánh giá bài viết
KHÔNG ĐỒNG Ý VỚI QUYẾT ĐỊNH GIÁM ĐỐC THẨM THÌ LÀM GÌ ?
Câu hỏi của bạn:
Gia đình em bị UBND TP Hải Dương thu hồi đất nông nghiệp nhưng việc bồi thường không đúng pháp luật, sau đó gia đình em khiếu nại và khởi kiện ra Tòa hành chính nhưng Tòa án sơ thẩm và Tòa phúc thẩm tỉnh hải dương xét xử quyền và lợi ích vẫn không được đảm bảo sau đó gia đình em làm đơn đề nghị xem xét thủ tục giám đốc thẩm, nay gia đình em nhận được thông báo của Tòa án nhân dân cấp cao tại Hà Nội về việc xem xét giải quyết đối với bản án đã có hiệu lực pháp luật, nhưng quyền và lợi ích vẫn chưa được đảm bảo vậy gia đình em liệu có quyền được khiếu lại thông báo của Tòa án cấp cao nữa không, và khiếu lại đến cấp nào em mong Công ty luật tư vấn giúp em với.
Câu trả lời:
Chào bạn! Cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi đề nghị tư vấn luật đến Phòng tư vấn luật qua email- Luật Toàn quốc.Chúng tôi xin đưa ra quan điểm tư vấn như sau:
Căn cứ pháp lý:
- Bộ luật Tố tụng dân sự 2015
- Luật tổ chức tòa án nhân dân 2014
Nội dung tư vấn
Theo điều 325 Bộ luật tố tụng dân sự 2015 thì:
Theo thông tin bạn cung cấp thì hiện tại vụ việc của ban đã được giải quyết qua 2 cấp xét xử và trải qua thủ tục giám đốc thẩm. Theo quy định của pháp luật thì quyết định giám đốc thẩm sẽ có hiệu lực. Các bên có quyền lợi, nghĩa vụ trong quyết định giám đốc thẩm có nghĩa vụ thi hành. [caption id="attachment_18922" align="aligncenter" width="450"] Không đồng ý với quyết định giám đốc thẩm[/caption]
Trong trường hợp bạn không đồng ý với quyết định giám đốc thẩm của Tòa án nhân dân cấp cao, nếu có căn cứ chứng minh theo quy định, bạn có thể đề nghị tòa án nhân dân tối cao xem xét lại bản án quyết định của đã có hiệu lực pháp luật theo thủ tục giám đốc thẩm căn cứ theo điều 20 Luật Tổ chức tòa án nhân dân năm 2014:
Điều 20. Nhiệm vụ, quyền hạn của Tòa án nhân dân tối cao
- Tòa án nhân dân tối cao là cơ quan xét xử cao nhất của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
Tòa án nhân dân tối cao giám đốc thẩm, tái thẩm bản án, quyết định của các Tòa án đã có hiệu lực pháp luật bị kháng nghị theo quy định của luật tố tụng.
- Giám đốc việc xét xử của các Tòa án khác, trừ trường hợp do luật định.
- Tổng kết thực tiễn xét xử của các Tòa án, bảo đảm áp dụng thống nhất pháp luật trong xét xử.
- Đào tạo; bồi dưỡng Thẩm phán, Hội thẩm, các chức danh khác của Tòa án nhân dân.
- Quản lý các Tòa án nhân dân và Tòa án quân sự về tổ chức theo quy định của Luật này và các luật có liên quan, bảo đảm độc lập giữa các Tòa án.
- Trình Quốc hội dự án luật, dự thảo nghị quyết; trình Ủy ban thường vụ Quốc hội dự án pháp lệnh, dự thảo nghị quyết theo quy định của luật.
Trên đây là ý kiến tư vấn pháp luật của chúng tôi. Nếu còn bất cứ vướng mắc nào, bạn vui lòng liên hệ tới Tổng đài tư vấn luật dân sự miễn phí 24/7 : 19006500 để gặp trực tiếp luật sư tư vấn và để yêu cầu cung cấp dịch vụ. Hoặc Gửi nội dung tư vấn qua email: [email protected]. Chúng tôi rất mong nhận được các ý kiến đóng góp của bạn.Chúng tôi luôn mong nhận được ý kiến đóng góp của mọi người để chúng tôi ngày càng trở lên chuyên nghiệp hơn.
Xin chân thành cảm ơn sự đồng hành của mọi người.
Trân trọng ./.
Liên kết ngoài tham khảo:
- Tư vấn pháp luật đất đai miễn phí 24/7: 1900.6178;
- Tư vấn pháp luật hôn nhân gia đình miễn phí 24/7: 1900.6178;
- Tư vấn pháp luật hình sự miễn phí 24/7: 1900.6178;
- Tư vấn pháp luật lao động miễn phí 24/7: 1900.6178;
- Tư vấn pháp luật dân sự miễn phí 24/7: 1900.6178;
- Tư vấn pháp luật doanh nghiệp miễn phí 24/7: 1900.6178;