• Đoàn luật sư Thành phố Hà Nội
  • Công ty Luật TNHH Toàn Quốc
  • MST: 0108718004

Luật sư tư vấn gọi: 1900 6500

Dịch vụ tư vấn trực tiếp: 0918243004

Tôi muốn hỏi về điều kiện sản xuất kinh doanh giống cây trồng...Thủ tục sản xuất kinh doanh giống cây trồng...Giống cây trồng là gì?...

  • Điều kiện sản xuất kinh doanh giống cây trồng mới nhất
  • Điều kiện sản xuất kinh doanh giống cây trồng
  • Pháp luật doanh nghiệp
  • 19006500
  • Tác giả:
  • Đánh giá bài viết

Điều kiện sản xuất kinh doanh giống cây trồng

Câu hỏi của bạn về điều kiện sản xuất kinh doanh giống cây trồng:

     Xin chào luật sư!

     Công ty tôi đã có ngành nghề liên quan đến sản xuất, kinh doanh giống cây trồng. Tuy nhiên, tôi có tìm hiểu thấy đây là ngành nghề kinh doanh có điều kiện. Vậy công ty tôi cần đáp ứng những điều kiện gì? Mong luật sư tư vấn giúp tôi

     Xin cảm ơn luật sư!

Câu trả lời của luật sư về điều kiện sản xuất kinh doanh giống cây trồng:

     Chào bạn, cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi yêu cầu tư vấn về Điều kiện sản xuất kinh doanh giống cây trồng, chúng tôi xin đưa ra quan điểm tư vấn về Điều kiện sản xuất kinh doanh giống cây trồng như sau:

1. Căn cứ pháp lý về Điều kiện sản xuất kinh doanh giống cây trồng

2. Nội dung tư vấn về Điều kiện sản xuất kinh doanh giống cây trồng

     Sản xuất, kinh doanh giống cây trồng là ngành nghề kinh doanh có điều kiện do đó trước khi sản xuất, kinh doanh cần đáp ứng đủ các điều kiện nhất định được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt. Hiện nay, luật trồng trọt 2018 và nghị định hướng dẫn đã bãi bỏ nhiều điều kiện khắt khe như trước đây. Liên quan đến vấn đề này Luật Toàn Quốc xin đưa ra quan điểm tư vấn như sau: [caption id="attachment_197298" align="aligncenter" width="440"] Điều kiện sản xuất kinh doanh giống cây trồng[/caption]

2.1. Khái niệm về Giống cây trồng

    Căn cứ theo từng lĩnh vực sẽ có cách tiếp cận khác nhau về khái niệm giống cây trồng. Dưới góc độ pháp lý giống cây trồng được quy định tại khoản 5 điều 2 luật trồng trọt, cụ thể như sau:

Điều 2. Giải thích từ ngữ

Trong Luật này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:

1. Trồng trọt là ngành kinh tế - kỹ thuật trong nông nghiệp có liên quan đến việc gieo trồng cây nông nghiệp, cây cảnh và nấm ăn để phục vụ mục đích của con người.

2. Hoạt động trồng trọt bao gồm hoạt động về giống cây trồng; phân bón; canh tác; thu hoạch, sơ chế, bảo quản, chế biến, thương mại và quản lý chất lượng sản phẩm cây trồng.

3. Canh tác là quá trình con người sử dụng tài nguyên thiên nhiên, trang thiết bị, vật tư nông nghiệp và áp dụng quy trình sản xuất để tạo ra các sản phẩm cây trồng khác nhau.

4. Sản phẩm cây trồng là bộ phận thu hoạch của cây nông nghiệp, cây cảnh và nấm ăn.

5. Giống cây trồng là một quần thể cây trồng có thể phân biệt được với quần thể cây trồng khác thông qua sự biểu hiện của ít nhất là một đặc tính và di truyền được cho đời sau; đồng nhất về hình thái, ổn định qua các chu kỳ nhân giống; có giá trị canh tác, giá trị sử dụng; bao gồm giống cây nông nghiệp, giống cây dược liệu, giống cây cảnh và giống nấm ăn.

     Theo đó, Quần thể được xác định là tập hợp các cá thể cùng loài, cùng sinh sống trong 1 sinh cảnh, cùng 1 thời gian xác định, các cá thể trong quần thể có khả năng giao phối tạo ra thế hệ mới.

2.2. Điều kiện sản xuất kinh doanh giống cây trồng

     Điều 22 luật trồng trọt đã quy định về điều kiện sản xuất, kinh doanh giống cây trồng như sau:

Điều 22. Điều kiện của tổ chức, cá nhân sản xuất, buôn bán giống cây trồng

1. Tổ chức, cá nhân sản xuất giống cây trồng phải đáp ứng các điều kiện sau đây:

a) Có giống cây trồng hoặc được ủy quyền của tổ chức, cá nhân có giống cây trồng được cấp quyết định công nhận lưu hành hoặc đã tự công bố lưu hành giống cây trồng;

b) Có hoặc thuê địa điểm, cơ sở hạ tầng, trang thiết bị theo tiêu chuẩn quốc gia về phương pháp sản xuất giống cây trồng; trường hợp không có tiêu chuẩn quốc gia thì áp dụng tiêu chuẩn cơ sở.

2. Tổ chức, cá nhân buôn bán giống cây trồng phải có địa điểm giao dịch hợp pháp và bảo đảm truy xuất nguồn gốc lô giống cây trồng.

3. Chính phủ quy định chi tiết Điều này.

    Ngoài ra, Điều 8 nghị định 94/2019/NĐ-CP hướng dẫn về điều kiện sản xuất kinh doanh giống cây trồng như sau:

Điều 8. Quy định chi tiết điều kiện về sản xuất, buôn bán giống cây trồng

Tổ chức, cá nhân sản xuất, buôn bán giống cây trồng phải đáp ứng các điều kiện quy định tại Điều 22 của Luật Trồng trọt và một số quy định chi tiết sau đây:

1. Trước khi buôn bán giống cây trồng, tổ chức, cá nhân có trách nhiệm gửi thông báo qua thư điện tử hoặc gửi trực tiếp hoặc gửi qua đường bưu điện tới Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn nơi buôn bán giống cây trồng các thông tin sau: Địa chỉ giao dịch, tên chủ cơ sở hoặc người đại diện hợp pháp, điện thoại liên hệ để đăng tải trên cổng thông tin điện tử của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn;

2. Tổ chức, cá nhân buôn bán giống cây trồng phải có hồ sơ bảo đảm truy xuất nguồn gốc lô giống cây trồng, gồm: Thông tin về hợp đồng, hóa đơn mua bán lô giống; hồ sơ chất lượng lô giống, nhãn phù hợp quy định tại Điều 10 Nghị định này. Đối với giống cây công nghiệp, cây ăn quả lâu năm phải có thêm thông tin về nguồn vật liệu nhân giống đã sử dụng, tiêu chuẩn công bố áp dụng, số lượng cây, thời gian giao nhận cây.

     Theo đó, tổ chức cá nhân muốn sản xuất, kinh doanh giống cây trồng chỉ cần đáp ứng các điều kiện sau:

  • Có địa điểm, cơ sở hạ tầng, trang thiết bị đạt tiêu chuẩn quốc gia hoặc tiêu chuẩn cơ sở (Nếu không có tiêu chuẩn quốc gia)
  • Có thông tin liên hệ rõ ràng
  • Có giống cây trồng hoặc được ủy quyền của tổ chức, cá nhân có giống cây trồng 

     Tuy nhiên, giống cây trồng phải được cấp quyết định công nhận lưu hành hoặc đã tự công bố lưu hành giống cây trồng.

2.3. Công nhận lưu hành và tự công bố lưu hành giống cây trồng

2.3.1. Yêu cầu về Công nhận lưu hành và tự công bố lưu hành giống cây trồng

     Theo điều 13 luật trồng trọt năm 2018 đã quy định về các yêu cầu đối với việc công nhận lưu hành và công bố lưu hành giống cây trồng như sau:

Điều 13. Yêu cầu chung về việc công nhận lưu hành và tự công bố lưu hành giống cây trồng

1. Giống cây trồng thuộc loài cây trồng chính chỉ được phép sản xuất, buôn bán, xuất khẩu, nhập khẩu sau khi được cấp Quyết định công nhận lưu hành giống cây trồng quy định tại Điều 15 của Luật này hoặc cấp Quyết định công nhận lưu hành đặc cách giống cây trồng quy định tại Điều 16 của Luật này, trừ trường hợp phục vụ nghiên cứu, khảo nghiệm, triển lãm, trao đổi quốc tế hoặc sản xuất hạt lai để xuất khẩu.

2. Giống cây trồng không thuộc loài cây trồng chính chỉ được phép sản xuất, buôn bán, xuất khẩu, nhập khẩu khi tổ chức, cá nhân tự công bố lưu hành giống cây trồng theo quy định tại Điều 17 của Luật này, trừ trường hợp phục vụ nghiên cứu, khảo nghiệm, quảng cáo, triển lãm, trao đổi quốc tế và sản xuất hạt lai để xuất khẩu. Trường hợp tổ chức, cá nhân có nhu cầu đăng ký cấp Quyết định công nhận lưu hành giống cây trồng thì thực hiện theo quy định tại Điều 15 của Luật này hoặc cấp Quyết định công nhận lưu hành đặc cách giống cây trồng thì thực hiện theo quy định tại Điều 16 của Luật này.

3. Tổ chức, cá nhân Việt Nam và tổ chức, cá nhân nước ngoài có văn phòng đại diện, chi nhánh công ty hoạt động trong lĩnh vực giống cây trồng tại Việt Nam có quyền đứng tên đăng ký cấp quyết định công nhận lưu hành hoặc tự công bố lưu hành giống cây trồng.

4. Việc cấp Quyết định công nhận lưu hành giống cây trồng được thực hiện đồng thời với việc cấp Bằng bảo hộ giống cây trồng khi tổ chức, cá nhân đứng tên đăng ký công nhận lưu hành giống cây trồng đề nghị và đáp ứng các điều kiện về bảo hộ giống cây trồng theo quy định của pháp luật về sở hữu trí tuệ.

5. Giống cây trồng thuộc loài cây trồng chính phải được khảo nghiệm do tổ chức khảo nghiệm độc lập được công nhận đủ điều kiện (sau đây gọi là tổ chức khảo nghiệm giống cây trồng) thực hiện trước khi cấp hoặc gia hạn Quyết định công nhận lưu hành giống cây trồng, trừ trường hợp giống cây trồng được cấp Quyết định công nhận lưu hành đặc cách giống cây trồng quy định tại Điều 16 của Luật này. Giống cây cảnh thuộc loài cây trồng chính không phải thực hiện khảo nghiệm theo quy định tại khoản 2 Điều 18 của Luật này.

6. Trong từng thời kỳ, Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành, sửa đổi, bổ sung Danh mục loài cây trồng chính.

    Loài cây trồng chính là loài cây được trồng phổ biến, có tầm quan trọng trong phát triển kinh tế, cần được quản lý chặt chẽ. [caption id="attachment_197301" align="aligncenter" width="505"] Điều kiện sản xuất kinh doanh giống cây trồng[/caption]

2.3.2. Trình tự, thủ tục Công nhận lưu hành và tự công bố lưu hành giống cây trồng

     Thủ tục công nhận công bố lưu hành và tự công bố lưu hành giống cây trồng được quy định tại điều 4 và điều 6 nghị định 94/2019/NĐ-CP, cụ thể:

Điều 4. Hồ sơ, trình tự, thủ tục, thẩm quyền cấp, cấp lại, gia hạn, đình chỉ, phục hồi, hủy bỏ Quyết định công nhận lưu hành giống cây trồng

1. Hồ sơ đề nghị cấp Quyết định công nhận lưu hành giống cây trồng:

a) Văn bản đề nghị cấp Quyết định công nhận lưu hành giống cây trồng theo Mẫu số 01.CN Phụ lục II ban hành kèm theo Nghị định này.

b) Kết quả khảo nghiệm tính khác biệt, tính đồng nhất, tính ổn định của giống cây trồng đề nghị công nhận lưu hành.

c) Kết quả khảo nghiệm giá trị canh tác, giá trị sử dụng của giống cây trồng.

d) Quy trình canh tác của giống do tổ chức, cá nhân đứng tên đăng ký cấp Quyết định công nhận lưu hành giống cây trồng biên soạn.

đ) Bản công bố các thông tin về giống cây trồng do tổ chức, cá nhân đứng tên đăng ký cấp Quyết định công nhận lưu hành giống cây trồng biên soạn theo Mẫu số 02.CN Phụ lục II ban hành kèm theo Nghị định này.

2. Hồ sơ đề nghị cấp lại Quyết định công nhận lưu hành giống cây trồng:

a) Văn bản đề nghị cấp lại Quyết định công nhận lưu hành giống cây trồng theo Mẫu số 03.CN Phụ lục II ban hành kèm theo Nghị định này.

b) Tài liệu chứng minh nội dung thay đổi đối với trường hợp thay đổi thông tin có liên quan đến tổ chức, cá nhân trong Quyết định công nhận lưu hành giống cây trồng.

3. Hồ sơ đề nghị gia hạn Quyết định công nhận lưu hành giống cây trồng:

a) Văn bản đề nghị gia hạn Quyết định công nhận lưu hành giống cây trồng theo Mẫu số 04.CN Phụ lục II ban hành kèm theo Nghị định này.

b) Kết quả khảo nghiệm có kiểm soát quy định tại điểm a khoản 2 Điều 18 của Luật Trồng trọt thực hiện trong vòng một năm tính đến thời điểm nộp hồ sơ gia hạn Quyết định công nhận lưu hành giống cây trồng.

4. Trình tự, thủ tục, thẩm quyền cấp, cấp lại, gia hạn Quyết định công nhận lưu hành giống cây trồng:

a) Trình tự, thủ tục, thẩm quyền cấp Quyết định công nhận lưu hành giống cây trồng: Tổ chức, cá nhân gửi hồ sơ đến Cục Trồng trọt. Trong thời gian 15 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Cục Trồng trọt thẩm định hồ sơ, cấp Quyết định công nhận lưu hành giống cây trồng theo Mẫu số 05.CN Phụ lục II ban hành kèm theo Nghị định này và đăng tải Quyết định, các tài liệu kèm theo trên cổng thông tin điện tử của Cục Trồng trọt. Trường hợp không cấp phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do. Giống cây trồng được phép lưu hành, kể từ ngày ký Quyết định công nhận lưu hành.

b) Trình tự, thủ tục, thẩm quyền cấp lại Quyết định công nhận lưu hành giống cây trồng: Tổ chức, cá nhân gửi hồ sơ đến Cục Trồng trọt. Trong thời gian 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Cục Trồng trọt cấp lại Quyết định công nhận lưu hành giống cây trồng theo Mẫu số 06.CN Phụ lục II ban hành kèm theo Nghị định này và đăng tải Quyết định, các tài liệu kèm theo trên cổng thông tin điện tử của Cục Trồng trọt. Trường hợp không cấp lại phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.

c) Trình tự, thủ tục, thẩm quyền gia hạn Quyết định công nhận lưu hành giống cây trồng: Trong thời hạn 06 tháng trước khi Quyết định công nhận lưu hành hết hiệu lực, tổ chức, cá nhân gửi hồ sơ đến Cục Trồng trọt. Trong thời gian 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Cục Trồng trọt cấp Quyết định gia hạn công nhận lưu hành giống cây trồng theo Mẫu số 07.CN Phụ lục II ban hành kèm theo Nghị định này và đăng tải Quyết định, các tài liệu kèm theo trên cổng thông tin điện tử của Cục Trồng trọt. Trường hợp không gia hạn phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do. Trường hợp tổ chức, cá nhân không nộp hồ sơ đăng ký gia hạn theo quy định tại khoản 3 Điều này thì thực hiện theo quy định tại khoản 1 và điểm a khoản 4 Điều này.

5. Đình chỉ hiệu lực Quyết định công nhận lưu hành giống cây trồng Khi tiếp nhận thông tin về giống cây trồng quy định tại khoản 5 Điều 15 của Luật Trồng trọt, Cục Trồng trọt tổ chức thẩm tra thông tin và ban hành Quyết định đình chỉ lưu hành giống cây trồng khi có đủ bằng chứng vi phạm; đăng tải Quyết định trên cổng thông tin điện tử của Cục Trồng trọt.

6. Phục hồi Quyết định công nhận lưu hành giống cây trồng Giống cây trồng sau khi khắc phục được các vi phạm quy định tại khoản 5 Điều 15 của Luật Trồng trọt và được tổ chức khảo nghiệm xác nhận, tổ chức, cá nhân gửi văn bản đề nghị Cục Trồng trọt phục hồi Quyết định công nhận lưu hành giống cây trồng. Trong thời hạn 10 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được văn bản đề nghị, Cục Trồng trọt tổ chức thẩm định và thông báo việc phục hồi Quyết định công nhận lưu hành giống cây trồng; đăng tải thông tin trên cổng thông tin điện tử của Cục Trồng trọt. Trường hợp không phục hồi hiệu lực phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.

7. Hủy bỏ Quyết định công nhận lưu hành giống cây trồng

a) Trong thời hạn 10 ngày làm việc, kể từ ngày tiếp nhận thông tin vi phạm quy định tại điểm a, d, đ khoản 7 Điều 15 của Luật Trồng trọt, Cục Trồng trọt tổ chức thẩm định thông tin và ban hành Quyết định hủy bỏ Quyết định công nhận lưu hành giống cây trồng theo Mẫu số 08.CN Phụ lục II ban hành kèm theo Nghị định này; đăng tải Quyết định trên cổng thông tin điện tử của Cục Trồng trọt.

b) Trường hợp tiếp nhận thông tin quy định tại điểm b khoản 7 Điều 15 của Luật Trồng trọt, Cục Trồng trọt tổ chức thẩm tra thông tin và ban hành Quyết định hủy bỏ Quyết định công nhận lưu hành giống cây trồng khi có đủ bằng chứng vi phạm; đăng tải Quyết định trên cổng thông tin điện tử của Cục Trồng trọt.

Điều 6. Hồ sơ, trình tự, thủ tục tự công bố lưu hành giống cây trồng

1. Hồ sơ tự công bố lưu hành giống cây trồng:

a) Bản tự công bố lưu hành giống cây trồng theo Phụ lục IV ban hành kèm theo Nghị định này.

b) Quy trình canh tác của giống do tổ chức, cá nhân tự công bố lưu hành giống cây trồng biên soạn.

c) Bản công bố các thông tin về giống cây trồng theo Mẫu số 02.CN Phụ lục II ban hành kèm theo Nghị định này.

2. Trình tự, thủ tục tự công bố lưu hành giống cây trồng:

a) Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ của tổ chức, cá nhân tự công bố lưu hành giống cây trồng, Cục Trồng trọt đăng tải trên cổng thông tin điện tử của Cục Trồng trọt. Tổ chức, cá nhân được sản xuất, kinh doanh giống cây trồng sau khi thông tin được đăng tải trên cổng thông tin điện tử của Cục Trồng trọt.

b) Trường hợp hồ sơ không đầy đủ theo quy định tại khoản 1 Điều này, Cục Trồng trọt thông báo bằng văn bản cho tổ chức, cá nhân và nêu rõ lý do.

     Như vậy, tùy thuộc vào loại giống cây trồng mà tổ chức, cá nhân cần xin cấp quyết định công nhận lưu hành hoặc tự công bố lưu hành giống cây trồng dự định sản xuất, kinh doanh.

     Bài viết tham khảo:

     Để được tư vấn chi tiết về Điều kiện sản xuất kinh doanh giống cây trồng, quý khách vui lòng liên hệ tới tổng đài tư vấn pháp luật đất đai 24/7: 19006500  để được luật sư tư vấn hoặc gửi câu hỏi về địa chỉ Gmail: [email protected] Chúng tôi sẽ giải đáp toàn bộ câu hỏi của quý khách một cách tốt nhất!

    Luật Toàn Quốc xin chân thành cảm ơn./.

Chuyên viên: Văn Chung

Tư vấn miễn phí gọi: 1900 6178