• Đoàn luật sư Thành phố Hà Nội
  • Công ty Luật TNHH Toàn Quốc
  • MST: 0108718004

Luật sư tư vấn gọi: 1900 6500

Dịch vụ tư vấn trực tiếp: 0918243004

hoạt động dịch vụ đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài phải đáp ứng đủ điều kiện về cấp Giấy phép hoạt động dịch vụ và làm thủ tục xin cấp Giấy phép.

  • Giấy phép hoạt động đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài
  • đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài
  • Pháp luật doanh nghiệp
  • 19006500
  • Tác giả:
  • Đánh giá bài viết

GIẤY PHÉP HOẠT ĐỘNG ĐƯA NGƯỜI LAO ĐỘNG ĐI LÀM VIỆC Ở NƯỚC NGOÀI.

Câu hỏi của bạn:

      Tôi đang có nhu cầu thành lập doanh nghiệp đưa người lao động đi làm việc nước ngoài, vậy tôi cần chuẩn bị thực hiện những thủ tục như thế nào?

Câu trả lời của luật sư:

     Chào bạn!      Trước tiên, xin trân trọng cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi đề nghị tư vấn  đến phòng tư vấn pháp luật qua email – Luật Toàn Quốc. Chúng tôi xin đưa ra quan điểm tư vấn như sau:

Cơ sở pháp lý

Nội dung tư vấn: Giấy phép hoạt động đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài

Người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng (sau đây gọi là người lao động đi làm việc ở nước ngoài) là công dân Việt Nam cư trú tại Việt Nam, có đủ các điều kiện theo quy định của pháp luật Việt Nam và pháp luật của nước tiếp nhận người lao động, đi làm việc ở nước ngoài theo quy định của Luật này.

1.Điều kiện xin cấp Giấy phép hoạt động.

     Doanh nghiệp hoạt động dịch vụ đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài là doanh nghiệp kinh doanh có điều kiện và phải có Giấy phép hoạt động khi đáp ứng đủ các điều kiện như sau.

  • Có vốn pháp định theo quy định là 5 tỷ đồng.
  • Vốn điều lệ thuộc 100% của các tổ chức, cá nhân trong nước.
  • Có đề án hoạt động đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài.
  • Có bộ máy chuyên trách để bồi dưỡng kiến thức cho người lao động trước khi đi làm việc ở nước ngoài. Trường hợp doanh nghiệp mới thành lập thì phải có phương án tổ chức bộ máy chuyên trách để bồi dưỡng kiến thức cần thiết.
  • Người lãnh đạo điều hành hoạt động phải có trình độ đại học trở lên; có ít nhất 3 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài hoặc trong lĩnh vực hợp tác và quan hệ quốc tế.
  • Ký quỹ theo quy định của pháp luật;
[caption id="attachment_19603" align="aligncenter" width="417"]Giấy phép hoạt động đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài Giấy phép hoạt động đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài[/caption]

2.Thủ tục xin Giấy phép hoạt động.

a.Hồ sơ cần chuẩn bị để xin cấp Giấy phép.

  • Văn bản đề nghị cấp Giấy phép của doanh nghiệp theo mẫu được lấy ở phụ lục của thông tư số 21/2007/TT-BLĐTBXG.
  • Bản sao giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh.
  • Các giấy tờ chứng minh đủ điều kiện về vốn pháp định như: Biên bản góp vốn của cổ đông sáng lập, hội đồng thành viên (đối với loại hình công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên); Quyết định giao vốn của chủ sở hữu (đối với công ty TNHH một thành viên mà chủ sở hữu là tổ chức); Bản đăng ký vốn đầu tư của chủ sở hữu doanh nghiệp tư nhân và công ty TNHH một thành viên mà chủ sở hữu là cá nhân.
  • Giấy tờ chứng minh xác nhận đã ký quỹ của ngân hàng thương mại nơi doanh nghiệp thực hiện ký quỹ. Mức tiền ký quỹ phải là 1 tỷ đồng. Thủ tục thực hiện ký quỹ như sau:
    • Doanh nghiệp gửi ngân hàng giấy đề nghị mở tài khoản tiền ký quỹ theo mẫu ở phụ lục của thông tư liên tịch 17 của Bộ LĐTBXH và NHNNVN.
    • Ngân hàng và doanh nghiệp tiến hành ký kết hợp đồng ký quỹ với những nội dung chính như sau: Tên, địa chỉ của doanh nghiệp và ngân hàng; số tiền ký quỹ; lãi suất ký quỹ; mở và sử dụng tài khoản ký quỹ; rút tiền ký quỹ; hoàn trả tiền ký quỹ; trách nhiệm của các bên phù hợp với pháp luật liên quan.
    • Ngân hàng tiến hành hạch toán số tiền ký quỹ vào tài khoản và tiến hành cấp văn bản xác nhận việc doanh nghiệp đã tiến hành ký quỹ tại ngân hàng (mẫu xác nhận theo thông tư liên tịch 17/2007/TTLT-BLĐTBXH-NHNNVN).
  • Một số giấy tờ khác để chứng minh những điều kiện nêu trên như: Đề án hoạt động đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài; Sơ yếu lí lịch của người lãnh đạo điều hành; Phương án hoặc báo cáo tổ chức bộ máy hoạt động.

b.Thẩm quyền giải quyết hồ sơ.

     Khi chuẩn bị đủ các giấy tờ trong hồ sơ nêu trên, bạn tiến hành nộp hồ sơ tại Bộ lao động – Thương binh và Xã hội để họ tiến hành thẩm tra hồ sơ và cấp Giấy phép theo quy định của pháp luật.

c.Thời hạn giải quyết hồ sơ.

    Trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày nhận đầy đủ hồ sơ nêu trên, Bộ trưởng Bộ lao động – Thương binh và Xã hội xem xét cấp Giấy phép sau khi lấy ý kiến của một trong các chủ thể sau đây đối với từng loại hình doanh nghiệp.

  • Thủ trưởng cơ quan ra quyết định thành lập hoặc đề nghị Thủ tướng Chính phủ thành lập đối với doanh nghiệp nhà nước.
  • Người ra quyết định thành lập đối với doanh nghiệp của tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp.
  • Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính đối với doanh nghiệp khác.

   Bài viết tham khảo:

      Để được tư vấn chi tiết về Giấy phép hoạt động đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài quý khách vui lòng liên hệ tới tổng đài tư vấn pháp luật  doanh nghiệp 24/7  19006500  để được tư vấn chi tiết hoặc gửi câu hỏi về Email: lienhe@luattoanquoc.com. Chúng tôi sẽ giải đáp toàn bộ câu hỏi của quý khách một cách tốt nhất.
       Luật Toàn Quốc xin chân thành cảm ơn.
Tư vấn miễn phí gọi: 1900 6178