Giao dịch của doanh nghiệp, hợp tác xã bị coi là vô hiệu
10:31 05/07/2019
giao dịch của doanh nghiệp, hợp tác xã bị coi là vô hiệu...doanh nghiệp hợp tác xã mất khả năng thanh toán...hậu quả pháp lý của giao dịch bị coi là vô hiệu
- Giao dịch của doanh nghiệp, hợp tác xã bị coi là vô hiệu
- Giao dịch của doanh nghiệp, hợp tác xã bị coi là vô hiệu
- Pháp luật doanh nghiệp
- 19006500
- Tác giả:
- Đánh giá bài viết
GIAO DỊCH CỦA DOANH NGHIỆP, HỢP TÁC XÃ BỊ COI LÀ VÔ HIỆU
Kiến thức của bạn:
Những giao dịch được coi là vô hiệu của Doanh nghiệp, Hợp tác xã mất khả năng thanh toán theo quy định của Luật Phá sản 2014.
Kiến thức của Luật sư:
Căn cứ pháp luật
- Bộ luật Dân sự 2005
- Luật Phá sản 2014
Nội dung pháp luật
1. Doanh nghiệp, hợp tác xã mất khả năng thanh toán
Theo quy định tại Khoản 1, Điều 4 "Giải thích từ ngữ", Luật Phá sản 2014: "1. Doanh nghiệp, hợp tác xã mất khả năng thanh toán là doanh nghiệp, hợp tác xã không thực hiện nghĩa vụ thanh toán khoản nợ trong thời hạn 03 tháng kể từ ngày đến hạn thanh toán."
2. Những giao dịch của doanh nghiệp, hợp tác xã mất khả năng thanh toán bị coi là vô hiệu
Tại Khoản 1, Điều 59, Luật Phá sản 2014:
“Điều 59. Giao dịch bị coi là vô hiệu
1. Giao dịch của doanh nghiệp, hợp tác xã mất khả năng thanh toán được thực hiện trong thời gian 06 tháng trước ngày Tòa án nhân dân ra quyết định mở thủ tục phá sản bị coi là vô hiệu nếu thuộc một trong các trường hợp sau:
a) Giao dịch liên quan đến chuyển nhượng tài sản không theo giá thị trường;
b) Chuyển khoản nợ không có bảo đảm thành nợ có bảo đảm hoặc có bảo đảm một phần bằng tài sản của doanh nghiệp, hợp tác xã;
c) Thanh toán hoặc bù trừ có lợi cho một chủ nợ đối với khoản nợ chưa đến hạn hoặc với số tiền lớn hơn khoản nợ đến hạn;
d) Tặng cho tài sản;
đ) Giao dịch ngoài mục đích hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, hợp tác xã;
e) Giao dịch khác với mục đích tẩu tán tài sản của doanh nghiệp, hợp tác xã.(..)”
Không phải mọi giao dịch của Doanh nghiệp, Hợp tác xã mất khả năng thanh toán đều bị coi là vô hiệu, mà chỉ những giao dịch thỏa mãn các điều kiện của pháp luật thì mới bị coi là vô hiệu. Cụ thể các điều kiện như sau:
- Là giao dịch ngoài hoạt động kinh doanh của Doanh nghiệp và các hoạt động thanh toán nợ chưa tới hạn của doanh nghiệp, bù trừ khoản nợ lớn hơn khoản nợ đến hạn.
- Và các giao dịch của Doanh nghiệp, Hợp tác xã mất khả năng thanh toán bị coi là vô hiệu khi thuộc một trong các trường hợp được liệt kê sau:
- Thời hạn để giao dịch của Doanh nghiệp, hợp tác xã mất khả năng thanh toán bị coi là vô hiệu: 06 tháng trước khi Tòa mở thủ tục phá sản Doanh nghiệp.
- Giao dịch liên quan tới chuyển nhượng không theo giá thị trường, tặng cho tài sản, giao dịch với mục đích tẩu tán tài sản.
- Chuyển hình thức nợ từ không có bảo đảm thành có bảo đảm.
2. Hậu quả pháp lý giao dịch của Doanh nghiệp, Hợp tác xã bị coi là vô hiệu
Điều 137 BLDS 2005 quy định:
Điều 137. Hậu quả pháp lý của giao dịch dân sự vô hiệu
1. Giao dịch dân sự vô hiệu không làm phát sinh, thay đổi, chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự của các bên kể từ thời điểm xác lập.
2. Khi giao dịch dân sự vô hiệu thì các bên khôi phục lại tình trạng ban đầu, hoàn trả cho nhau những gì đã nhận; nếu không hoàn trả được bằng hiện vật thì phải hoàn trả bằng tiền, trừ trường hợp tài sản giao dịch, hoa lợi, lợi tức thu được bị tịch thu theo quy định của pháp luật. Bên có lỗi gây thiệt hại phải bồi thường.
Như vậy, hậu quả pháp lý đối với các giao dịch của Doanh nghiệp, Hợp tác xã mất khả năng thanh toán bị coi là vô hiệu:
- Khi các giao dịch được thành lập bởi các doanh nghiệp vô hiệu không làm phát sinh, thay đổi, chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự của các bên kể từ thời điểm xác lập.
- Khi giao dịch dân sự vô hiệu thì các bên khôi phục lại tình trạng ban đầu, hoàn trả cho nhau những gì đã nhận; nếu như không hoàn trả được bằng hiện vật thì phải hoàn trả bằng tiền, trừ trường hợp tài sản giao dịch, hoa lợi, lợi tức thu được bị tịch thu theo quy định của pháp luật. Bên nào có lỗi gây thiệt hại thì phải bồi thường.
Luật Toàn Quốc mong là những gì chúng tôi tư vấn nêu trên sẽ giúp cho quý khách có thêm những kiến thức tốt nhất về lĩnh lực vực pháp luật. Bất cứ vướng mắc nào cần giải đáp quý khách vui lòng liên hệ Tổng đài tư vấn luật doanh nghiệp miễn phí 24/7: 19006500 để gặp luật sư tư vấn trực tiếp và yêu cầu cung cấp dịch vụ hoặc gửi qua Email: [email protected]
Chúng tôi xin chân thành cảm ơn sự đồng hành của quý khách.
Trân trọng!.
Liên kết tham khảo: