• Đoàn luật sư Thành phố Hà Nội
  • Công ty Luật TNHH Toàn Quốc
  • MST: 0108718004

Luật sư tư vấn gọi: 1900 6500

Dịch vụ tư vấn trực tiếp: 0918243004

Điều kiện hoạt động đối với lĩnh vực khai thác thủy sản ... Tàu cá được cấp Giấy chứng nhận đăng ký tàu cá khi có đủ các điều kiện sau: ...

  • Điều kiện hoạt động đối với lĩnh vực khai thác thủy sản
  • khai thác thủy sản
  • Pháp luật doanh nghiệp
  • 19006500
  • Tác giả:
  • Đánh giá bài viết

 ĐIỀU KIỆN HOẠT ĐỘNG ĐỐI VỚI LĨNH VỰC KHAI THÁC THỦY SẢN

Kiến thức của bạn:

     Điều kiện hoạt động đối với lĩnh vực khai thác thủy sản

Kiến thức của luật sư:

Cơ sở pháp lý

  • Luật doanh nghiệp 2014
  • Điều 3,4,5 Nghị định 59/2005/NĐ-CP.
  • Chương III Nghị định 52/2010/NĐ-CP.
  • Điều 1 Nghị định 14/2009/NĐ-CP.
  • Nghị định 66/2005/NĐ-CP.
  • Mục II Thông tư 02/2006/TT-BTS.
  • Quyết định 96/2007/QĐ-BNN.
  • Điều 5 Quy chế ban hành kèm theo Quyết định 10/2006/QĐ-BTS.
  • Quyết định 77/2008/QĐ-BNN

 Nội dung tư vấn      Điều 3 Nghị định 59/2005/NĐ-CP quy định:

Điều 3. Khai thác thuỷ sản là ngành nghề phải có giấy phép

Tổ chức, cá nhân khai thác thuỷ sản trên các vùng biển và các vùng nước tự nhiên khác của Việt Nam phải có giấy phép khai thác thuỷ sản do cơ quan quản lý Nhà nước có thẩm quyền cấp.

     1. Giấy phép khai thác thủy sản trong vùng biển Việt Nam

     1.1 Có Giấy chứng nhận đăng ký tàu cá hoặc Giấy xác nhận đăng ký tàu cá theo hướng dẫn của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn. Tàu cá được cấp Giấy chứng nhận đăng ký tàu cá khi có đủ các điều kiện sau:

  • Phù hợp với chủ trương phát triển tàu cá của ngành thuỷ sản.
  • Chủ tàu cá phải cam kết không sử dụng tàu vào các mục đích khác trái pháp luật.
  • Không còn mang số đăng ký tàu nào khác.
  • Đã hoàn tất việc đăng kiểm.
  • Nếu là tàu cá nhập khẩu thì không được quá 8 tuổi đối với tàu vỏ gỗ và 15 tuổi đối với tàu vỏ bằng vật liệu khác; điều kiện đăng ký tàu cá nhập khẩu:
    • Tàu cá đã được đưa về Việt Nam.
    • Người nhập khẩu đã hoàn tất thủ tục nhập khẩu.
    • Người nhập khẩu đã nộp đầy đủ các khoản thuế theo quy định của pháp luật Việt Nam (trừ trường hợp tàu cá được đăng ký tạm thời).
    • Tàu cá đã được cơ quan Đăng kiểm tàu cá Việt Nam có thẩm quyền cấp Sổ đăng kiểm và các Biên bản kiểm tra an toàn kỹ thuật có liên quan theo quy định của pháp luật Việt Nam.
  • Tàu cá thuộc tổ chức, cá nhân nước ngoài phải có trụ sở thường trú tại Việt Nam và phải được Chính phủ Việt Nam cho phép.
[caption id="attachment_16441" align="aligncenter" width="300"]Khai thác thủy sản Khai thác thủy sản[/caption]

     1.2. Giấy chứng nhận an toàn kỹ thuật tàu cá: Có Giấy chứng nhận an toàn kỹ thuật tàu cá đối với loại tàu cá được quy định tại điểm a khoản 1 Điều 10 của Nghị định 66/2005/NĐ-CP (tàu cá lắp máy có tổng công suất máy chính từ 20 sức ngựa trở lên hoặc không lắp máy có chiều dài đường nước thiết kế từ 15 mét trở lên) và phải còn thời hạn sử dụng.

     1.3. Sổ danh bạ thuyền viên: Có Sổ danh bạ thuyền viên đối với tàu cá hoạt động tại các tuyến khai thác được quy định tại khoản 3 Điều 12 của Nghị định 66/2005/NĐ-CP (Thuyền viên trên các tàu cá hoạt động ở tuyến lộng (gần bờ) và khơi (xa bờ) phải có tên trong sổ danh bạ thuyền viên).

     1.4. Thuyền trưởng, máy trưởng đối với loại tàu cá theo quy định của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phải có văn bằng, chứng chỉ thuyền trưởng, máy trưởng.

     1.5. Có nghề khai thác và ngư cụ khai thác phù hợp với quy định của Bộ Thủy sản và quy định của UBND cấp tỉnh đã được sự đồng ý của Bộ Thủy sản. Bộ Thủy sản quy định:

  • Không được sử dụng ngư cụ khai thác thủy sản có kích thước mắt lưới nhỏ hơn quy định tại Phụ lục 2, Phụ lục 3 của Thông tư 02/2006/TT-BTS.
  • Phương tiện làm các nghề khai thác thủy sản kết hợp ánh sáng phải thực hiện quy định về việc sử dụng nguồn sáng trong khai thác thủy sản như sau:
    • Tại tuyến bờ: tổng công suất các cụm chiếu sáng của mỗi đơn vị khai thác không được vượt quá 200W với nghề rớ (vó cất lưới bằng trục quay tay), 500W với nghề câu mực.
    • Tại tuyến lộng: tổng công suất các cụm chiếu sáng của mỗi đơn vị khai thác làm các nghề lưới vây, vó, mành, câu mực, pha xúc không được vượt quá 5.000W; công suất của mỗi bóng đèn dùng trong nghề pha xúc không được vượt quá 2000W và vị trí lắp đặt đèn pha phải cách mặt nước trên 1,2m.
    • Tại tuyến khơi: chưa quy định hạn chế tổng công suất các cụm chiếu sáng và giới hạn công suất của mỗi bóng đèn; Khoảng cách giữa điểm đặt cụm sáng với cụm chà rạo hoặc nghề cố định không được dưới 500m.

     1.6. Ngoài các điều kiện nêu trên còn phải có Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh khai thác thủy sản theo quy định tại khoản 1 Điều 17 Luật Thủy sản (Tổ chức, cá nhân khai thác thuỷ sản được cấp Giấy phép khai thác thuỷ sản phải có các điều kiện sau đây: Có đăng ký kinh doanh khai thác thuỷ sản)

     2. Điều kiện khai thác thuỷ sản ở ngoài vùng biển Việt Nam:

     2.1. Đối với tàu cá:

  • Tàu cá có đủ tiêu chuẩn vùng hoạt động hạn chế cấp I hoặc cấp không hạn chế. Trường hợp hoạt động tại vùng biển của quốc gia thuộc khu vực Đông Nam Á thì tàu cá phải có đủ tiêu chuẩn vùng hoạt động hạn chế cấp II trở lên.
  • Đã được đăng ký, đăng kiểm. Giấy chứng nhận an toàn kỹ thuật tàu cá phải còn thời gian hiệu lực ít nhất là 3 tháng.
  • Trang bị đầy đủ các thiết bị an toàn cho người và tàu cá, thông tin liên lạc tương ứng với vùng biển hoạt động theo quy định pháp luật.
  • Có đủ biên chế thuyền viên theo quy định pháp luật.

     2.2. Đối với thuyền viên và người làm việc trên tàu cá:

  • Thuyền trưởng, máy trưởng phải có bằng hoặc chứng chỉ thuyền trưởng, máy trưởng do cơ quan có thẩm quyền cấp.
  • Có bảo hiểm thuyền viên.
  • Có sổ thuyền viên tàu cá hoặc chứng chỉ nghiệp vụ thuyền viên tàu cá.

     2.3. Đối với tổ chức, cá nhân đưa tàu cá đi khai thác ở vùng biển của quốc gia hoặc lãnh thổ khác phải đáp ứng các điều kiện quy định đối với tàu cá, đối với thuyền viên, người làm việc trên tàu cá và các điều kiện sau:

  • Có hợp đồng hợp tác khai thác thủy sản với tổ chức, cá nhân của quốc gia hoặc vùng lãnh thổ có biển, được cơ quan có thẩm quyền của quốc gia hoặc vùng lãnh thổ có biển đó chấp thuận hoặc theo nội dung của Hiệp định hợp tác nghề cá giữa quốc gia và vùng lãnh thổ có biển với nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
  • Thuyền viên trên tàu phải có hộ chiếu phổ thông.
  • Trên tàu hoặc cùng một nhóm tàu phải có ít nhất 01 người biết tiếng Anh hoặc ngôn ngữ thông dụng của quốc gia, vùng lãnh thổ mà tàu cá đến khai thác.
  • Đáp ứng được điều kiện khác theo quy định của pháp luật nước sở tại (nếu có).

     2.4. Đối với tổ chức, cá nhân tổ chức đưa tàu cá đi khai thác ở vùng biển của quốc gia hoặc lãnh thổ khác phải đáp ứng các điều kiện sau:

  • Có hợp đồng hợp tác khai thác thủy sản với tổ chức, cá nhân của quốc gia hoặc vùng lãnh thổ có biển, được cơ quan có thẩm quyền của quốc gia hoặc vùng lãnh thổ có biển đó chấp thuận hoặc theo nội dung của Hiệp định hợp tác nghề cá giữa quốc gia hoặc vùng lãnh thổ khác với nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
  • Đáp ứng các điều kiện về tàu cá, thuyền viên và người làm việc trên tàu quy định tại Khoản 1, Khoản 2 Điều 6 Nghị định 33/2010/NĐ-CP (đã được sửa đổi tại khoản 3 Điều 1 Nghị định 53/2012/NĐ-CP);
  • Đáp ứng các điều kiện khác theo quy định pháp luật nước sở tại (nếu có).

     Luật Toàn Quốc mong là những gì chúng tôi tư vấn nêu trên sẽ giúp cho quý khách có thêm những kiến thức tốt nhất về lĩnh lực vực pháp luật. Còn bất cứ vướng mắc gì quý khách vui lòng liên hệ Tổng đài tư vấn luật doanh nghiệp miễn phí 24/7: 19006500 để gặp luật sư tư vấn trực tiếp và yêu cầu cung cấp dịch vụ hoặc gửi qua Email: lienhe@luattoanquoc.com

     Chúng tôi xin chân thành cảm ơn sự đồng hành của quý khách. 

     Trân trọng!.                                                                                                       

     Liên kết tham khảo:

Tư vấn miễn phí gọi: 1900 6178