Khởi kiện án hành chính mà không có chứng cứ thì phải làm thế nào
14:05 25/05/2023
Khởi kiện án hành chính mà không có chứng cứ thì phải làm thế nào? Những tình tiết, sự kiện nào không phải chứng minh trong án hành chính
- Khởi kiện án hành chính mà không có chứng cứ thì phải làm thế nào
- Khởi kiện án hành chính mà không có chứng cứ thì phải làm thế nào
- Pháp luật hành chính
- 19006500
- Tác giả:
- Đánh giá bài viết
Khởi kiện án hành chính mà không có chứng cứ thì phải làm thế nào
Câu trả lời của Luật sư:
Luật Toàn Quốc cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi về khởi kiện án hành chính mà không có chứng cứ thì phải làm thế nào. Luật Toàn Quốc xin đưa ra câu trả lời về khởi kiện án hành chính mà không có chứng cứ thì phải làm thế nào như sau:
1. Khởi kiện án hành chính mà không có chứng cứ được hiểu như thế nào?
Khởi kiện án hành chính mà không có chứng cứ là cá nhân, cơ quan, tổ chức khởi kiện yêu cầu Tòa án xem xét tính hợp pháp của quyết định hành chính, hành vi hành chính, quyết định kỷ luật buộc thôi việc, quyết định giải quyết khiếu nại và quyết định xử lý vụ việc cạnh tranh, quyết định giải quyết khiếu nại trong hoạt động kiểm toán nhà nước, danh sách cử tri của cơ quan nhà nước, người có thẩm quyền trong cơ quan nhà nước mà không có chứng cứ chứng minh cho yêu cầu khởi kiện.
Chứng cứ trong vụ án hành chính là những gì có thật được đương sự, cơ quan, tổ chức, cá nhân khác giao nộp, xuất trình cho Tòa án trong quá trình tố tụng hoặc do Tòa án thu thập được theo trình tự, thủ tục do Luật tố tụng hành chính quy định mà Tòa án sử dụng làm căn cứ để xác định các tình tiết khách quan của vụ án cũng như xác định yêu cầu hay sự phản đối của đương sự là có căn cứ và hợp pháp.
2. Khởi kiện án hành chính mà không có chứng cứ thì phải làm thế nào?
2.1 Nghĩa vụ cung cấp chứng cứ chứng minh trong tố tụng hành chính.
Người khởi kiện có nghĩa vụ cung cấp bản sao quyết định hành chính hoặc quyết định kỷ luật buộc thôi việc, quyết định giải quyết khiếu nại về quyết định xử lý vụ việc cạnh tranh, quyết định giải quyết khiếu nại trong hoạt động kiểm toán nhà nước, bản sao quyết định giải quyết khiếu nại (nếu có), cung cấp chứng cứ khác để bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của mình; trường hợp không cung cấp được thì phải nêu rõ lý do.
Người bị kiện có nghĩa vụ cung cấp cho Tòa án hồ sơ giải quyết khiếu nại (nếu có) và bản sao các văn bản, tài liệu mà căn cứ vào đó để ra quyết định hành chính, quyết định kỷ luật buộc thôi việc, quyết định giải quyết khiếu nại về quyết định xử lý vụ việc cạnh tranh, quyết định giải quyết khiếu nại trong hoạt động kiểm toán nhà nước hoặc có hành vi hành chính.
Người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan có nghĩa vụ cung cấp chứng cứ để bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của mình.
Như vậy, các đương sự đều có nghĩa vụ cung cấp chứng cứ để chứng minh cho yêu cầu khởi kiện, phản bác yêu cầu khởi kiện là có căn cứ pháp luật và hợp pháp.
2.2 Khởi kiện vụ án hành chính mà không có chứng cứ thì phải làm thế nào
Theo khoản 1 Điều 9 LTTHC 2015 quy định các đương sự có quyền và nghĩa vụ chủ động thu thập, giao nộp tài liệu, chứng cứ cho Tòa án và chứng minh yêu cầu của mình là có căn cứ và hợp pháp.
Cá nhân khởi kiện, yêu cầu để bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của người khác có quyền và nghĩa vụ thu thập, cung cấp tài liệu, chứng cứ, chứng minh như đương sự. Mặt khác, theo khoản 2 Điều 9 Luật tố tụng hành chính 2015 quy định Tòa án có trách nhiệm hỗ trợ đương sự trong việc thu thập tài liệu, chứng cứ và tiến hành thu thập, xác minh chứng cứ; yêu cầu cơ quan, tổ chức, cá nhân cung cấp tài liệu, chứng cứ cho Tòa án hoặc đương sự theo quy định của Luật này.
Theo khoản 6, 7 Điều 55 Luật tố tụng hành chính 2015 quy định đương sự có quyền yêu cầu cơ quan, tổ chức, cá nhân đang lưu giữ, quản lý tài liệu, chứng cứ cung cấp tài liệu, chứng cứ đó cho mình để giao nộp cho Tòa án;
Đề nghị Tòa án xác minh, thu thập tài liệu, chứng cứ của vụ án mà tự mình không thể thực hiện được; đề nghị Tòa án buộc bên đương sự khác xuất trình tài liệu, chứng cứ mà họ đang lưu giữ, quản lý; đề nghị Tòa án ra quyết định buộc cơ quan, tổ chức, cá nhân đang lưu giữ, quản lý chứng cứ cung cấp chứng cứ; đề nghị Tòa án triệu tập người làm chứng, trưng cầu giám định, định giá tài sản;
Bên cạnh đó, theo Điều 93 Luật tố tụng hành chính 2015 quy định về đương sự có quyền yêu cầu cơ quan, tổ chức, cá nhân cung cấp tài liệu, chứng cứ như sau:
Điều 93. Yêu cầu cơ quan, tổ chức, cá nhân cung cấp tài liệu, chứng cứ
1. Đương sự có quyền yêu cầu cơ quan, tổ chức, cá nhân cung cấp tài liệu, chứng cứ. Khi yêu cầu cơ quan, tổ chức, cá nhân cung cấp tài liệu, chứng cứ thì đương sự phải làm đơn ghi rõ tài liệu, chứng cứ cần cung cấp, lý do yêu cầu cung cấp tài liệu, chứng cứ; họ, tên, địa chỉ của cá nhân, tên, địa chỉ của cơ quan, tổ chức đang quản lý, lưu giữ tài liệu, chứng cứ cần cung cấp. ...
2. Trường hợp đương sự đã áp dụng các biện pháp cần thiết để thu thập chứng cứ mà vẫn không thể tự mình thu thập được thì có thể đề nghị Tòa án ra quyết định yêu cầu cơ quan, tổ chức, cá nhân đang lưu giữ, quản lý tài liệu, chứng cứ cung cấp tài liệu, chứng cứ cho mình hoặc tiến hành thu thập tài liệu, chứng cứ bảo đảm cho việc giải quyết vụ án hành chính. Đương sự yêu cầu Tòa án tiến hành thu thập tài liệu, chứng cứ phải làm đơn ghi rõ vấn đề cần chứng minh; chứng cứ cần thu thập; lý do vì sao tự mình không thu thập được; ...
3. Trường hợp có yêu cầu của đương sự hoặc xét thấy cần thiết, Tòa án yêu cầu cơ quan, tổ chức, cá nhân đang quản lý, lưu giữ cung cấp cho mình tài liệu, chứng cứ.
Như vậy, trường hợp cá nhân, tổ chức, cơ quan khởi kiện vụ án hành chính mà không có chứng cứ thì đương sự trước hết phải chủ động thu thập tài liệu, chứng cứ từ cơ quan hành chính, các cơ quan khác. Trường hợp đương sự đã tiến hành thu thập tài liệu, chứng cứ mà không được thì đương sự có thể yêu cầu, đề nghị Tòa án tiến hành thu thập tài liệu chứng cứ mà đương sự không tự mình thu thập được để cơ quan hành chính giao nộp chứng cứ, tài liệu.
Bởi, trên thực tế việc giao nộp tài liệu, chứng cứ này là bất lợi đối với cơ quan hành chính - người bị kiện nên cơ quan hành chính thường dấu nẹm hoặc không giao nộp cho đương sự.
3. Những tình tiết, sự kiện không phải chứng minh trong án hành chính
Theo Điều 79 Luật tố tụng hành chính 2015 quy định những tình tiết, sự kiện không phải chứng minh như sau:
- Những tình tiết, sự kiện rõ ràng mà mọi người đều biết và được Tòa án thừa nhận;
- Những tình tiết, sự kiện đã được xác định trong bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật;
- Những tình tiết, sự kiện đã được ghi trong văn bản và được công chứng, chứng thực hợp pháp; trường hợp có nghi ngờ về tính xác thực của tình tiết, sự kiện trong văn bản này thì Thẩm phán có thể yêu cầu cơ quan, tổ chức, cá nhân đã cung cấp, giao nộp văn bản xuất trình văn bản gốc, bản chính.
Một bên đương sự thừa nhận hoặc không phản đối những tình tiết, sự kiện, tài liệu, văn bản mà bên đương sự kia đưa ra thì bên đương sự đưa ra tình tiết, sự kiện, tài liệu, văn bản đó không phải chứng minh. Đương sự có người đại diện tham gia tố tụng thì sự thừa nhận hoặc không phản đối của người đại diện được coi là sự thừa nhận của đương sự nếu không vượt quá phạm vi đại diện.
Như vậy, trường hợp đương sự có được một trong những sự kiện, tình tiết trên thì đương sự không phải chứng minh mà những sự kiện, tình tiết này sẽ là chứng cứ chứng minh cho yêu cầu khởi kiện, phản bác yêu cầu khởi kiện,.. tại Tòa án.
4. Hỏi đáp về khởi kiện án hành chính mà không có chứng cứ thì phải làm sao như sau:
Câu hỏi 1: Luật sư cho tôi hỏi lời khai của người làm chứng có được coi là chứng cứ không? Tôi cảm ơn!
Theo khoản 5 Điều 82 Luật tố tụng hành chính 2015 quy định về xác định xác định chứng cứ như sau: Lời khai của đương sự, lời khai của người làm chứng được coi là chứng cứ nếu được ghi bằng văn bản, băng ghi âm, đĩa ghi âm, băng ghi hình, đĩa ghi hình, thiết bị khác lưu trữ âm thanh, hình ảnh theo quy định tại khoản 2 Điều này hoặc khai bằng lời tại phiên tòa. Theo đó, lời khai của người làm chứng có thể được coi là chứng cứ nếu đáp ứng điều kiện tại khoản 2 Điều 82 Luật tố tụng hành chính 2015.
Câu hỏi 2: Luật sư cho tôi hỏi: đương sự cung cấp cho Tòa án chứng cứ giả thì có phải chịu trách nhiệm pháp lý gì không? Tôi cảm ơn!
Theo khoản 3 Điều 90 Luật tố tụng hành chính 2015 nếu người đưa ra chứng cứ được kết luận là giả mạo phải bồi thường thiệt hại theo quy định của pháp luật nếu việc giả mạo chứng cứ đó gây thiệt hại cho người khác và phải chịu chi phí giám định nếu Tòa án quyết định trưng cầu giám định. Như vậy, nếu bạn cung cấp cho Tòa án chứng cứ giả mạo, không đúng sự thật thì sẽ phải bồi thường thiệt hại nếu có thiệt hại thực tế và phải chịu chi phí giám định nếu Tòa án quyết định trung cấu giám định chứng cứ giả mạo đó.
Dịch vụ hỗ trợ khách hàng về khởi kiện án hành chính mà không có chứng cứ thì phải làm sao:
Tư vấn qua Tổng đài 1900 6500: Đây là hình thức tư vấn được nhiều khách hàng sử dụng nhất, vì bạn có thể đặt thêm các câu hỏi về khởi kiện án hành chính mà không có chứng cứ thì phải làm sao và các vấn đề khác có liên quan. Chỉ sau một vài câu hỏi của Luật Sư, vấn đề của bạn sẽ được giải quyết; bạn có thể gọi cho Luật Toàn Quốc vào bất cứ thời gian nào chúng tôi luôn sẵn sàng tư vấn cho bạn.
Tư vấn qua Email: Bạn có thể gửi câu hỏi về khởi kiện án hành chính mà không có chứng cứ thì phải làm sao tới địa chỉ: [email protected] chúng tôi sẽ biên tập và trả lời qua Email cho bạn. Tuy nhiên việc trả lời qua Email sẽ mất nhiều thời gian và không thể diễn tả được hết ý của câu hỏi vì vậy bạn nên gọi cho Luật Toàn Quốc để được tư vấn tốt nhất.
Chuyên viên: Nguyễn Huệ