Điều kiện khởi kiện vụ án dân sự theo quy định của pháp luật hiện hành
16:57 29/11/2017
Điều kiện khởi kiện vụ án dân sự theo quy định của pháp luật hiện hành, Nếu sự việc đã được Tòa án hoặc cơ quan nhà nước có thẩm quyền của Việt Nam ...
- Điều kiện khởi kiện vụ án dân sự theo quy định của pháp luật hiện hành
- Điều kiện khởi kiện vụ án dân sự
- Tin tức tổng hợp
- 19006500
- Tác giả:
- Đánh giá bài viết
Điều kiện khởi kiện vụ án dân sự theo quy định của pháp luật hiện hành
Câu hỏi của bạn:
Kính chào Công ty Luật Toàn Quốc: Xin quý công ty luật cho biết để khởi kiện một vụ án dân sự phả đáp ứng được các điều kiện gì ?. Tôi xin cám ơn công ty
Câu trả lời của Luật sư:
Chào bạn! Cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi đề nghị tư vấn luật đến Phòng tư vấn luật qua email- Luật Toàn Quốc. Chúng tôi xin đưa ra quan điểm tư vấn như sau:
Căn cứ pháp lý:
Nội dung tư vấn: Điều kiện khởi kiện vụ án dân sự theo quy định của pháp luật hiện hành
1. Điều kiện khởi kiện vụ án dân sự phải đáp ứng được điều kiện về chủ thể
Để khởi kiện vụ án dân sự, chủ thể khởi kiện phải có quyền khởi kiện và có đủ năng lực hành vi tố tụng dân sự. Đây là điều kiện đầu tiên phải xác định khi đương sự thực hiện việc khởi kiện (điểm a khoản 1 Điều 192 BLTTDS năm 2015). Người khởi kiện phải là người có quyền, lợi ích hợp pháp về dân sự, hôn nhân gia đình, kinh doanh thương mại, lao động, đất đai, nhà ở (sau đây gọi tắt là dân sự). Về nguyên tắc, quyền, lợi ích hợp pháp về dân sự chỉ có được khi chủ thể tham gia vào quan hệ pháp luật nội dung: quan hệ dân sự, hôn nhân gian đình, kinh doanh thương mại, lao động, đất đai, nhà ở (viết tắt là quan hệ dân sự). Chủ thể không có quyền, lợi ích dân sự, không có quyền khởi kiện trừ một số trường hợp ngoại lệ theo quy định của pháp luật. Tuy nhiên, mặt dù người khởi kiện có quyền, lợi ích dân sự nhưng quyền, lợi ích đó không hoặc chưa bị xâm phạm thì cũng chưa đủ điều kiện khởi kiện vụ án dân sự.
Về nguyên tắc, chỉ có cá nhân, cơ quan, tổ chức có quyền, lợi ích bị xâm phạm mới có quyền khởi kiện để yêu cầu Tòa án bảo vệ quyền lợi của mình. Bên cạnh đó, để bảo vệ quyền hay lợi ích hợp pháp của người khác hoặc bảo vệ lợi ích công cộng, lợi ích của Nhà nước thuộc lĩnh vực phụ trách, trong một số trường hợp đặc biệt, pháp luật quy định quyền khởi kiện của các cá nhân, cơ quan, tổ chức gồm: Cơ quan quản lý nhà nước về gia đình, cơ quan quản lý nhà nước về trẻ em, Hội Liên hiệp phụ nữ Việt Nam trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình có quyền khởi kiện trong trường hợp cần bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của người khác.
[caption id="attachment_62964" align="aligncenter" width="336"] Điều kiện khởi kiện vụ án dân sự[/caption]
2. Điều kiện khởi kiện vụ án dân sự phải đáp ứng được điều kiện là vụ án phải thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án
Tòa án chỉ thụ lý vụ án dân sự đối với những tranh chấp thuộc thẩm quyền giải quyết của mình. Cụ thể: Vụ án mà chủ thể khởi kiện thuộc phạm vi thẩm quyền giải quyết của Tòa án quy định tại các Điều 26, 28, 32 BLTTDS năm 2015; Vụ việc được khởi kiện phải đúng với cấp Tòa án có thẩm quyền quy định tại các Điều 35, 36, 37, 38 BLTTDS năm 2015; Vụ việc được khởi kiện đúng thẩm quyền của Tòa án theo lãnh thổ quy định tại Điều 39 BLTTDS năm 2015; Trường hợp người khởi kiện có quyền lựa chọn Tòa án theo quy định tại Điều 40 BLTTDS năm 2015 thì yêu cầu đương sự cam kết không khởi kiện tại các Tòa án khác. Nếu do thỏa thuận lựa chọn tòa án giải quyết thì phải kiểm tra tính hợp pháp của thỏa thuận; Đối với những việc pháp luật quy định phải yêu cầu cơ quan khác giải quyết trước thì chủ thể khởi kiện chỉ được khởi kiện vụ án khi các cơ quan hữu quan đã giải quyết mà họ không đồng ý với việc giải quyết của cơ quan đó.
Khi xác định thẩm quyền, Tòa án cũng phải xác định đó là loại tranh chấp nào (dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh thương mại hay lao động…) để vào sổ thụ lý loại án đúng với quy định. Việc xác định này có ý nghĩa rất lớn khi xác định các quy phạm pháp luật nội dung để áp dụng. Chẳng hạn, nếu đó là tranh chấp đất đai thì sẽ áp dụng các quy định trong Luật Đất đai, Bộ luật dân sự để giải quyết hoặc nếu tranh chấp về kinh doanh, thương mại thì sẽ áp dụng Luật Thương mại, Luật Doanh nghiệp để giải quyết.
3. Điều kiện khởi kiện vụ án dân sự phải đáp ứng được điều thời hiệu khởi kiện
Thời hiệu khởi kiện là thời hạn mà các chủ thể có quyền khởi kiện được quyền yêu cầu tòa án giải quyết các tranh chấp dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh, thương mại, lao động để bảo vệ quyền, lợi ích bị xâm phạm. Hết thời hạn đó thì chủ thể khởi kiện mất quyền khởi kiện, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác. Theo quy định tại Điều 185 BLTTDS năm 2015, riêng đối với yêu cầu hoàn trả lại tài sản thuộc sở hữu nhà nước, yêu cầu bảo vệ quyền nhân thân thì không áp dụng thời hiệu khởi kiện. Quy định thời hiệu khởi kiện góp phần quan trọng vào việc ổn định các quan hệ kinh tế - xã hội, hạn chế việc lạm dụng quyền khởi kiện. Tùy thuộc vào tính chất của mỗi loại tranh chấp mà pháp luật quy định thời hiệu khởi kiện.
Trên thực tế có nhiều nguyên nhân khách quan mà việc khởi kiện không được thực hiện trong thời hạn quy định. Để đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp của họ, pháp luật quy định không tính vào thời hiệu khởi kiện khoảng thời gian xảy ra sự kiện bất khả kháng; trở ngại khách quan; người có quyền khởi kiện chưa thành niên, bị mất năng lực hành vi dân sự, bị hạn chế năng lực hành vi dân sự mà chưa có người đại diện; người đại diện của họ bị chết mà chưa có người thay thế hoặc vì lý do chính đáng khác mà không thể tiếp tục đại diện (Điều 186 BLTTDS năm 2015).
4. Điều kiện khởi kiện vụ án dân sự phải đáp ứng được điều sự việc chưa được giải quyết bằng một bản án hay quyết định có hiệu lực pháp luật của Tòa án hoặc quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền, trừ trường hợp có quy định khác của pháp luật.
Nếu sự việc đã được Tòa án hoặc cơ quan nhà nước có thẩm quyền của Việt Nam giải quyết bằng một bản án hay quyết định đã có hiệu lực pháp luật thì đương sự không được khởi kiện lại đối với vụ án đó nữa, trừ những trường hợp: Bản án, quyết định của tòa án bác đơn xin ly hôn; Yêu cầu xin thay đổi nuôi con, thay đổi mức cấp dưỡng, mức bồi thường thiệt hại; Yêu cầu thay đổi người quản lý di sản, thay đổi người giám hộ; Vụ án đòi tài sản, đòi tài sản cho thuê, cho mượn, đòi nhà, đòi quyền sử dụng đất cho thuê, cho mượn, cho ở nhờ mà Tòa án chưa chấp nhận yêu cầu; Các trường hợp khác theo quy định của pháp luật.
Ngoài ra, khi có quyết định đình chỉ giải quyết vụ án dân sự, đương sự không có quyền khởi kiện yêu cầu Tòa án giải quyết lại vụ án dân sự đó, nếu việc khởi kiện vụ án sau không có gì khác với vụ án trước về nguyên đơn, bị đơn và quan hệ pháp luật có tranh chấp, trừ trường hợp quy định tại khoản 3 Điều 192, điểm c khoản 1 Điều 217 của Bộ luật này và các trường hợp khác theo quy định của pháp luật (Khoản 1 Điều 193 BLTTDS năm 2015) thì đương sự có quyền khởi kiện lại.
Ngoài ra bạn có thể tham khảo một số bài viết sau:
Để được tư vấn chi tiết về Điều kiện khởi kiện vụ án dân sự theo quy định của pháp luật hiện hành quý khách vui lòng liên hệ tới tổng đài tư vấn pháp luật dân sự 24/7: 19006500 để được tư vấn chi tiết hoặc gửi câu hỏi về Email: [email protected]. Chúng tôi sẽ giải đáp toàn bộ câu hỏi của quý khách một cách tốt nhất. Luật Toàn Quốc xin chân thành cảm ơn./.