• Đoàn luật sư Thành phố Hà Nội
  • Công ty Luật TNHH Toàn Quốc
  • MST: 0108718004

Luật sư tư vấn gọi: 1900 6500

Dịch vụ tư vấn trực tiếp: 0918243004

Hồ sơ yêu cầu giải quyết tranh chấp đất đai tại UBND gồm có: Đơn yêu cầu giải quyết tranh chấp đất đai; Biên bản hoà giải ở UBND xã, phường, thị trấn;

  • Hồ sơ yêu cầu giải quyết tranh chấp đất đai tại UBND gồm những gì
  • Hồ sơ yêu cầu giải quyết tranh chấp đất đai
  • Tin tức tổng hợp
  • 19006500
  • Tác giả:
  • Đánh giá bài viết

HỒ SƠ YÊU CẦU GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP ĐẤT ĐAI

Kiến thức của bạn:

     Theo quy định pháp luật mới nhất, hồ sơ yêu cầu giải quyết tranh chấp đất đai tại UBND gồm những gì?

19006500

Kiến thức của Luật sư

  1. Căn cứ pháp lý:

  1. Nội dung tư vấn:

     Khoản 24 Điều 4 Luật đất đai 2013 quy định:

24. Tranh chấp đất đai là tranh chấp về quyền, nghĩa vụ của người sử dụng đất giữa hai hoặc nhiều bên trong quan hệ đất đai.

     Hồ sơ yêu cầu giải quyết tranh chấp gồm có:

     - Đơn yêu cầu giải quyết tranh chấp đất đai;

     - Biên bản hoà giải ở UBND xã, phường, thị trấn;

    - Tài liệu khác liên quan đến việc tranh chấp đất đai (nếu có, ví dụ: bản vẽ hiện trạng nhà đất, chứng thực thực hiện nghĩa vụ tài chính; hồ sơ trích đo địa chính...).

     Nếu không đồng ý với kết quả giải quyết tranh chấp của người có thẩm quyền giải quyết tranh chấp lần đầu, khi yêu cầu người có thẩm quyền giải quyết lần 2 giải quyết thì ngoài các tài liệu nêu trên, trong hồ sơ có thêm quyết định giải quyết tranh chấp của người có thẩm quyền giải quyết tranh chấp lần đầu.

     Đơn yêu cầu giải quyết tranh chấp đất đai phải thể hiện nội dung tranh chấp: diện tích, vị trí đất tranh chấp; quá trình sử dụng đất; các tài liệu gửi kèm nhằm chứng minh nguồn gốc và quá trình sử dụng đất như địa bộ, bằng khoán, giấy tờ chuyển nhượng đất đai, biên lai nộp thuế. Đơn yêu cầu giải quyết tranh chấp phải ghi rõ ngày, tháng, năm tranh chấp; tên, địa chỉ của người tranh chấp; tên, địa chỉ của tồ chức, cá nhân bị tranh chấp; nội dung, lý do tranh chấp và yêu cầu giải quyết của người tranh chấp. Đơn phải do người tranh chấp ký tên hoặc điểm chỉ. Người đứng đơn phải đủ tư cách pháp lý và đủ năng lực hành vi dân sự.

     Các tài liệu gửi kèm đơn là bản chính hoặc bản sao có công chứng, chứng thực.

      Hồ sơ yêu cầu giải quyết tranh chấp được gửi trực tiếp hoặc đơn gửi qua đường bưu điện.

       Khi yêu cầu giải quyết tranh chấp đất đai lần đầu, nếu là tranh chấp giữa cá nhân, hộ gia đình, cộng đồng dân cư thì người có yêu cầu giải quyết tranh chấp nộp hồ sơ tại bộ phận tiếp nhận và trả kết quả ở UBND cấp huyện; nếu là tranh chấp giữa tổ chức, cơ sở tôn giáo, người Việt Nam định cư ở nước ngoài, tổ chức nước ngoài, cá nhân nước ngoài với nhau hoặc giữa tổ chức, cơ sở tôn giáo, người Việt Nam định cư ở nước ngoài, tổ chức nước ngoài, cá nhân nước ngoài với cá nhân, hộ gia đình, cộng đồng dân cư thì người có yêu cầu giải quyết tranh chấp nộp hồ sơ tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả ở UBND cấp tỉnh.

       Khi yêu cầu giải quyết tranh chấp lần 2, nếu lần 1 thuộc thầm quyền giải quyết của cẩp huyện thì người có yêu cầu nộp hồ sơ đến UBND cấp tỉnh; nếu lần 1 thuộc thẩm quyền của cấp tỉnh thì người có yêu cầu nộp hồ sơ đến Bộ Tài nguyên và Môi trường.

      Trên đây là quan điểm tư vấn của chúng tôi. Nếu còn bất cứ vướng mắc gì bạn vui lòng liên hệ tới Tổng đài tư vấn luật đất đai miễn phí 24/7: 19006500 hoặc Gửi nội dung tư vấn qua email: lienhe@luattoanquoc.com để gặp luật sư tư vấn trực tiếp và yêu cầu cung cấp dịch vụ. Chúng tôi mong rằng sẽ nhận được ý kiến đóng của mọi người dân để chúng tôi ngày một hoàn thiện mình hơn.

     Xin chân thành cảm sự đồng hành của quý khách.

     Trân trọng./.                                  

     Liên kết tham khảo:

Tư vấn miễn phí gọi: 1900 6178