Đóng tiếp BHXH sau khi nghỉ việc cần làm những gì
16:04 20/02/2019
Sau khi nghỉ việc mà người lao động muốn tiếp tục tham gia bảo hiểm xã hội thì có thể tiếp tục đóng BHXH theo hình thức tự nguyện
- Đóng tiếp BHXH sau khi nghỉ việc cần làm những gì
- Đóng tiếp BHXH sau khi nghỉ việc
- Tư vấn luật chung
- 19006500
- Tác giả:
- Đánh giá bài viết
Đóng tiếp BHXH sau khi nghỉ việc
Câu hỏi của bạn về đóng tiếp BHXH sau khi nghỉ việc
Chào Luật sư, tôi có một vấn đề muốn nhờ Luật sư giải đáp: tôi hiện đang đóng BHXH và sắp nghỉ làm ở công ty, tính đến thời điểm nghỉ việc thì tôi sẽ đóng BHXH được 8 tháng. Vậy tôi muốn hỏi là khi nghỉ việc mà tôi muốn tiếp tục đóng BHXH thì tôi sẽ đóng ở đâu? Còn nếu tôi ngừng đóng luôn thì sau bao lâu tôi sẽ được lãnh tiền BHXH?
Tôi xin cảm ơn!
Câu trả lời của Luật sư về đóng tiếp BHXH sau khi nghỉ việc
Chào bạn, Luật Toàn Quốc cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi về đóng tiếp BHXH sau khi nghỉ việc , chúng tôi xin đưa ra quan điểm tư vấn về đóng tiếp BHXH sau khi nghỉ việc như sau:
1. Cơ sở pháp lý về đóng tiếp BHXH sau khi nghỉ việc
- Luật Bảo Hiểm Xã Hội năm 2014
- Nghị định số 134/2015/NĐ-CP quy định chi tiết một số điều của Luật Bảo hiểm xã hội về bảo hiểm xã hội tự nguyện
2. Nội dung tư vấn về đóng tiếp BHXH sau khi nghỉ việc
Qua câu hỏi của bạn, chúng tôi hiểu rằng bạn đang thắc mắc về vấn đề tiếp tục đóng BHXH sau khi nghỉ việc và thời gian được lãnh tiền BHXH sau khi dừng đóng BHXH. Chúng tôi xin đưa ra quan điểm tư vấn về vấn đề này như sau:
2.1. Tiếp tục tham gia BHXH sau khi đã nghỉ việc
Theo điểm a,b khoản 1 Điều 2 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 quy định một trong những đối tượng tham gia BHXH bắt buộc là người lao động tham gia hợp đồng lao động, cụ thể:
a) Người làm việc theo hợp đồng lao động không xác định thời hạn, hợp đồng lao động xác định thời hạn, hợp đồng lao động theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định có thời hạn từ đủ 03 tháng đến dưới 12 tháng, kể cả hợp đồng lao động được ký kết giữa người sử dụng lao động với người đại diện theo pháp luật của người dưới 15 tuổi theo quy định của pháp luật về lao động;
b) Người làm việc theo hợp đồng lao động có thời hạn từ đủ 01 tháng đến dưới 03 tháng;
Như vậy, chỉ những người lao động đang tham gia hợp đồng lao động mới phải đóng BHXH bắt buộc. Trường hợp của bạn, vì bạn sắp nghỉ việc và muốn tiếp tục đóng BHXH thì có thể tiếp tục đóng theo hình thức tự nguyện. Đối tượng áp dụng tham gia BHXH tự nguyện được quy định tại Điều 2 Nghị định 134/2015/NĐ-CP:
Điều 2. Đối tượng áp dụng
1. Người tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện là công dân Việt Nam từ đủ 15 tuổi trở lên và không thuộc đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc theo quy định tại Khoản 4 Điều 2 của Luật Bảo hiểm xã hội.
2. Cơ quan, tổ chức và cá nhân có liên quan đến bảo hiểm xã hội tự nguyện.
Thủ tục tham gia BHXH tự nguyện lần đầu:
Hồ sơ đăng kí tham gia BHXH tự nguyện lần đầu bao gồm các loại giấy tờ sau:
- Tờ khai tham gia BHXH tự nguyện
- Bản sao giấy khai sinh
Trường hợp của bạn đã tham gia BHXH bắt buộc trước đó thì bạn cần bổ sung thêm:
- Sổ BHXH
- Bản quá trình đóng BHXH (do cơ quan BHXH nơi đi cấp)
- Chứng minh nhân dân
Hồ sơ tại tổ chức BHXH có trách nhiệm cấp sổ BHXH. Trong thời hạn 20 ngày, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ của người tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện, tổ chức bảo hiểm xã hội có trách nhiệm cấp sổ bảo hiểm xã hội; trường hợp không cấp thì phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do. [caption id="attachment_148921" align="aligncenter" width="377"] Đóng tiếp BHXH sau khi nghỉ việc[/caption]
2.2. Lãnh tiền BHXH khi đã dừng đóng
Khi người lao động nghỉ việc, ngừng đóng BHXH và không tiếp tục tham gia bảo hiểm xã hội nữa thì sẽ được rút BHXH một lần khi đáp ứng đủ các điều kiện:
Điều 60, Luật bảo hiểm xã hội 2014 quy định về điều kiện rút bảo hiểm xã hội như sau:
1. Người lao động quy định tại khoản 1 Điều 2 của Luật này mà có yêu cầu thì được hưởng bảo hiểm xã hội một lần nếu thuộc một trong các trường hợp sau đây:
a) Đủ tuổi hưởng lương hưu theo quy định tại các khoản 1, 2 và 4 Điều 54 của Luật này mà chưa đủ 20 năm đóng bảo hiểm xã hội hoặc theo quy định tại khoản 3 Điều 54 của Luật này mà chưa đủ 15 năm đóng bảo hiểm xã hội và không tiếp tục tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện;
b) Ra nước ngoài để định cư;
c) Người đang bị mắc một trong những bệnh nguy hiểm đến tính mạng như ung thư, bại liệt, xơ gan cổ chướng, phong, lao nặng, nhiễm HIV đã chuyển sang giai đoạn AIDS và những bệnh khác theo quy định của Bộ Y tế;
d) Trường hợp người lao động quy định tại điểm đ và điểm e khoản 1 Điều 2 của Luật này khi phục viên, xuất ngũ, thôi việc mà không đủ điều kiện để hưởng lương hưu.
Như vậy, nếu sau một năm nghỉ việc mà chưa đủ 20 năm đóng bảo hiểm xã hội và không tiếp tục đóng bảo hiểm xã hội thì bạn sẽ được làm hồ sơ rút tiền BHXH một lần. Kết luận: sau khi nghỉ việc mà người lao động muốn tiếp tục tham gia BHXH thì có thể tiếp tục đóng BHXH theo hình thức tự nguyện và sau 01 năm nghỉ việc và đáp ứng đủ điều kiện về thời gian đóng BHXH thì có thể rút BHXH một lần.
Bài viết tham khảo
- Đóng bổ sung bảo hiểm xã hội trong thời gian bị gián đoạn theo quy định
- Mức hưởng bảo hiểm xã hội một lần 2019 là bao nhiêu
Để được tư vấn vấn chi tiết về đóng tiếp BHXH sau khi nghỉ việc, quý khách vui lòng liên hệ tới để được luật sư tư vấn Tổng đài tư vấn pháp luật lao động 24/7: 19006500 hoặc Gửi câu hỏi về địa chỉ Gmail: [email protected] Chúng tôi sẽ giải đáp toàn bộ câu hỏi của quý khách một cách tốt nhất.
Luật Toàn Quốc xin chân thành cảm ơn./.
Chuyên viên: Huyền Diệu