• Đoàn luật sư Thành phố Hà Nội
  • Công ty Luật TNHH Toàn Quốc
  • MST: 0108718004

Luật sư tư vấn gọi: 1900 6500

Dịch vụ tư vấn trực tiếp: 0918243004

Hạn chế quyền của người lập di chúc theo quy định của luật dân sự mới nhất là những quy định của pháp luật về hạn chế quyền của người để lại di chúc

  • Hạn chế quyền của người lập di chúc theo quy định của luật dân sự
  • di chúc
  • Tin tức tổng hợp
  • 19006500
  • Tác giả:
  • Đánh giá bài viết

Hạn chế quyền của người lập di chúc theo quy định của luật dân sự 

Câu hỏi của bạn:

Chào Luật sư, tôi muốn hỏi vấn đề hạn chế quyền của người lập di chúc theo quy định của luật dân sự là như thế nào?

Câu trả lời của Luật sư:

        Chào bạn!

      Trước tiên, xin trân trọng cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi đề nghị tư vấn đến phòng tư vấn pháp luật qua email – Luật Toàn Quốc. Chúng tôi xin đưa ra quan điểm tư vấn như sau: Cơ sở pháp lý:

Nội dung tư vấn: Điều 624 Bộ luật dân sự năm 2015 quy định di chúc như sau:

Điều 624. Di chúc Di chúc là sự thể hiện ý chí của cá nhân nhằm chuyển tài sản của mình cho người khác sau khi chết.

       Nguyên tắc chủ đạo và xuyên suốt của luật dân sự là “tự do, tự nguyện cam kết thỏa thuận”, do đó pháp luật nước ta bảo đảm quyền tự do lập di chúc của người để lại di sản. Tuy nhiên, sự “tự do” đó phải trong khuôn khổ của pháp luật, phù hợp với quy định của pháp luật, vậy nên, quyền định đoạt của người lập di chúc sẽ bị hạn chế trong các trường hợp sau đây:

  • Thứ nhất, phải dành một phần di sản cho người thừa kế không phụ thuộc vào nội dung di chúc.

       Điều 644 Bộ luật Dân sự 2015 có quy định sau:

“1. Những người sau đây vẫn được hưởng phần di sản bằng hai phần ba suất của một người thừa kế theo pháp luật nếu di sản được chia theo pháp luật, trong trường hợp họ không được người lập di chúc cho hưởng di sản hoặc chỉ cho hưởng phần di sản ít hơn hai phần ba suất đó:

a) Con chưa thành niên, cha, mẹ, vợ, chồng;

b) Con thành niên mà không có khả năng lao động.”

      Điều luật quy định một số người thừa kế luôn có quyền hưởng một phần di sản nhất định mà không phụ thuộc vào việc người lập di chúc có cho họ hưởng hay không. Quy định là sự dung hòa giữa phương diện kinh tế và phương diện đạo đức.

  • Thứ hai, hạn chế trong việc để lại di sản dùng vào việc thờ cúng.

       Theo cơ sở tôn trọng quyền tự định đoạt của người lập di chúc, pháp luật nước ta cho phép người đó dành một phần di sản để dùng vào việc thờ cúng và cũng không cần quy định phần đó tỷ lệ là bao nhiêu so với giá trị khối tài sản. Tuy nhiên, để đảm bảo quyền lợi cho những người có quyền tài sản liên quan đến di sản vào việc thờ cúng của người lập di chúc  bằng việc quy định: “2. Trường hợp toàn bộ di sản của người chết không đủ để thanh toán nghĩa vụ tài sản của người đó thì không được dành một phần di sản dùng vào việc thờ cúng.” (Khoản 2 Điều 645 Bộ luật dân sự 2015). Theo quy định trên dù người lập di chúc đã thể hiện ý chí dành một phần di sản của mình vào việc thờ cúng nhưng ý chí đó không được pháp luật thừa nhận nếu những phần tài sản còn lại không đủ thanh toán nghĩa vụ tài sản.

  • Thứ ba, hạn chế việc để lại di tặng.

       Mặc dù dành cho người để lại di sản quyền để lại di sản để di tặng nhưng để bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng cho các chủ nợ của người để lại di sản, pháp luật có quy định: “Người được di tặng không phải thực hiện nghĩa vụ tài sản đối với phần được di tặng, trừ trường hợp toàn bộ di sản không đủ để thanh toán nghĩa vụ tài sản của người lập di chúc thì phần di tặng cũng được dùng để thực hiện phần nghĩa vụ còn lại của người này.” (Khoản 3 Điều 646 Bộ luật Dân sự 2015). Quy định này là một sự hạn chế của pháp luật đối với quyền dùng di sản để di tặng.

   Để được tư vấn chi tiết về di chúc, quý khách vui lòng liên hệ tới tổng đài tư vấn pháp luật dân sự 24/7: 19006500 để được tư vấn chi tiết hoặc gửi câu hỏi về Email: [email protected]. Chúng tôi sẽ giải đáp toàn bộ câu hỏi của quý khách một cách tốt nhất.      Luật Toàn Quốc xin chân thành cảm ơn.

Liên kết ngoài tham khảo:

Tư vấn miễn phí gọi: 1900 6178