Hàng hóa cấm kinh doanh trong thương mại theo quy định
16:01 05/02/2020
Một số hàng hóa cấm kinh doanh trong thương mại như: pháo, ma túy...danh mục các mặt hàng bị cấm kinh doanh được quy định cụ thể tại..
- Hàng hóa cấm kinh doanh trong thương mại theo quy định
- hàng hóa cấm kinh doanh trong thương mại
- Tư vấn luật chung
- 19006500
- Tác giả:
- Đánh giá bài viết
Hàng hóa cấm kinh doanh trong thương mại
Câu hỏi của bạn về hàng hóa cấm kinh doanh trong thương mại:
Kính gửi Luật sư!
Tôi nhờ Luật sư tư vấn cho tôi về vấn đề hàng hóa cấm kinh doanh trong thương mại?
Tôi xin cảm ơn!
Câu trả lời của Luật sư về hàng hóa cấm kinh doanh trong thương mại:
Chào bạn, Luật Toàn Quốc cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi về hàng hóa cấm kinh doanh trong thương mại, chúng tôi xin đưa ra quan điểm tư vấn về hàng hóa cấm kinh doanh trong thương mại:
1. Cơ sở pháp lý về hàng hóa cấm kinh doanh trong thương mại:
2. Nội dung tư vấn về hàng hóa cấm kinh doanh trong thương mại:
Pháp luật Việt Nam khuyến khích đầu tư, sản xuất và kinh doanh các loại hàng hóa. Tuy nhiên, không phải mọi hàng hóa, sản phẩm đều được đưa vào tham gia giao dịch trên thị trường. Quy định các sản phẩm hàng hóa cấm kinh doanh trong thương mại cụ thể như sau:2.1. Quy định của pháp luật về hàng hóa cấm kinh doanh:
Tại Khoản 1, Điều 25, Luật thương mại quy định về hàng hoá cấm kinh doanh, hàng hoá hạn chế kinh doanh, hàng hóa kinh doanh có điều kiện:2.2. Danh mục hàng hóa cấm kinh doanh:
Theo Nghị định 59/2006/NĐ-CP (đã được sửa đổi, bổ sung theo Nghị định 43/2009/NĐ-CP), những loại hàng hoá, dịch vụ mà trong quá trình lưu thông hoặc sử dụng có thể gây nguy hại nghiêm trọng tới an ninh, quốc phòng, chính trị, kinh tế, xã hội, truyền thống văn hoá dân tộc, môi trường và sức khoẻ nhân dân thì không được kinh doanh.
Danh mục hàng hóa cấm kinh doanh quy định tại mục A, phụ lục I, Nghị định 59/2006/NĐ-CP hướng dẫn Luật thương mại về hàng hóa, dịch vụ cấm kinh doanh, hạn chế kinh doanh và kinh doanh có điều kiện được sửa đổi bổ sung bởi Nghị định 43/2009/NĐ-CP. Bao gồm các mặt hàng sau:
(1) Vũ khí quân dụng, trang thiết bị, kỹ thuật, khí tài, phương tiện chuyên dùng quân sự, công an; quân trang (bao gồm cả phù hiệu, cấp hiệu, quân hiệu của quân đội, công an), quân dụng cho lực lượng vũ trang; linh kiện, bộ phận, phụ tùng, vật tư và trang thiết bị đặc chủng, công nghệ chuyên dùng chế tạo chúng);
(2) Các chất ma túy;
(3) Hóa chất bảng 1 (theo Công ước quốc tế);
(4) Các sản phẩm văn hóa phản động, đồi trụy, mê tín dị đoan hoặc có hại tới giáo dục thẩm mỹ, nhân cách;
(5) Thuốc thú y, thuốc bảo vệ thực vật cấm hoặc chưa được phép sử dụng tại Việt Nam theo quy định tại Pháp lệnh Thú y, Pháp lệnh Bảo vệ và kiểm dịch thực vật;
(6) Thực vật, động vật hoang dã (bao gồm cả vật sống và các bộ phận của chúng đó được chế biến) thuộc danh mục điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên quy định và các loại thực vật, động vật quý hiếm thuộc danh mục cấm khai thác và sử dụng;
(7) Thủy sản cấm khai thác, thủy sản có dư lượng chất độc hại vượt quá giới hạn cho phép, thủy sản có độc tố tự nhiên gây nguy hiểm đến tính mạng con người;
(8) Giống vật nuôi không có trong danh mục được phép sản xuất, kinh doanh; giống vật nuôi gây hại cho sức khỏe con người, nguồn gen vật nuôi, môi trường, hệ sinh thái;
(9) Phân bón không có trong danh mục được phép sản xuất, kinh doanh và sử dụng tại Việt Nam;
(10) Giống cây trồng không có trong danh mục được phép sản xuất, kinh doanh; giống cây trồng gây hại đến sản xuất và sức khỏe con người, môi trường, hệ sinh thái;
(11) Khoáng sản đặc biệt, độc hại;
(12) Phế liệu nhập khẩu gây ô nhiễm môi trường;
(13) Các loại pháo;
(14) Đồ chơi nguy hiểm, đồ chơi có hại tới giáo dục nhân cách và sức khỏe của trẻ em hoặc tới an ninh, trật tự, an toàn xã hội (bao gồm cả cả chương trình trò chơi điện tử).
(15) Các loại trang thiết bị y tế chưa được phép sử dụng tại Việt Nam;
(16) Phụ gia thực phẩm, chất hỗ trợ chế biến thực phẩm, vi chất dinh dưỡng, thực phẩm chức năng, thực phẩm có nguy cơ cao, thực phẩm được bảo quản bằng phương pháp chiếu xạ, thực phẩm có gen đã bị biến đổi chưa được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép;
(17) Các loại thuốc chữa bệnh cho người, các loại vắc xin, sinh phẩm y tế, mỹ phẩm, hóa chất và chế phẩm diệt côn trùng, diệt khuẩn trong lĩnh vực gia dụng và y tế chưa được phép sử dụng tại Việt Nam;
(18) Sản phẩm, vật liệu có chứa amiăng thuộc nhóm amfibole;
(19) Thuốc lá điếu, xì gà và các dạng thuốc lá thành phẩm khác nhập lậu. Theo đó, khi thực hiện kinh doanh hàng hóa, các đơn vị, cá nhân, tổ chức cần đặc biệt quan tâm đến các loại mặt hàng bị cấm tham gia kinh doanh trên thị trường để tránh việc bị tịch thu hoặc bị xử phạt vi phạm pháp luật.
Bài viết tham khảo:
- Đại diện thương mại và môi giới thương mại theo quy định của pháp luật hiện nay
- Nghị định 39/2007/NĐ-CP cá nhân hoạt động thương mại độc lập, thường xuyên không phải đăng ký kinh doanh
Để được tư vấn chi tiết về Hàng hóa cấm kinh doanh trong thương mại, quý khách vui lòng liên hệ tới tổng đài tư vấn pháp luật doanh nghiệp 24/7: 19006500 để được luật sư tư vấn hoặc gửi câu hỏi về địa chỉ Gmail: [email protected]. Chúng tôi sẽ giải đáp toàn bộ câu hỏi của quý khách một cách tốt nhất.
Luật Toàn Quốc xin chân thành cảm ơn./.
Chuyên viên: Văn Chung