Hiệu lực của di chúc theo quy định của pháp luật
08:45 16/06/2019
Hiệu lực của di chúc: “Di chúc có hiệu lực từ thời điểm mở thừa kế.” Thời điểm mở thừa kế là thời điểm người có tài sản chết
- Hiệu lực của di chúc theo quy định của pháp luật
- hiệu lực của di chúc
- Tin tức tổng hợp
- 19006500
- Tác giả:
- Đánh giá bài viết
HIỆU LỰC CỦA DI CHÚC
Kiến thức của bạn:
Hiệu lực của di chúc theo quy định của pháp luật
Kiến thức của Luật sư:
Cơ sở pháp lý
Nội dung tư vấn Bộ luật dân sự năm 2015 quy định về di chúc như sau:
Một di chúc muốn có hiệu trước hết phải được thừa nhận là hợp pháp. Tuy vậy, một di chúc hợp pháp chưa hẳn đã là di chúc có hiệu lực, mặt khác trong từng trường hợp, di chúc hợp pháp sẽ có hiệu lực trong từng thời điểm khác nhau.
-
Thời điểm có hiệu lực của di chúc
Khoản 1, điều 643 BLDS 2015 quy định: “Di chúc có hiệu lực từ thời điểm mở thừa kế.” . Mặt khác, tại khoản 1, điều 611 BLDS 2015 cũng quy định: “Thời điểm mở thừa kế là thời điểm người có tài sản chết. Trường hợp Tòa án tuyên bố một người là đã chết thì thời điểm mở thừa kế là ngày được xác định tại khoản 2 Điều 71 của Bộ luật này.”
Theo những quy định trên của BLDS thì thời điểm có hiệu lực của di chúc là thời điểm người lập di chúc chết.
- Nếu người để lại di chúc chết một cách thực tế thì thời điểm có hiệu lực của di chúc mà họ để lại được xác định theo Giấy chứng tử.
- Nếu người để lại di chúc bị Tòa án tuyên bố là đã chết thì di chúc của họ được xác định có hiệu lực vào ngày mà Tòa án xác định họ đã chết.
-
Xác định mức độ có hiệu lực của di chúc.
*Di chúc không có hiệu lực do bất hợp pháp
Đây là những di chúc không đáp ứng đầy đủ các điều kiện mà pháp luật quy định đối với một di chúc hợp pháp. Nhìn chung, nếu di chúc vi phạm một trong các điều kiện được quy định trong Điều 630 BLDS 2015 sẽ bị coi là không có hiệu lực. Tuy nhiên có những trường hợp vi phạm làm cho di chúc bị vô hiệu toàn bộ (người lập di chúc không có năng lực hành vi dân sự) nhưng cũng có trường hợp vi phạm các điều kiện mà pháp luật đã quy định chỉ làm cho di chúc không có hiệu lực một phần.
*Di chúc hợp pháp nhưng không có hiệu lực do các nguyên nhân khác
- Do nguyên nhân chủ quan (người lập di chúc thay đổi ý chí)
Sự thay đổi ý chí của một người đối với một di chúc đã lập được thực hiện thông qua việc sửa đổi, thay thế hoặc hủy bỏ di chúc. Trong trường hợp trên thì phần di chúc bị hủy bỏ, những di chúc đã thay thế sẽ không có hiệu lực pháp luật.
- Do nguyên nhân khách quan
Thứ nhất, người thừa kế theo di chúc chết trước hoặc chết cùng thời điểm với người lập di chúc. Theo nguyên tắc: người thừa kế phải còn sống vào thời điểm mở thừa kế, đồng thời thừa kế thế vị không được đặt ra trong thừa kế theo di chúc nên nếu người có tên trong di chúc đã chết trước hoặc chết cùng thời điểm với người lập di chúc thì coi như không có người thừa kế theo di chúc.
Thứ hai, người thừa kế khước từ quyền hưởng di sản.
Thứ ba, người thừa kế theo di chúc không được quyền hưởng di sản.(Điều 621, BLDS 2015).
Thứ tư, di sản được xác định trong di chúc không còn vào thời điểm mở thừa kế. Dự liệu về vấn đề này, khoản 3 Điều 643 BLDS 2015 quy định như sau: “Di chúc không có hiệu lực, nếu di sản để lại cho người thừa kế không còn vào thời điểm mở thừa kế; nếu di sản để lại cho người thừa kế chỉ còn một phần thì phần di chúc về phần di sản còn lại vẫn có hiệu lực.”
Để được tư vấn chi tiết về hiệu lực của di chúc, quý khách vui lòng liên hệ tới tổng đài tư vấn pháp luật dân sự 24/7: 19006500 để được tư vấn chi tiết hoặc gửi câu hỏi về Email: [email protected]. Chúng tôi sẽ giải đáp toàn bộ câu hỏi của quý khách một cách tốt nhất. Luật Toàn Quốc xin chân thành cảm ơn.
Liên kết tham khảo: