• Đoàn luật sư Thành phố Hà Nội
  • Công ty Luật TNHH Toàn Quốc
  • MST: 0108718004

Luật sư tư vấn gọi: 1900 6500

Dịch vụ tư vấn trực tiếp: 0918243004

Với chủ trương cùng các doanh nghiệp khắc phục trở ngại,nhà nước ta luôn đề ra chính sách hỗ trợ doanh nghiệp bị ảnh hưởng dịch Covid-19 mới nhất,như sau:..

  • Hỗ trợ doanh nghiệp bị ảnh hưởng dịch Covid-19 mới nhất
  • Hỗ trợ doanh nghiệp bị ảnh hưởng dịch covid-19
  • Tin tức tổng hợp
  • 19006500
  • Tác giả:
  • Đánh giá bài viết

Câu hỏi của bạn: 

Luật sư cho tôi hỏi là trước tình hình dịch bệnh Covid-19, thì theo quy định mới nhất hiện nay các chính sách về hỗ trợ doanh nghiệp bị ảnh hưởng bởi dịch bệnh được đề cập như thế nào ạ? Tôi xin chân thành cảm ơn!

Câu trả lời của Luật sư:

   Luật Toàn Quốc cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi về vấn đề chính sách hỗ trợ doanh nghiệp bị ảnh hưởng dịch Covid-19 mới nhất, chúng tôi xin đưa ra quan điểm tư vấn về vấn đề này như sau: Cơ sở pháp lý: 

1. Chủ trương hỗ trợ doanh nghiệp bị ảnh hưởng dịch Covid -19 từ phía Nhà Nước

   Kể từ khi đại dịch Covid-19 bùng phát cũng như diễn biến hết sức phức tạp, nguy hiểm, thì không chỉ trong nước mà cả thế giới đều bị ảnh hưởng nghiêm trọng đến toàn bộ các lĩnh vực. Trong đó, nền kinh tế, doanh nghiệp đều bị ảnh hưởng vô cùng nặng nề, tổn thất vô cùng lớn,... Song, nước ta đã có chủ trương cùng các doanh nghiệp khắc phục trở ngại, nhà nước ta luôn đề ra chính sách hỗ trợ doanh nghiệp bị ảnh hưởng dịch covid-19 mới nhất nhằm giúp đỡ được phần nào đó cho doanh nghiệp, người lao động, người sử dụng lao động,... Và theo thời gian thì các quy định xuất hiện ngày càng theo hướng tích cực tạo điều kiện hơn.

   Tuy nhiên, thì vấn đề các chính sách chủ trương này khi đến người dân và các doanh nghiệp thì vẫn còn đôi phần thắc mắc, khó khăn khi áp dụng hoặc chưa kịp thời cập nhật các chính sách hỗ trợ doanh nghiệp bị ảnh hưởng dịch covid-19 mới nhất,...

2. Các chính sách hỗ trợ doanh nghiệp bị ảnh hưởng dịch Covid-19 hiện nay

   Với chủ trương cùng các doanh nghiệp khắc phục trở ngại, nhà nước ta luôn đề ra chính sách hỗ trợ doanh nghiệp bị ảnh hưởng dịch covid-19 mới nhất như sau:

2.1. Giảm giá bán lẻ điện cho các ngành sản xuất, kinh doanh và một số lĩnh vực khác

   Kể từ Công văn 2698/BCT-ĐTĐL ngày 16/4/2020 thì chính sách mới nhằm hỗ trợ doanh nghiệp gặp khó khăn do Covid-19, cụ thể là:

Thực hiện Nghị quyết số 41/NQ-CP ngày 09 tháng 4 năm 2020 của Chính phủ về phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 3 năm 2020, xét đề nghị của Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) tại Công văn số 2015/EVN-KD ngày 01 tháng 4 năm 2020 và Công văn số 2288/EVN-KD ngày 14 tháng 4 năm 2020, căn cứ ý kiến của Bộ Tài chính, Bộ Tư pháp và Ủy ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp, Bộ Công Thương hướng dẫn triển khai thực hiện giảm giá bán điện, giảm tiền điện cho các khách hàng sử dụng điện để tháo gỡ khó khăn trong bối cảnh tác động của dịch Covid-19 như sau:    1. Giảm giá bán điện    2. Giảm tiền điện (giá trị trước thuế) trực tiếp cho các cơ sở phục vụ phòng, chống dịch Covid-19 mua điện từ các đơn vị thuộc EVN    3. Tổng số thờigian khách hàng được hỗ trợ giảm giá điện và giảm tiền điện là ba (03) tháng. Thời điểm giảm giá điện và giảm tiền điện    4. Sau thời hạn giảm giá điện, giảm tiền điện: Áp dụng giá bán điện theo quy định tại Quyết định số 648/QĐ-BCT.

   Căn cứ theo quy định tại quyết định 648/QĐ-BTC ngày 20/3/2019:

  • Giá bán lẻ điện cho các ngành sản xuất và kinh doanh sẽ được giảm 10% so với giá bán lẻ điện ở các khung giá giờ cao điểm, giờ bình thường và giờ thấp điểm.
  • Giá bán buôn điện nông thôn, giá bán buôn điện khu tập thể, cụm dân cư, giá bán buôn điện cho tổ hợp thương mại – dịch vụ – sinh hoạt, sẽ được giảm 10% giá bán buôn điện đối với bậc 1 đến bậc 4 của giá sinh hoạt.
  • Còn với giá bán buôn điện cho các khu công nghiệp, giá bán buôn điện cho chợ, giảm 10% giá bán buôn điện so với biểu giá bán buôn điện.

   Bên cạnh đó thì với quy định Luật Du lịch 2017 thì đối với khách hàng là các cơ sở lưu trú du lịch thì sẽ giảm giá điện từ mức giá bán lẻ điện áp dụng cho kinh doanh xuống bằng mức giá bán lẻ điện áp dụng cho các ngành sản xuất sau khi giảm giá.

   Trong thời gian vừa qua, Chính phủ vừa ban hành Nghị quyết 55/NQ-CP về phương án hỗ trợ giảm giá điện, giảm tiền điện (đợt 3) như đề xuất của Bộ Công Thương tại Báo cáo 283/BC-BCT ngày 27/5/2021. Nghị quyết 55/NQ-CP có hiệu lực thi hành kể từ ngày 02/6/2021.

   Trước đó, trong năm 2020, Chính phủ đã 02 lần đồng ý giảm giá điện, giảm tiền điện do Covid-19.

  • Đợt 1 (tháng 4,5,6/2020): Tại Nghị quyết 41/NQ-CP ngày 09/4/2021 và được hướng dẫn tại Công văn 2698/BCT-ĐTĐL ngày 16/4/2020.
  • Đợt 2 (tháng 10,11,12/2020): Tại Nghị quyết 180/NQ-CP ngày 17/12/2020 và được hướng dẫn Công văn 9764/BCT-ĐTĐL ngày 18/12/2020.

2.2. Hỗ trợ về thuế và Hỗ trợ về vốn

   Đối với vấn đề hỗ trợ vốn, từ khi giai đoạn dịch bệnh chưa ảnh hưởng nặng nề như hiện nay, Thủ tướng đã có Chỉ thị 11/CT-TTg ngày 04/3/2020 về nhiệm vụ, giải pháp cấp bách tháo gỡ khó khăn cho sản xuất kinh doanh, bảo đảm an sinh xã hội ứng phó với dịch Covid-19. Chính phủ giao cho Ngân hàng Nhà nước Việt Nam chỉ đạo các tổ chức tín dụng cân đối, đáp ứng đầy đủ, kịp thời nhu cầu vốn phục vụ sản xuất kinh doanh, đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính, rút ngắn thời gian xét duyệt hồ sơ vay vốn, nâng cao khả năng tiếp cận vốn vay của khách hàng; xem xét miễn giảm lãi vay, giảm phí... đối với khách hàng gặp khó khăn do ảnh hưởng của dịch Covid-19.

   Đối với vấn đề hỗ trợ thuế, Tổng cục Thuế đã có Công văn 897/TCT-QLN ngày 03/3/2020 về gia hạn nộp thuế, miễn tiền chậm nộp do ảnh hưởng bởi dịch bệnh Covid-19 và hồ sơ, thủ tục đề nghị gia hạn nộp thuế sẽ được thực hiện theo khoản 3 Điều 31 Thông tư 156/2013/TT-BTC.

2.3. Tạm dừng đóng BHXH vào quỹ hưu trí và tử tuất

   Thời gian qua, Chính phủ ban hành Nghị quyết 68/NQ-CP ngày 01/7/2021 về chính sách hỗ trợ người lao động và người sử dụng lao động gặp khó khăn do COVID-19 , trong đó, có chính sách tạm dừng đóng vào quỹ hưu trí và tử tuất.

   Cụ thể, người sử dụng lao động đã đóng đủ BHXH hoặc đang tạm dừng đóng vào Quỹ hưu trí và tử tuất đến hết tháng 4/2021 mà bị ảnh hưởng bởi đại dịch COVID-19 dẫn đến phải giảm từ 15% lao động tham gia BHXH trở lên so với thời điểm tháng 4/2021 (kể cả lao động ngừng việc, tạm hoãn thực hiện hợp đồng lao động, thỏa thuận nghỉ không hưởng lương) thì:

   Người lao động và người sử dụng lao động được tạm dừng đóng vào quỹ hưu trí và tử tuất 06 tháng kể từ thời điểm nộp hồ sơ đề nghị.

   Đối với trường hợp đã được giải quyết tạm dừng đóng theo Nghị quyết 42/NQ-CP ngày 09/4/2020 và Nghị quyết 154/NQ-CP ngày 19/10/2020 của Chính phủ, nếu đủ điều kiện thì vẫn được giải quyết nhưng tổng thời gian tạm dừng đóng không quá 12 tháng.

   Hiện hành, theo Luật BHXH 2014, mức đóng BHXH bắt buộc vào Quỹ hưu trí, tử tuất như sau:

  • Người lao động đóng bằng 8% mức tiền lương tháng vào quỹ hưu trí và tử tuất
  • Người sử dụng lao động hằng tháng đóng bằng 14% quỹ tiền lương đóng BHXH.

2.4. Lùi thời điểm đóng kinh phí công đoàn.

   Vào Ngày 28/5/2021, Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam có Công văn 2059/TLĐ được ban hành quy định về việc lùi thời điểm đóng kinh phí công đoàn đối với các doanh nghiệp bị ảnh hưởng bởi dịch Covid-19.

   Công văn nêu rõ, trước tình hình diễn biến phức tạp của đợt bùng phát dịch Covid-19 lần thứ 4 đã tác động mạnh mẽ đến hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp.

   Với tinh thần Công đoàn Việt Nam đồng hành cùng doanh nghiệp và Chính phủ, vì việc làm bền vững và thu nhập ngày càng cao của người lao động, góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia và phát triển bền vững đất nước, Đoàn Chủ tịch Tổng LĐLĐ Việt Nam:

   Đồng ý cho các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh bị ảnh hưởng bởi dịch Covid-19 (doanh nghiệp có số lao động đang tham gia bảo hiểm xã hội phải tạm thời nghỉ việc từ 50% trong tổng số lao động thuộc đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc trở lên) được lùi thời điểm đóng kinh phí công đoàn đến ngày 31/12/2021.

   Giao Ban Thường vụ các Liên đoàn Lao động tỉnh, thành phố; công đoàn ngành Trung ương và tương đương; Công đoàn Tổng Công ty trực thuộc Tổng Liên đoàn xem xét, xác định và chịu trách nhiệm về việc quyết định cho doanh nghiệp bị ảnh hưởng bởi dịch Covid-19 được lùi thời điểm đóng kinh phí công đoàn.

Cần các giải pháp đồng bộ tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp

2.5. Miễn, giảm lãi, phí theo quy định nội bộ của tổ chức tín dụng

   Ngân hàng Nhà nước ban hành Thông tư 01/2020/TT-NHNN quy định về việc tổ chức tín dụng (TCTD), chi nhánh NH nước ngoài cơ cấu lại thời hạn trả nợ, miễn, giảm lãi, phí, giữ nguyên nhóm nợ do ảnh hưởng của dịch Covid-19. Qua đó, TCTD, chi nhánh NH nước ngoài quyết định việc miễn, giảm lãi, phí theo quy định nội bộ đối với số dư nợ phát sinh từ hoạt động cấp tín dụng (trừ hoạt động mua, đầu tư trái phiếu DN) đối với khách hàng mà:

  • Nghĩa vụ trả nợ gốc và/hoặc lãi đến hạn thanh toán trong khoảng thời gian từ ngày 23/01/2020 đến ngày liền kề sau 03 tháng kề từ ngày Thủ tướng Chính phủ công bố hết dịch Covid-19;
  • Khách hàng không có khả năng trả nợ đúng hạn nợ gốc và/hoặc lãi theo hợp đồng, thỏa thuận đã ký do doanh thu, thu nhập sụt giảm bởi ảnh hưởng của dịch Covid-19.

2.6. Được vay tiền để trả lương ngừng việc cho người lao động

   Chính phủ ban hành Ngị quyết 42/NQ-CP về các biện pháp hỗ trợ người dân gặp khó khăn do đại dịch COVID-19.

1. Người lao động làm việc theo chế độ hợp đồng lao động phải thỏa thuận tạm hoãn thực hiện hợp đồng lao động, nghỉ việc không hưởng lương từ 01 tháng trở lên do các doanh nghiệp gặp khó khăn bởi đại dịch Covid-19, không có doanh thu hoặc không có nguồn tài chính để trả lương thì được hỗ trợ với mức 1.800.000 đồng/người/tháng. Thời gian hỗ trợ theo thời gian thực tế tạm hoãn thực hiện hợp đồng lao động, nghỉ việc không lương, theo hằng tháng tùy theo tình hình thực tế của diễn biến dịch, tính từ ngày 01 tháng 4 năm 2020 và không quá 3 tháng.

2. Người sử dụng lao động có khó khăn về tài chính và đã trả trước tối thiểu 50% lương ngừng việc cho người lao động theo Khoản 3 Điều 98 của Bộ luật lao động trong khoảng thời gian từ tháng 4 đến tháng 6 năm 2020 thì được vay không có tài sản đảm bảo tối đa 50% tiền lương tối thiểu vùng đối với từng người lao động theo thời gian trả lương thực tế nhưng không quá 3 tháng với lãi suất 0%, thời hạn vay tối đa 12 tháng tại Ngân hàng Chính sách xã hội để trả phần lương còn lại và giải ngân trực tiếp hàng tháng đến người bị ngừng việc.

3. Hộ kinh doanh cá thể có doanh thu khai thuế dưới 100 triệu đồng/năm tạm ngừng kinh doanh từ ngày 01 tháng 4 năm 2020 được hỗ trợ 1.000.000 đồng/hộ/tháng theo hằng tháng tùy theo tình hình thực tế của diễn biến dịch nhưng không quá 3 tháng.

4. Người lao động bị chấm dứt hợp đồng lao động, hợp đồng làm việc nhưng không đủ điều kiện hưởng trợ cấp thất nghiệp; người lao động không có giao kết hợp đồng lao động bị mất việc làm được hỗ trợ 1.000.000 đồng/người/tháng theo hằng tháng tùy theo tình hình thực tế của diễn biến dịch nhưng tối đa không quá 3 tháng. Thời gian áp dụng từ tháng 4 đến tháng 6 năm 2020.

5. Người có công với cách mạng đang hưởng trợ cấp ưu đãi hàng tháng được hỗ trợ thêm 500.000 đồng/người/tháng. Thời gian áp dụng là 3 tháng, từ tháng 4 đến tháng 6 năm 2020 và được chi trả một lần.

6. Đối tượng bảo trợ xã hội đang hưởng trợ cấp xã hội hàng tháng được hỗ trợ thêm 500.000 đồng/người/tháng. Thời gian áp dụng là 3 tháng, từ tháng 4 đến tháng 6 năm 2020 và được chi trả một lần.

7. Hộ nghèo, hộ cận nghèo theo chuẩn nghèo quốc gia trong danh sách đến ngày 31 tháng 12 năm 2019 được hỗ trợ 250.000 đồng/khẩu/tháng. Thời gian áp dụng là 3 tháng, từ tháng 4 đến tháng 6 năm 2020 và được chi trả một lần.

   Theo đó, người sử dụng lao động có khó khăn về tài chính và đã trả trước tối thiểu 50% lương ngừng việc cho người lao động (theo khoản 3 Điều 98 Bộ luật Lao động 2012) trong khoảng thời gian từ tháng 4 đến tháng 6 năm 2020 thì được vay không có tài sản bảo đảm tối đa 50% tiền lương tối thiểu vùng đối với từng người lao động theo thời gian trả lương thực tế nhưng không quá 3 tháng với lãi suất 0%, thời hạn vay tối đa 12 tháng tại Ngân hàng Chính sách xã hội để trả phần lương còn lại và giải ngân trực tiếp hàng tháng đến người bị ngừng việc.

3. Một số chính sách mới quy định hỗ trợ người lao động và người sử dụng lao động

3.1. Chính sách giảm mức đóng bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp

   Theo đó, người sử dụng lao động được áp dụng mức đóng bằng 0% quỹ tiền lương làm căn cứ đóng BHXH vào Quỹ bảo hiểm TNLĐ, BNN trong 12 tháng (thời gian từ ngày 1/7/2021 đến hết ngày 30/6/2022) cho người lao động thuộc đối tượng áp dụng chế độ bảo hiểm TNLĐ, BNN (trừ cán bộ, công chức, viên chức, người thuộc lực lượng vũ trang nhân dân, người lao động trong các cơ quan của Đảng, Nhà nước, cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp công lập được hưởng lương từ ngân sách nhà nước).

   Người sử dụng lao động hỗ trợ toàn bộ số tiền có được từ việc giảm đóng Quỹ Bảo hiểm TNNLĐ, BNN cho người lao động phòng chống đại dịch COVID-19.

   Hiện nay, theo Nghị định 58/2020/NĐ-CP, mức đóng BHXH bắt buộc vào Quỹ TNLĐ , BNN như sau:

  • Mức đóng bình thường bằng 0,5% quỹ tiền lương làm căn cứ đóng BHXH;
  • Mức đóng bằng 0,3% quỹ tiền lương làm căn cứ đóng BHXH áp dụng đối với doanh nghiệp hoạt động trong các ngành nghề có nguy cơ cao về TNLĐ-BNN, nếu đủ điều kiện quy định, có văn bản đề nghị và được Bộ LĐ-TB&XH chấp thuận.

3.2. Chính sách hỗ trợ đào tạo duy trì việc làm cho người lao động

   Người sử dụng lao động được hỗ trợ kinh phí đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ kỹ năng nghề từ Quỹ bảo hiểm thất nghiệp khi đáp ứng các điều kiện:

  • Đóng đủ bảo hiểm thất nghiệp cho người lao động từ đủ 12 tháng trở lên tính đến thời điểm đề nghị hỗ trợ;
  • Thay đổi cơ cấu công nghệ theo quy định tại khoản 1 Điều 42 Bộ luật Lao động;
  • Có doanh thu của quý liền kề trước thời điểm đề nghị hỗ trợ giảm từ 10% trở lên so với cùng kỳ năm 2019 hoặc năm 2020;
  • Có phương án hoặc phối hợp với cơ sở giáo dục nghề nghiệp có phương án đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ kỹ năng nghề để duy trì việc làm cho người lao động theo quy định.

   Mức hỗ trợ tối đa là 1.500.000 đồng/người lao động/tháng và thời gian hỗ trợ tối đa 06 tháng. Hồ sơ đề nghị hỗ trợ được nộp trong thời gian từ ngày 01/7/2021 đến hết ngày 30/6/2022.

3.3. Hỗ trợ cho người lao động ngừng việc vì đi cách ly, phong tỏa

   Ngày 01/7/2021 Chính phủ đã ban hành Nghị quyết 68/NQ-CP về một số chính sách hỗ trợ người lao động và người sử dụng lao động gặp khó khăn do đại dịch COVID-19.

   Căn cứ theo Điều 99 Bộ luật Lao động 2019 quy định về tiền lương ngừng việc như sau:

Trường hợp phải ngừng việc, người lao động được trả lương như sau:

1. Nếu do lỗi của người sử dụng lao động thì người lao động được trả đủ tiền lương theo hợp đồng lao động;

2. Nếu do lỗi của người lao động thì người đó không được trả lương; những người lao động khác trong cùng đơn vị phải ngừng việc thì được trả lương theo mức do hai bên thỏa thuận nhưng không được thấp hơn mức lương tối thiểu;

3. Nếu vì sự cố về điện, nước mà không do lỗi của người sử dụng lao động hoặc do thiên tai, hỏa hoạn, dịch bệnh nguy hiểm, địch họa, di dời địa điểm hoạt động theo yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền hoặc vì lý do kinh tế thì hai bên thỏa thuận về tiền lương ngừng việc...

   Như vậy, theo Nghị quyết 68/NQ-CP người lao động làm việc theo chế độ hợp đồng lao động bị ngừng việc theo khoản 3 Điều 99 Bộ luật Lao động và thuộc đối tượng phải cách ly y tế hoặc trong các khu vực bị phong tỏa theo yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền từ 14 ngày trở lên trong thời gian từ ngày 1/5/2021 đến hết ngày 31/12/2021; đang tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc tính đến thời điểm ngay trước khi ngừng việc được hỗ trợ một lần 1.000.000 đồng/người.

   Hơn thế nữa, người lao động vẫn được nhận tiền lương ngừng việc từ NSDLĐ, cụ thể:

   Đối với trường hợp người lao động ngừng việc do phải đi cách ly tập trung, giãn cách xã hội hoặc bị phong tỏa theo yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền thì tiền lương của người lao động trong thời gian ngừng việc sẽ do thỏa thuận theo quy định sau:

  • Trường hợp ngừng việc từ 14 ngày làm việc trở xuống thì tiền lương ngừng việc được thỏa thuận không thấp hơn mức lương tối thiểu;
  • Trường hợp phải ngừng việc trên 14 ngày làm việc thì tiền lương ngừng việc do hai bên thỏa thuận nhưng phải bảo đảm tiền lương ngừng việc trong 14 ngày đầu tiên không thấp hơn mức lương tối thiểu.

Có thể là hình ảnh về văn bản cho biết 'LUẬT TOÀN QUỐC Tư vấn pháp luật miễn phí toàn quốc Gọi: 19006500 -Tư vấn pháp luật đất đai Tư vấn pháp luật hôn nhân gia đình Tư vấn thành lập doanh nghiệp -Tư vấn đầu tư nưác ngoài -Tư vấn lao đ‘á»ng -Tư vấn soạn thảo hợp đồng Tư vấn pháp luật về bảo hiểm Tư vấn luật hành chính -Luật sư tham gia tranh tụng TOAN QUOC LAWFIRM Pháp luật cho cuộc sống! lienhe@luattoanquoc.com luattoanquoc.com'

4. Tình huống tham khảo

Luật sư cho tôi hỏi, người lao động đi cách ly tập trung có được trả lương ngừng việc không?

   Căn cứ theo Điều 99 Bộ luật Lao động 2019 quy định về tiền lương ngừng việc như sau:

   Trường hợp phải ngừng việc, người lao động được trả lương như sau:

  • Nếu do lỗi của người sử dụng lao động thì người lao động được trả đủ tiền lương theo hợp đồng lao động;
  • Nếu do lỗi của người lao động thì người đó không được trả lương; những người lao động khác trong cùng đơn vị phải ngừng việc thì được trả lương theo mức do hai bên thỏa thuận nhưng không được thấp hơn mức lương tối thiểu;
  • Nếu vì sự cố về điện, nước mà không do lỗi của người sử dụng lao động hoặc do thiên tai, hỏa hoạn, dịch bệnh nguy hiểm, địch họa, di dời địa điểm hoạt động theo yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền hoặc vì lý do kinh tế thì hai bên thỏa thuận về tiền lương ngừng việc...

   Như vậy, việc trả lương ngừng việc cho NLĐ sẽ được thực hiện như sau:

   Thứ nhất, người lao động được trả đủ tiền lương nếu phải ngừng việc để đi cách ly tập trung là do lỗi của NSDLĐ. Nếu do lỗi của chính NLĐ dẫn đến việc buộc đi cách ly tập trung thì NLĐ sẽ không được nhận lương.

   Thứ hai, đối với trường hợp NLĐ ngừng việc do phải đi cách ly tập trung theo yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền thì tiền lương của NLĐ trong thời gian ngừng việc sẽ do thỏa thuận theo quy định sau:

  • Trường hợp ngừng việc từ 14 ngày làm việc trở xuống thì tiền lương ngừng việc được thỏa thuận không thấp hơn mức lương tối thiểu;
  • Trường hợp phải ngừng việc trên 14 ngày làm việc thì tiền lương ngừng việc do hai bên thỏa thuận nhưng phải bảo đảm tiền lương ngừng việc trong 14 ngày đầu tiên không thấp hơn mức lương tối thiểu.

Câu hỏi thường gặp về hỗ trợ ảnh hưởng dịch covid-19 mới nhất:

Câu hỏi 1: Điều kiện hưởng hỗ trợ đối với hộ kinh doanh

   Đối với đối tượng này thì hộ gia đình được nhận hỗ trợ khi có đủ các điều kiện sau:

   Doanh thu do cơ quan thuế thực hiện quản lý thuế đối với hộ kinh doanh năm 2020 dưới 100 triệu đồng, được xác định tại thời điểm ngày 15 tháng 01 năm 2020 theo quy định của pháp luật quản lý thuế.

   Tạm ngừng kinh doanh từ ngày 01 tháng 04 năm 2020 theo quyết định của Chủ tịch ủy ban nhân dân cấp tỉnh triển khai thực hiện chỉ thị số 15/CT/TTg ngày 27 tháng 03 năm 2020 của Thủ tướng Chính phủ.

Câu hỏi 2: Hồ sơ, thủ tục hưởng hỗ trợ đối với hộ kinh doanh 

   Hồ sơ đề nghị để hưởng chế độ theo Nghị quyết 42 được thực hiện kèm theo phụ lục của quyết định 15/2020/QĐ-TTg bao gồm các mẫu tờ khai:

  • Chủ hộ kinh doanh tiến hành kê khai theo mẫu số 02: Đề nghị hỗ trợ (dành cho hộ kinh doanh có doanh thu khai thuế dưới 100 triệu đồng/năm).
  • Bản sao Thông báo nộp thuế theo Mẫu số 01/TBT-CNKD ban hành kèm theo Thông tư số 92/2015/TT-BTC

   Nộp hồ sơ tại: Ủy ban nhân dân cấp xã.  

   Trong 05 ngày, Ủy ban nhân dân cấp xã xác nhận vè việc tạm ngừng kinh doanh của hộ kinh doanh, niêm yết công khai, tổng hợp báo cáo gửi Chi cục thuế. Trong 02 ngày làm việc, chi cục Thuế chủ trì phối hợp với các cơ quan liên quan thẩm định, trình Ủy ban nhân dân cấp huyện tổng hợp. Trong thời gian 03 ngày, Ủy ban Nhân dân cấp huyện rà soát, tổng hợp, tỉnh Chủ tịch ủy ban nhân dân cấp tỉnh. Trong 02 ngày làm việc, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh ban hành quyết định danh sách và kinh phí hỗ trợ đồng thời chỉ đạo thực hiện hỗ trợ. Trường hợp không hỗ trợ, chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh thông báo bằng văn bản và nêu rõ lý do.

Dịch vụ hỗ trợ khách hàng về vấn đề hỗ trợ doanh nghiệp bi ảnh hưởng dịch covid-19 mới nhất

Tư vấn qua Tổng đài 19006500: Đây là hình thức tư vấn được nhiều khách hàng sử dụng nhất, vì bạn có thể đặt thêm các câu hỏi về vấn đề hỗ trợ doanh nghiệp bi ảnh hưởng dịch covid-19 mới nhất, hỗ trợ người lao động, người sử dụng lao động,… và những vấn đề có liên quan mà bạn còn chưa rõ. Chỉ sau một vài câu hỏi của Luật Sư, vấn đề của bạn sẽ được giải quyết; bạn có thể gọi cho Luật Toàn Quốc vào bất cứ thời gian nào chúng tôi luôn sẵn sàng tư vấn cho bạn.

Tư vấn qua Email: Bạn có thể gửi Email câu hỏi về vấn đề hỗ trợ doanh nghiệp bi ảnh hưởng dịch covid-19 mới nhất, hỗ trợ người lao động, người sử dụng lao động,… và các vấn đề có liên quan về địa chỉ: lienhe@luattoanquoc.com chúng tôi sẽ biên tập và trả lời qua Email cho bạn. Tuy nhiên việc trả lời qua Email sẽ mất nhiều thời gian và không thể diễn tả được hết ý của câu hỏi vì vậy bạn nên gọi cho Luật Toàn Quốc để được tư vấn tốt nhất.   

   Luật Toàn Quốc xin chân thành cảm ơn./.

Chuyên viên: Trà My              

Tư vấn miễn phí gọi: 1900 6178